Khi bị màn độ pH trong đất như thế nào

 TĂNG ĐỘ pH CỦA ĐẤT NHƯ THẾ NÀO

Nhiều người trồng cây đang phải đối mặt với một vấn đề đó là độ pH của đất thấp hoặc giá thể trồng cây. Một vài loại đất có tính axit là do tự nhiên, hoặc trong trường hợp khác thì độ pH thấp là kết quả của việc kéo dài và cường độ mạnh của phân bón và hệ thống tưới nước, tưới phân tự động do vậy cần các biện pháp tăng độ pH của đất.

Độ pH thấp dưới 5.5 dẫn đến kết quả là sản lượng giảm và cây trồng bị phá hủy. Trong điều kiện độ pH đất thấp, những vi chất dinh dưỡng có sẵn như mangan, nhôm và ion tăng mạnh và dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc vi chất dinh dưỡng này.

Ngược lại, độ pH đất thấp , những chất dinh dưỡng có sẵn khác như K [kali], Ca [canxi], Mg [magie] giảm và điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất này.

Độ Ph của đất ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ.

Đối với cây trồng trong giá thể, việc thay đổi độ pH nhanh hơn nhiều so với tăng độ pH của đất. Mặc dù trên nhiều giá thể có sự khác nhau về độ pH nền và pH bắt đầu. Những tác động của phân bón và hệ thống tưới lên độ pH của đất có thể to lớn.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHUNG DẪN ĐẾN ĐỘ pH THẤP

Trước khi sử dụng những nguyên liệu để tăng độ pH của đất, phải chắc chắn rằng độ pH thấp không phải do chế độ bón phân gây ra. Thường thì sự điều chỉnh như chế độ bón phân có thể tăng độ pH của đất.

Đây là một điều đặc biệt đúng cho giá thể trồng cây: tỷ lệ amoni/ nitrate là một nhân tố lớn có thể quyết định độ pH của giá thể và nó thể được điều chỉnh bởi việc áp dụng phân bón thích hợp.

Ở đất, việc bón phân quá nhiều cùng với phân bón có chứa bazo amoni hoặc những phân bón có dạng amoni [đạm ure] có thể làm cho độ pH của đất thấp hơn.

Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ.

Những nhân tố khác ảnh hưởng đến độ pH của đất bao gồm:

Nguyên liệu gốc-do kết cấu đất ban đầu có độ pH thấp .

Lượng mưa – Đất ở những nơi có lượng mưa lớn thì acid dễ hình thành hơn ở những nơi có đất khô

Chất hữu cơ trong đất – những sinh vật trong đất thì đang tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ trong đất. Kết quả cuối của những hoạt động đó là H+ được giải phóng và đất bắt đầu có tính axit nhiều hơn.

Thảm thực vật bản địa-Các thảm thực vật bản địa mà theo đó độ pH của các loại đất cũng bị ảnh hưởng. Những loại đất hình thành dưới thảm thực vật thường có tính axit hơn.

Phân bón – có thể do nguyên liệu phân bón chứa nhiều thành phần tạp chất, hoặc H+ tăng tính axit của đất làm pH đất giảm. Do đó, nên sử dụng các loại phân bón nhập khẩu để giảm hàm lượng tạp chất.

TĂNG ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG CÁCH SỬ DỤNG VÔI

Ở trong đất, phần lớn kỹ thuật thông thường để tăng độ pH của đất là sử dụng vôi nông nghiệp. Tính hòa tan của vôi thì tương đối thấp. Nếu sử dụng vôi nông nghiệp để tăng độ pH của đất cho bề mặt đất thì chúng chỉ luôn luôn tác động đến tầng đất trên, mà không thể đi sâu thêm vài cm nào.

Do đó, để tăng độ pH toàn bộ vùng rễ của vôi, chúng ta có thể sử dụng nước vôi trong.

Tăng độ pH của đất bằng các rải vôi

Ở giá thể trơ, vôi có thể hợp nhất với giá thể cây trồng và quá trình này luôn khó khăn . Sau khi cây con được trồng mới xử lý thì việc sử dụng vôi rất phức tạp, bởi vì vôi chỉ có thể sử dụng trên mỗi bồn trồng hoặc mỗi loại cây trồng . Trở lại vấn đề đó là do tính hòa tan của vôi thấp , nó không thể sử dụng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.

TĂNG ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KALI CACBONATE

Không giống như vôi, kali cacbonate có khả năng hòa tan cao hơn và cho nên có thể sử dụng cho tưới nhỏ giọt . Do nó có tính hòa tan cao , kali cacbonate có thể dễ dàng phân bổ khắp bộ rễ cùng với hệ thống tưới nước và đạt đến độ sâu của đất.

Ở cả đất và giá thể, phản ứng hóa học của kali cacbonate có thể nhanh chống tác động đến bộ rễ, vì vậy tăng độ pH của đất ở bộ rễ rất dễ dàng.

Hệ thống tưới nước có một sức chứa ổn định thấp [lượng bicacbonate thấp] nên phải nhanh chóng giảm độ pH ở giá thể. Trong trường hợp này, và đặc biệt nhất là khi sử dụng giá thể trơ, sự sụt giảm độ pH có thể xuất hiện một vấn đề liên tiếp

Sử dụng kali cacbonate định kỳ, hoặc thậm chí là thường xuyên , như một phần của quá trình bón phân, có thể ngăn chặn sự sụt giảm pH.

Kali cacbonate như một loại phân bón.

Kali cacbonate cũng góp phần đưa kali vào lượng chất dinh dưỡng trong hệ thống tưới nước.

Bởi vậy, kali cacbonate có thể được xem như một loại phân bón và sự dóng góp K của chính nó là đáng suy nghĩ.

