Tại sao lũ ở miền Trung nước ta lại đặc biệt nghiêm trọng

Mưa, lũ phá vỡ nhiều kỷ lục lịch sử

* Thưa ông, chưa khi nào các tỉnh miền Trung liên tục đón các đợt mưa lũ dồn dập như vừa qua. Ông nhìn nhận ra sao về đợt thiên tai khốc liệt này?

- Đây là một đợt mưa, bão, lũ lớn ảnh hưởng đến khu vực miền Trung. Nguyên do ảnh hưởng của tổ hợp nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm tác động cùng một lúc, dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung bộ, cùng với các xoáy thuận nhiệt đới liên tiếp hình thành hướng vào đất liền nước ta kết hợp với không khí lạnh và gió mùa đông bắc liên tục được bổ sung cùng địa hình chắn gió của dãy Trường Sơn. Sự kết hợp cùng lúc của các hình thái này là nguyên nhân chính gây nên các đợt mưa, lũ lớn dồn dập ở khu vực miền Trung trong thời gian vừa qua.

Diễn biến mưa lũ ở các tỉnh miền Trung vừa qua cho thấy thiên tai ngày càng khốc liệt, bất thường và khó dự báo. Đầu năm, chúng ta chịu ảnh hưởng của những đợt rét đậm, mưa đá diện rộng, nắng nóng kỷ lục, mưa bão nhiều và tập trung hơn, nhiều mưa lớn cục bộ, lũ lụt cũng sâu, diện rộng và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, đặc biệt khu vực miền Trung.

Xót xa Lệ Thủy đổ nát, tan hoang sau lũ lụt lịch sử trăm năm có một

* Các sông miền Trung ghi nhận mực lũ rất lớn. Điểm lại diễn biến mưa lũ thời gian qua, ngành khí tượng thủy văn có nhận định gì, thưa ông?

- Mưa lớn liên tiếp trút xuống khiến đợt lũ này chưa rút hết thì lũ mới lại chồng lên. Ở đợt lũ đầu tiên, từ ngày 6 - 14.10, đỉnh lũ trên sông Hiếu [Quảng Trị] tại Đông Hà là 4,69 m [đo 13 giờ ngày 8.10], vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1983 là 0,11 m. Đỉnh lũ trên sông Bồ tại Phú Ốc [Thừa Thiên - Huế] là 5,24 m [đo lúc 23 giờ ngày 9.10], vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,06 m.

Đợt lũ thứ hai, từ ngày 16.10 đến nay, đỉnh lũ trên sông Hiếu tại Đông Hà [Quảng Trị] tiếp tục xác lập mốc lịch sử mới với mực lũ đạt 5,36 m [đo 3 giờ ngày 18.10],vượt lũ lịch sử năm 1983là 0,78 m, và vượt đỉnh lũ vừa thiết lập trước đó ngày 8.10 là 0,67 m. Đỉnh lũ trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn [Quảng Trị] là 7,4 m [đo lúc 2 giờ ngày 18.10] vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,11 m. Còn ở Quảng Bình, mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 4,88 m [đo lúc 6 giờ ngày 19.10] đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1979 là 0,97 m.

Chúng tôi ghi nhận, lượng mưa trong ngày tại một số nơi đo được với lượng mưa cực lớn. Cụ thể, ngày 10.10, mưa tại A Lưới [Thừa Thiên-Huế] lên tới 594 mm; ngày 17.10 mưa tại Khe Sanh [Quảng Trị] là 582 mm. Đặc biệt, ngày 19.10, mưa tại Hoành Sơn [Hà Tĩnh] là 302 mm; còn tại Ba Đồn [Quảng Trị] lượng mưa lên tới 756 mm... Nếu so sánh tổng lượng mưa đo trong ngày thì đây là lượng mưa lớn chưa từng ghi nhận trong lịch sử.

Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình

130 người chết, 18 người mất tích

Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, thống kê tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên từ ngày 6 - 25.10, mưa lũ đã làm 130 người chết và 18 người đang mất tích.

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Nguồn hình ảnh, AFP Contributor/Getty Images

Có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trầm trọng do phá rừng và làm thủy điện. Đây có phải là nguyên nhân chính?

Theo ông Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một báo cáo của Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt, xuất bản năm 2010, cho thấy đập [cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước] "đã giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu".

Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng cáo

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Video liên quan

Chủ Đề