Khi gõ bàn phím các ngón tay được đặt trên những phím nào

Đánh máy tính bằng 10 đầu ngón tay là một lợi thế lớn đối với những người làm việc trong môi trường văn phòng hằng ngày phải tiếp xúc với máy tính và soạn thảo văn bản... Sử dụng 10 đầu ngón tay sẽ giúp đánh máy nhanh hơn, tốc độ công việc của bạn sẽ được tiến triển nhanh hơn so với bạn gõ từng ngón một lên bàn phím vừa lâu, lại thiếu chuyên nghiệp. Nhiều người thường cho rằng, rất khó để đánh được bàn phím bằng 10 đầu ngón tay. Nhưng bạn đừng quá bi quan, hãy xem bài luyện tập gõ 10 ngón dưới đây, cố gắng nắm bắt kỹ thuật đánh máy 10 ngón này đảm bảo bạn sẽ cải thiện đáng kể tốc độ đánh máy của mình nếu chăm chỉ luyện tập đó.

Trong bài luyện dưới đây, bạn chọn bài từ 1 đến 15 và gõ theo hướng dẫn ngón tay ở bên tay phải nhé:

Xem thêm

1. Hướng dẫn cách đánh máy 10 ngón nhanh

Để đánh được 10 ngón tay trên bàn phím, đầu tiên bạn phải biết cách đặt tay trên bàn phím. Với 10 ngón tay chúng ta sẽ chia đều ngón tay lên những bàn phím như:

Với tay trái: ngón út [phím A], ngón áp út [phím S], ngón giữa [phím D], ngón trỏ [phím F].

Với tay phải: ngón út [phím :], ngón áp út [phím L], ngón giữa [phím K], ngón trỏ [phím J].

Hai ngón tay cái còn lại thì chúng ta sẽ đặt chúng ở phím Space. Và nhiệm vụ của hai ngon này chỉ là dùng để thay phiên nhau đánh bàn phím này mà thôi.

2. Kỹ thuật tập gõ 10 ngón và nhiệm vụ từng ngón

Với tay trái

  • Ngón trỏ chúng ta sẽ điều khiển các phím như: R, F, V, 4, T, G, B, 5.
  • Với ngón giữa, chúng ta lại điều khiển phím: E, D, C, 3.
  • Ngón áp út: W, S, X, 2.
  • Còn ngón út thì chúng ta sẽ dùng để gõ phím: Q, A, Z, 1, ' và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.

Với tay phải

  • Ngón trỏ điều khiển các phím: H, Y, N, 6, 7, U, J, M.
  • Ngón giữa: 8, I, K, .
  • Và ngón út: 0, P, :, ?, ", [, ], -, +, \, Enter, Backspace.

Để có thể gõ được bàn phím bằng 10 đầu ngón tay, việc đầu tiên chúng ta phải ghi nhớ rõ các chữ cái trên bàn phím và nhiệm vụ của từng ngón tay tên bàn phím. Để có thể ghi nhớ thì các bạn nên dành nhiều thời gian để tập soạn thảo các văn bản, các bài thơ hay lời bài hát bạn yêu thích một cách chậm để giữ độ chính xác trong khi điều khiển tay cũng như lỗi chính tả. Sau khi đã bắt đầu quen thì bạn có thể tăng tốc độ đánh bàn phím nhanh hơn và nâng cao khối lượng công việc.

Khi gõ xong, ngón tay nên di chuyển trở về vị trí ban đầu. Để tránh ngón này "cản đường" ngón kia.

Lưu ý các bạn nên dùng kiểu gõ Telex để cho tốc độ gõ tiếng việt nhanh hơn thay vì kiểu VNI.

