Khê là gì hán việt

Vì entry số 1 cùng chủ đề đã khá nặng, khó sử dụng khi comment tiếp, nên mở entry thứ 2 ở đây, để tiếp tục luận bàn về "nghiêu khê/nhiêu khê".

Đúng là bàn về "nhiêu khê" có khác, có vẻ đang "nhiêu khê" mất rồi ! Nhưng đành thế, chẳng có cách nào khác để tránh sự "nhiêu khê". Chúng ta cần cùng nhau dọn cái mối nhiêu khê đi, để nó không còn di chứng gây nhiêu khê nữa về sau này.

Để có thể cùng góp vui ở entry số 2 này, mời các bạn quan tâm vào đọc trước entry 1, ở đây.

Mục đích của entry số 2 này sẽ là:

– Nghĩa gốc của "nghiêu khê/nhiêu khê" trong chữ Hán là gì ? Nghĩa đó đã biến đổi như thế nào khi vào tiếng Việt.

– Liên quan với điều trên, vậy "nghiêu khê/nhiêu khê" trong tiếng Việt vốn xuất phát là chữ nào trong 4 chữ sau [giả định chúng là dị thể của nhau]: 蹺蹊/蹺奇/ 蹺欹/ 嶢崎.

Các vấn đề khác sẽ bàn ở một entry khác [nếu điều này thực sự cần].

Chú ý đầu tiên: để xác định "nghiêu khê/nhiêu khê" có mặt chữ chính là 蹺蹊 thì các bác Nguyễn Cung Thông, Nam Long, và tôi, đã phải qua một ít bàn qua luận lại ở entry 1, mà không phải "tự dưng" nó ra như vậy.

Trang từ điển có chữ 嶢崎 dạng giản thể, do bác Trần Quang Đức đưa lên

[Cổ đại Hán ngữ từ điển, Thương vụ ấn thư quán, bản năm 2002]

 

Theo bác Đức thì:

"Tôi thấy mọi người đang tranh luận về cách đọc chuẩn của hai từ nhiêu khê/ nghiêu khê, trong khi đã mặc định rằng cách chú chữ Hán蹺蹊 của từ này là chuẩn xác. Trong khi đó, từ này vốn là một từ láy, Tàu gọi là ‘連綿詞 hoặc 聯綿詞’ [Liên miên từ]. Từ láy trong tiếng Hán thường là những từ không thể đoán định ý nghĩa dựa vào mặt chữ viết [tự dạng],  cho nên bản thân chúng tồn tại rất nhiều dị thể, và với mỗi dị thể nhiều khi lại được đọc với cách đọc khác nhau. Điển hình là từ委迤 /ủy dĩ/ biểu thị sự quanh co, với một loạt các dị thể là委佗 /ủy đà/,委蛇 /ủy xà/, 委移/ủy di/, 旖施 /y di/. [Trong trường hợp này, /xà/ và /đà/ đều phải đọc là /di/.] Ngoài ra còn có trường hợp踌躇 /trù tr/,踟蹰 /trì trù/;婆娑/bà sa/, 蹒跚 /bàn san/…

Với trường hợp 蹺蹊, từ này có hai dị thể [không tính sự đảo lộn thứ tự các chữ], đó là 蹺欹嶢崎, cùng biểu đạt ý nghĩa “kỳ quái, đáng ngờ, ly kỳ”, ngoài ra 嶢崎 còn có nghĩa là ‘vòng vèo, lòng vòng’ [Xem Cổ đại Hán ngữ từ điển của Thương Vụ Ấn Thư Quán in năm 2002]. Tôi nghĩ chúng ta sẽ không khó chứng minh mối dây liên hệ về mặt ngữ nghĩa giữa những từ này với từ nhiêu khê, nghiêu khê trong tiếng Việt. Vấn đề cần chứng minh chẳng qua là từ nào có liên hệ gần gụi nhất với cách đọc /nghiêu khê/, /nhiêu khê/ trong tiếng Việt mà thôi. "

[lược bỏ một đoạn — đoạn này sẽ trở lại khi cần thiết]

Như vậy vào thời Đường các từ 蹺欹, 嶢崎 có âm đọc là /khiêu khê/ và /nghiêu khê/. Điều này chứng tỏ, âm đọc /nghiêu khê/ trong tiếng Việt chuẩn xác hơn và có trước âm đọc /nhiêu khê/. /Nhiêu khê/ là một biến thể của /nghiêu khê/ trong nội bộ tiếng Việt? do quá trình ngạc hóa, biến /ng-/ thành /nh-/. "

 

Tạm gác vấn đề biến đổi ngữ âm sang một bên đã, bây giờ nói về ngữ nghĩa, thì tôi đặc biệt quan tâm đến gợi ý sau của bác Đức:

"ngoài ra 嶢崎 còn có nghĩa là ‘vòng vèo, lòng vòng’ ".

Vầy thì:

– Phải chăng 嶢崎 chính thực là một dạng dị thể của 蹺蹊 ? Cái này là điều đã được các tự điển, từ điển Trung Quốc ghi nhận, hay là một liên tưởng của riêng bác Đức ?

– Phải chăng nghĩa hiện dùng của từ "nghiêu khê/nhiêu khê" trong tiếng Việt [tiếng Việt hiện hành thì là "nhiêu khê"] có gốc từ  chữ 嶢崎 này ? 

 

Vấn đề tưởng "nhiêu khê", nhưng thực ra chỉ rất nhỏ, rất bé. 

Mọi việc sẽ giải quyết khi chúng ta chứng minh được một cách trực tiếp [không theo cách "lòng vòng" hay "nhiêu khê/nghiêu khê"] rằng:  嶢崎 chính là một dị thể của  蹺蹊 [bên cạnh 2 dị thể khác đã được các tự điển Trung Quốc ghi nhận: 蹺奇/ 蹺欹], hay đúng hơn là hai chữ 嶢崎/蹺蹊 này có thể dùng hoán đổi cho nhau được.  

 

Cũng có thể 嶢崎 trong chữ Hán mới chính thực là gốc của "nghiêu khê/nhiêu khê" trong tiếng Việt, mà không phải là chữ  蹺蹊 như đã tạm thống nhất ở entry 1. Nếu thế thì, 嶢崎 và 蹺蹊 là hai chữ khác nhau, chúng không có quan hệ dị thể với nhau.

Bạn đang xem: Top 15+ Khê Tiếng Hán Việt Nghĩa Là Gì

Thông tin và kiến thức về chủ đề khê tiếng hán việt nghĩa là gì hay nhất do Truyền hình cáp sông thu chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Khe trong tiếng Trung là gì?

Khe dịch là Khê 溪. Ví dụ: Khe Sanh [Hướng Hóa, Vĩnh Linh] dịch là Khê San 溪山; Khe Mo [Đồng Gia, Thái Nguyên] dịch là Khê Mô 溪模;…

Suối trong tiếng Hán Việt là gì?

Suối: 溫泉 Suối nước nóng; 淚如泉涌 Nước mắt trào ra như suối; 崑山有泉 Núi Côn sơn có suối [Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca];

Chủ Đề