Vì sao trẻ em ăn đồ ngọt nhiều thì biếng ăn và dễ béo phì

Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả nhà dịp Tết

Uống nước có gas có gây sâu răng, tăng cân, đau bụng?

Phòng ngừa và điều trị sâu răng ở trẻ có khó khăn?

Những thực phẩm quen thuộc ngày Tết dễ khiến trẻ bị táo bón

Tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ ăn quá nhiều đường, hệ miễn dịch sẽ suy yếu, khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu giảm đi một nửa. Tình trạng này xảy ra trong vòng 2-5 tiếng sau khi trẻ ăn đồ ngọt. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thường gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ sau những ngày tận hưởng bánh kẹo Tết, cha mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả vào chế độ ăn của trẻ. Những món sinh tố, nước ép từ trái cây tươi là nguồn vitamin cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch. Vị ngọt tự nhiên của hoa quả cũng giúp trẻ bớt thèm đồ ngọt và bánh kẹo Tết.

Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ

Trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, do đó, trẻ dễ bị tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn khi ăn nhiều đồ ngọt. Đường và chất làm ngọt nhân tạo trong đồ ngọt, kẹo cao su và mứt có tác dụng nhuận tràng. Khi trẻ tiêu hóa quá nhiều đồ ngọt trong thời gian ngắn, đường sẽ hút nước vào đường ruột và có thể gây tiêu chảy.Ngoài ra, trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo trong những ngày Tết có thể bị đau bụng do đầy hơi, khó tiêu.

Để trẻ bớt khó chịu, ấm ách sau khi ăn nhiều đồ ngọt, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước ấm, ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Một số thực phẩm giàu probiotics như sữa chua không đường, men vi sinh cũng giúp giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng

Bữa ăn chính cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Đồ ngọt giàu năng lượng nhưng lại nghèo dưỡng chất, không cung cấp những vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Do đó, thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe, chiều cao và trí tuệ của trẻ.

Nếu thấy trẻ có hiện tượng chán ăn, bỏ bữa sau khi ăn bánh kẹo, cha mẹ cần lập tức cắt giảm các món ăn vặt nhiều đường trong chế độ ăn của trẻ. Bữa chính của trẻ cần cân bằng về dưỡng chất, có đầy đủ protein, chất xơ và chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Hướng dẫn trẻ bảo vệ răng miệng

Trẻ cần vệ sinh răng miệng sau khi ăn nhiều đồ ngọt

Các loại kẹo dẻo, kẹo cứng và hoa quả sấy khô là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn có điều kiện phát triển trên những mảng bám trong kẽ răng, chuyển hóa thành acid bào mòn lớp men răng sữa của trẻ. Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị sâu răng sữa, bởi tình trạng này có thể gây hại đến tủy răng, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng răng sữa ở trẻ.

Nên đọc

Phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen súc miệng sau khi ăn bánh kẹo và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Cha mẹ cần đảm bảo trẻ không mang bất kì thức ăn nào vào phòng ngủ, đồng thời không ăn vặt sau khi đã đánh răng.

Thừa cân, béo phì

Các món bánh kẹo, đồ ngọt là thực phẩm có hàm lượng đường, chất béo và calorie khá cao. Đường và chất béo mà cơ thể trẻ chưa kịp hấp thụ sẽ chuyển hóa thành các mô mỡ, gây thừa cân, béo phì. Lượng đường trong máu cao gây áp lực lên tuyến tụy, do đó, về lâu dài, trẻ bị thừa cân có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ sau những ngày Tết, cha mẹ cần khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hoặc vui chơi ngoài trời để duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh. Phụ huynh cũng cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cho cả gia đình, bổ sung nhiều rau xanh và protein vào chế độ ăn hàng ngày. Thay vì cấm trẻ ăn vặt, cha mẹ hãy chuẩn bị những món ăn tốt cho sức khỏe như hoa quả tươi, các loại hạt hạch…

Tác hại khi cho trẻ em ăn nhiều đồ ngọt

Bánh kẹo, bim bim, nước ngọt, kem… là những món ăn khoái khẩu của trẻ em nhưng thực sự lại là “kẻ thù” đối với sức khỏe.

Dẫn đến biếng ăn, nhẹ cân và thấp còi

Nếu bạn để ý, khi trẻ ăn đồ ngọt sát giờ ăn thì lúc tới bữa, trẻ sẽ ăn ít hơn mọi khi hoặc thậm chí không buồn đụng thìa, đụng bát. Nguyên nhân rất dễ hiểu thôi. Bánh kẹo, bim bim, kem và đồ uống có ga là những món ăn có hàm lượng đường lớn và tốc độ làm đầy dạ dày nhanh. Trong khi đó, thể tích dạ dày của trẻ em còn nhỏ. Hậu quả là bánh kẹo đã chiếm chỗ của cơm và thức ăn trong dạ dày của trẻ khiến trẻ không còn hào hứng với bữa ăn chính nữa.