Tham khảo thêm một số bài viết:

  • Tổ hợp các phím tắt thường dùng trên Unikey
  • Bảng mã các kiểu gõ tiếng Việt Telex, VNI và VIQR trên UniKey
  • Khắc phục lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt

Cách thực hiện này giúp bạn:- Cách đặt tay trên bàn phím phù hợp

- Biết được nhiệm vụ của từng ngón tay [mỗi ngón tay tương ứng với từng con số, con chữ khác nhau]

Kỹ thuật gõ 10 ngón trên văn bản đã được chia sẻ rất nhiều trên internet xuyên xuyết thời gian nhằm mang lại các kỹ năng tốt nhất cho người dùng. Với những bạn chăm chỉ thì việc đánh máy 10 ngón là điều dễ dàng.

Hướng  dẫn đánh máy 10 ngón tay cơ bản

Mọi người thường nghĩ rằng việc gõ bàn phím 10 ngón tay là khó để học và thực hành được. Tuy nhiên qua bài viết dưới đây bạn sẽ thấy được việc học đánh bàn phím bằng 10 ngón tay không khó như bạn nghĩ.

Đánh máy 10 ngón, kỹ năng cơ bản cho người mới

1. Cách đặt tay trên bàn phím

- Bàn tay trái: ngón út [phím A], ngón áp út [phím S], ngón giữa [phím D], ngón trỏ [phím F].
- Bàn tay phải: ngón út [phím :], ngón áp út [phím L], ngón giữa [phím K], ngón trỏ [phím J].

Hai ngón tay cái đặt ở phím Space. Và nhiệm vụ của hai ngón này chỉ là thay phiên nhau đánh phím này mà thôi.

2. Nhiệm vụ của các ngón tay

2.1. Tay trái

- Ngón trỏ: R, F, V, 4, T, G, B, 5.
- Ngón giữa: E, D, C, 3.
- Ngón áp út: W, S, X, 2.
- Ngón út: phím Q, A, Z, 1, ` và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.

- Ngón cái: Space.

2.2. Tay phải

- Ngón trỏ: H, Y, N, 6, 7, U, J, M.
- Ngón giữa: 8, I, K,
- Ngón áp út: 9, O, L, >.
- Ngón út: 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, \, Enter, Backspace
- Ngón cái: Space.

Để đánh máy 10 ngón tốt, trước tiên các bạn phải cần thuộc nằm lòng vị trí đặt tay trên bàn phím. Các bạn có thể luyện tập bằng cách gõ phím rồi quay trở lại vị trí đặt tay ban đầu. Và tập làm sao khi gõ ngón này thì ngón kia không bị di chuyển theo. Và lưu ý các bạn nên dùng kiểu gõ Telex để cho tốc độ gõ tiếng việt nhanh hơn thay vì kiểu VNI.

Các bạn có thể tự học gõ bàn phím bằng cách đọc một bài thơ, bài văn bất kỳ và đánh lại vào máy tính với tốc độ thật chậm để giữ độ chính xác của các ngón tay, đồng thời để nhớ các phím. Sau đó các bạn nâng dần khối lượng bài tập và tốc độ gõ lên là ổn.

Ngoài việc tự luyện tập đánh máy 10 ngón trên Word, hay các công cụ soạn thảo, các bạn có thể sử dụng Top các phần mềm tập gõ 10 ngón dễ dàng và hiệu quả nhất đã được Taimienphi.vn giới thiệu để thực hành các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo sau một thời gian luyện tập, kỹ năng gõ 10 ngón của bạn sẽ được cải thiện.

Bên cạnh bài viết hướng dẫn cách đánh máy 10 ngón ở trên, để việc luyện gõ 10 ngón thêm nhanh, hiệu quả, các bạn cũng cần tìm hiểu các mẹo, bí quyết gõ 10 ngón được chia sẻ trong bài viết này của Thuthuat.Taimienphi.vn. Sử dụng các kỹ năng này trong việc soạn thảo văn bản không chỉ giúp bạn gia tăng kiến thức về cách sử dụng máy tính, laptop mà còn giúp bạn gia tăng chất lượng, hiệu suất làm việc một cách đáng kể.