Khi sử dụng kali cacbonate thông qua hệ thống tưới nước, nó rất quan trọng trong việc giữ độ pH dưới 7 để tránh sự cản trợ của bộ phát xạ.

Đôi khi, những người trồng cây cần tăng dung tích buffer của hệ thống tưới nước, trong khi giữ cho độ pH đủ thấp. Trong trường hợp nay, hệ thống tưới nước có thể được thêm kali cacbonate và tại thời điểm đó để mà axit nước. Axit sẽ trung hòa một vài ion cacbonate trong khi mức độ pH vẫn sẽ đủ thấp để ngăn chặn sự cản trọ của bộ phát xạ.

Nguồn: smart-fertilizer.com

Dịch lược: phanbonnhapkhau.com

Đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với từng loại đất khác nhau tương ứng với độ pH khác nhau. Chính vì thế việc xác định các chỉ tiêu đất, đặt biệt là kiểm tra độ pH thường xuyên là điều vô cùng quan trọng mà người trồng cần nắm được. 

Bên cạnh việc xác định được chính xác độ pH trong môi trường đất thì việc xác định “Các yếu tố chính làm thay đổi độ pH trong đất” sẽ góp phần cải thiện được triệt để độ pH trong đất. 

Tầm quan trọng của việc đo pH của đất

Việc xác định pH đất phù hợp và chính xác là điều cần thiết để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho cây trồng cũng như năng suất của mùa vụ. Độ pH trong đất phù hợp sẽ góp phần hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây. 
Một khi đã xác định được độ pH trong đất thì người trồng cần sử dụng các chất hỗ trợ như là phân bón và các chất điều chỉnh pH đất phù hợp cho cây sinh trưởng. 

Những yếu tố ảnh hưởng tới pH đất

- Ở những nơi có khí hậu khô cằn hoặc vùng bị hạn hán thì đất sẽ mang nhiều tính kiềm hơn. Nguyên nhân là do đất thiếu nước, nồng độ khoáng và muối cao hơn làm tăng giá trị pH. - Tác động của nước: Khi nước tiếp xúc với vật đang phân huỷ trong đất cũng có thể làm giảm độ pH, vì việc phân huỷ các chất sẽ góp phần sinh ra cacbon dioxit, khi chất này kết hợp với nước thì axit sẽ hình thành. - Sự thay đổi của các yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh nắng và thời tiết sẽ ảnh hưởng đến pH đất. Lượng mưa nhiều sẽ làm trôi khá nhiều chất dinh dưỡng ra khỏi đất như: canxi cacbonat, là chất mang tính kiềm do đó khi những chất này trôi khỏi đất, đất sẽ trở nên axit hơn

Thời tiết và Khí hậu


Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pH của đất nhưng một số yếu tố chính có thể kể đến như: thời tiết và khí hậu, cây trồng, các loại phân bón sử dụng và chất dinh dưỡng sẵn có.

Cây trồng - Cây trồng bản địa và hệ sinh thái địa phương sẽ góp phần quyết định đến độ pH ban đầu của đất. Đất dưới cỏ thường ít acid hơn, trong khi đất dưới cây tán lớn có xu hướng nhiều acid hơn.  Nước tưới tiêu - Nước thường ngày mà người dùng sử dụng để tưới tiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến pH của đất. Nếu nước mang nhiều tính acid hoặc nhiều tính kiềm hơn đất đang sử dụng, giá trị pH của đất sẽ thay đổi.

Loại đất

- Tùy từng loại đất như: đất granite, đá vôi hay khoáng sét,..cũng sẽ mang độ pH khác nhau. Đất với nhiều khoáng sét sẽ mang tính axit nhiều hơn trong khi đất với nhiều đá vôi sẽ mang nhiều tính kiềm hơn.

- Cấu trúc của đất trồng cũng sẽ quyết định độ khó dễ của việc điều chỉnh giá trị pH đất. Đất cát có độ đệm thấp hơn trong khi đất sét sẽ có độ đệm cao hơn. Sẽ rất khó để thay đổi giá trị pH đất đối với trường hợp độ đệm cao hơn.

Phân bón - pH sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng sẵn có cho cây, vì thế mà trước khi bón phân thì người dùng cần kiểm tra pH đất thật kỹ. Với việc xác định được pH, bạn có thể quyết định lượng và loại phân bón phù hợp để đảm bảo độ pH tốt nhất. - Cách điều chỉnh độ pH thông qua phân bón: Phân bón nito nhân tạo nhằm làm hạ tối đa pH đất còn phân hữu cơ sẽ axit hoá đất ngay khi gặp nước.

Chất dinh dưỡng có sẵn

- Cây trồng không thể hấp thụ được dưỡng chất nếu pH đất quá cao hoặc quá thấp. Hầu hết các dưỡng chất trong đất mang tính axit nhẹ, nhưng các cây trồng khác nhau phát triển trong khoảng pH khác nhau tuỳ thuộc vào dưỡng chất cụ thể chúng cần. 

- Nếu pH quá thấp, nhiễm độc nhôm có thể xảy ra. Nếu pH quá cao, dưỡng chất như sắt sẽ ở dạng liên kết và cây trồng không còn tổng hợp thức ăn được nữa. 

Cách nhanh chóng xác định pH trong đất

Để có thể xác định được nhanh chóng độ pH trong đất, khách hàng có thể lựa chọn và mua cho mình các thiết bị máy đo độ pH chuyên dụng. Tại Siêu thị Hải Minh, nhiều thiết bị phục vụ pH như: Takemura DM-15, Máy đo độ ẩm, ph của đất PH707, Máy đo độ ẩm đất Extech MO750,..với hàng chính hãng với giá cạnh tranh nhất. 

Video liên quan

Chủ Đề