Mặt khác, bởi vì giải phóng năng lượng rất nhanh, thời gian no bụng sau khi trẻ ăn đồ ngọt cũng ngắn lại. Nhưng vì đã qua mất giờ ăn chính rồi, lúc này trẻ lại tiếp tục tìm kiếm đồ ngọt để thỏa mãn cơn đói. Từ đó tạo thành vòng xoáy bệnh lý khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn.

Khi không thể tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, cơ thể trẻ không thể phát triển khỏe mạnh. Trẻ sẽ chậm tăng cân, gầy còm và thấp bé. Các bệnh lý liên quan tới thiếu vi chất dinh dưỡng cũng có nguy cơ cao xuất hiện, như thiếu máu do thiếu sắt, còi xương do thiếu canxi và vitamin D hoặc suy giảm sức đề kháng do thiếu vitamin C và kẽm…

Cản trở sự phát triển trí não

Những năm đầu đời là thời gian trẻ hoàn thiện và phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Trẻ cần các chất béo không bão hòa như omega-3 để phát triển não bộ. Trong khi đó, đồ ngọt chắc chắn không chứa những chất dinh dưỡng cần thiết này. Nếu bạn muốn con mình thông minh, nhanh nhẹn, bạn nên bổ sung cho con cá hồi, cá thu, dầu cá… chứ không phải bánh kẹo hay bim bim.

Bánh kẹo ngọt ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần của con trẻ ở cả hiện tại và tương lai

Phá hủy sức khỏe răng miệng

Lời đe dọa “ăn nhiều kẹo là bị sâu răng, sún răng đấy” không phải không có căn cứ khoa học. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh trẻ có nguy cơ sâu răng cao gấp 1,56 lần nếu ăn nhiều bánh kẹo, socola và nước ngọt. Với trẻ dưới 2 tuổi, nếu trẻ không ăn theo bữa 3 – 4 tiếng/ lần mà ăn vặt rải rác cả ngày, nguy cơ sâu răng sẽ tăng gấp 2,32 lần. Điều đáng quan ngại là vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ cũng không thể giảm thiểu triệt để nguy cơ sâu răng ở những trẻ “nghiện” đồ ngọt.

Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt sẽ đẩy trẻ vào nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, tăng acid uric và một số bệnh lý ung thư… trong tương lai. Bạn đừng nghĩ “tương lai” là 30 – 40 năm nữa. Sự thật là trẻ bắt đầu ăn đồ ngọt lúc dưới 1 tuổi có nguy cơ bị béo phì ngay từ khi mới 6 tuổi.

Các tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

By
Trần Tuyến
1 year ago

Nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa biết các tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt là như thế nào. Bởi vì, phần lớn những đứa trẻ sẽ khó mà cưỡng lại sự mê hoặc của những viên kẹo. Tuy vậy, cho trẻ ăn quá nhiều kẹo và đồ ngọt sẽ ảnh hưởng xấu đến răng, ảnh hưởng đến những giấc ngủ và liên quan trực tiếp đến vị giác của trẻ.

Tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Biểu hiện sâu răng

Vi khuẩn gây ra sâu răng hình thành từ tất cả các loại thực phẩm có đường và phát triển thành từng mảng bám răng. Đường được tiêu hóa tạo thành các axit ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng. Sau khi đã ăn bánh kẹo và đồ ngọt, các bé lại rất lười đánh răng, tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây tổn thương cho răng. Với những thói quen ăn nhiều kẹo, nhiều bánh ngọt và đồ ngọt, những mảng răng sâu bắt đầu hình thành xuất hiện trên răng của trẻ.

Trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều đường, nhiều chất đạm, nhiều dầu mỡ dễ có nguy cơ gây thừa cân, béo phì. [ảnh minh họa]

Trẻ nạp quá nhiều năng lượng, các loại thức ăn nhiều chất đạm, đường, dầu, mỡ. Ăn các đồ ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt, ăn vội ở các hàng quán. Ăn vặt nhiều đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lạm dụng các thiết bị điện tử lười vận động khiến thức ăn vào cơ thể không được tiêu hao. Khi khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, dẫn đến năng lượng bị dư thừa sẽ được chuyển tình mỡ tích tụ trong các tổ chức gây béo phì. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em hiện nay.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh chế độ ăn sai, ít vận động thừa cân béo phì ở trẻ em có thể do yếu tố di truyền. Khi bố mẹ bị thừa cân béo phì có thể mang một trong số các gen tiêu hao năng lượng, điều hòa chuyển hóa các chất và sự phát triển tế bào mỡ có thể di truyền cho trẻ nên trẻ dễ bị thừa cân béo phì hơn so với những trẻ khác.

Ngoài ra đối với trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao, trẻ dưới 5 tuổi ngủ ít cũng dễ có nguy cơ gây dư cân béo phì.

Video liên quan

Chủ Đề