Khi có frông và dải hội tụ nhiệt đới thời tiết thay đổi như thế nào

So sánh sự giống và khác nhau giữa frông và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 16: So sánh sự giống và khác nhau giữa frông và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu trả lời:

- Giống nhau: đều là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có hướng gió khác nhau.

- Khác nhau:

+ Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác nhau về tính chất vật lí, còn dải hội tụ nhiệt đới là nơi gặp nhau của hai khối khí nóng ẩm chỉ khác nhau về hướng gió.
+ Khi frông đi qua có sự thay đổi về nhiệt độ, còn dải hội tụ nhiệt đới thì nhiệt độ ít thay đổi.
+ Mưa của frông là do không khí nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên, còn dải hội tụ nhiệt đới là do áp thấp.

+ Phạm vi hoạt động của frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới, không có ở ở vùng xích đạo; còn dải hội tụ nhiệt đới chỉ quanh khu vực xích đạo, ít khi lên tới chí tuyến
+ Trên mỗi bán cầu có hai frông cơ bản là frông địa cực và frông ôn đới, còn trên Trái Đất chỉ có một dải hội tụ nhiệt đới.

I. Khí quyển

+ Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

+ Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.

1. Cấu trúc của khí quyển

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng.

– Tầng đối lưu:

+ Nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực khoảng 8 km.

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước [từ 4 km trở xuống] và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật,…

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.

– Tầng bình lưu:

+ Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km.

+ Không khí khô và chuyển động thành luồng ngang.

+ Tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 km.

+ Nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.

– Tầng giữa:

+ Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km.

+ Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70[]c đến – 80°c ở đỉnh tầng.

– Tầng ion [tầng nhiệt]: không khí hết sức loãng, chức nhiều ion.

2. Các khối khí

- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản [2 bán cầu]:

+ Khối khí cực [rất lạnh]: A

+ Khối khí ôn đới [lạnh]: P

+ Khối khí chí tuyến [rất nóng]: T

+ Khối khí xích đạo [nóng ẩm]: E

+ Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu HD [ẩm]: m; kiểu LĐ [khô]: c [riêng không khí xích đạo chỉ có Em]

+ Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.

1. Những yếu tố ảnh hưởng:

- Dải hội tụ nhiệt đới cũng là một dải thấp nên có sự tương tác với vùng thấp ngoài biển. Thực tế theo thống kê có 80% bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.

- Khu vực xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới thường có nhiều mây, gây mưa lớn, xuất hiện dông và gió xoáy rất nguy hiểm.

2. Sự tác động của dải hội tụ nhiệt đới đối với Việt Nam:

Việt Nam chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đớivới một bên là gió Tây Nam và một bên là gió tín phong Đông hoặc Đông Nam từ Biển Đông-Thái Bình Dương thổi vào.Dải hội tụ ảnh hưởng tới nước ta từ khoảng tháng 6 đến tháng 9.

Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới: Nơi có hoạt động của dải hội tụ thường gây ra mưa giông lớn trên diện rộng.

Dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động trong khu vực nội chị tuyến.

Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc hay xuống phía Nam phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Vào mùa đông khi mà gió tín phong bắc bán cầu hoạt động mạnh vượt qua xích đạo sang nam bán cầu và đổi thành hướng tây bắc hội tụ với gió tín phong nam bán cầu. Do đó dải hội tụ vào mùa đông thường nằm ở phía nam xích đạo.

Vào mùa hè thì dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển từ nam xích đạo lên phía bắc xích đạo do gió tín phong nam bán cầu hoạt động mạnh vượt lên phía bắc xích đạo và hội tụ với gió tín phong bắc bán cầu.

Vào mùa thu và mùa xuân, khi mà hai đới gió tín phong 2 bán cầu hoạt động ổn định cùng nhau nên dải hội tụ nhiệt đới có xu hướng nằm tại khu vực xích đạo.

3. So sánh sự giống và khác nhau giữa dải hôi tụ nhiệt đới và Frông:

-Giống nhau:đềulà mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có hướng gió khác nhau.

- Khác nhau:

+ Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác nhau về tính chất vật lí, còn dải hội tụ nhiệt đới là nơi gặp nhau của hai khối khí nóng ẩm chỉ khác nhau về hướng gió.

+ Khi frông đi qua có sự thay đổi về nhiệt độ, còn dải hội tụ nhiệt đới thì nhiệt độ ít thay đổi.

+ Mưa của frông là do không khí nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên, còn dải hội tụ nhiệt đới là do áp thấp.

+ Phạm vi hoạt động của frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới, không có ở ở vùng xích đạo; còn dải hội tụ nhiệt đới chỉ quanh khu vực xích đạo, ít khi lên tới chí tuyến

+ Trên mỗi bán cầu có hai frông cơ bản là frông địa cực và frông ôn đới, còn trên Trái Đất chỉ có một dải hội tụ nhiệt đới.

Trên đây là những chia sẻ về dải hội tụ nhiệt đới Top lời giải gửi đến bạn, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ trợ hữu ích cho bản thân và biết cách liên hệ đến những ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới trong đời sống hàng ngày. Cảm ơn quý bạn đọc!

BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT [Có trắc nghiệm - đáp án]

Share
Xem

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13 [có đáp án]: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Share
Xem

Video liên quan

Chủ Đề