Luyện tập đánh máy gõ 10 ngón theo hướng dẫn dưới đây của Taimienphi.vn, các bạn sẽ làm quen với mặt chữ trên bàn phím, đồng thời biết sử dụng ngón tay gõ phím phù hợp, từ đó tăng tốc độ gõ cũng như đánh máy 10 ngón hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên viết văn bản thì tham khảo cách đánh máy 10 ngón là rất cần thiết.

15 ứng dụng luyện gõ 10 ngón tốt nhất 2017 Cách tải và sử dụng Kiran's Typing Tutor luyện gõ 10 ngón Cách luyện gõ 10 ngón bằng Rapid Typing Tutor trên máy tính Cách cài Rapid Typing Tutor, tập gõ bàn phím 10 ngón [Giveaway] Bản quyền miễn phí Typing Buddy, hỗ trợ gõ tắt, soạn thảo văn bản nhanh hơn 9 phần mềm gõ 10 ngón không nên bỏ qua khi học đánh máy

Khi gõ phím, bạn có nhìn vào bàn phím và gõ từng chữ cái với tốc độ siêu chậm? Hãy học cách gõ phím nhanh hơn để gây ấn tượng cho bạn bè và gia đình của bạn! Các bước dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng gõ phím mà không cần nhìn vào bàn phím với tốc độ nhanh hơn. Nếu làm đúng theo các bước trong bài viết này, sau một thời gian bạn sẽ gõ phím nhanh hơn, thậm chí là có thể sửa lỗi trong lúc nhìn vào màn hình thay vì nhìn vào bàn phím.

  1. 1

    Đặt các ngón tay của bạn ở vị trí "khởi đầu". Đây là vị trí đặt các ngón tay để sẵn sàng nhấn phím. Bất kể bạn đang nhấn phím nào trên bàn phím, các ngón tay của bạn cần trở về vị trí này.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đặt ngón trỏ phải vào phím "J" và đặt ba ngón còn lại lần lượt vào các phím "K", "L" và ";". Đặt ngón trỏ trái vào phím "F" và đặt ba ngón còn lại lần lượt vào các phím "D", "S" và "A". Cả hai ngón cái đều nên được đặt ở trên phím cách, nhưng chỉ ngón cái bên phải gõ vào phím này.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn sẽ cảm nhận thấy có chấm nhỏ nhô lên ở cả hai phím "F" và "J". Các phím này giúp bạn tìm thấy chỗ đặt ngón tay khởi đầu mà không cần nhìn vào bàn phím.

  2. 2

    Gõ từng phím từ trái qua phải. Gõ từng chữ cái bằng các ngón tay ở vị trí khởi đầu từ trái qua phải: a s d f j k l ;. Bạn không nên dời ngón tay khỏi vị trí khởi đầu. Bạn chỉ nên nhấn vào các phím đang đặt các ngón.

  3. 3

    Lặp lại, nhưng lần này viết hoa. Lặp lại bước trên, nhưng lần này gõ chữ cái in hoa: A S D F J K L :. Sử dụng phím Shift để viết hoa thay cho phím Caps Lock. Nhấn phím Shift bằng cách chỉ di chuyển ngón út gần nhất, nhấn và giữ phím này trong lúc gõ chữ cái mong muốn bằng tay còn lại của bạn.

    • Nói cách khác, khi gõ chữ cái mà bạn muốn viết hoa bằng tay trái, bạn nên nhấn phím Shift bên phải bằng ngón út phải.
    • Khi gõ chữ cái mà bạn muốn viết hoa bằng tay phải, bạn nên nhấn phím Shift bên trái bằng ngón út trái.

  4. 4

    Làm quen với các chữ cái còn lại. Học xem từng chữ cái nằm ở vị trí nào trên bàn phím và sử dụng ngón tay gần nhất để nhấn phím đó. [Ngón cái không bao giờ là ngón tay gần nhất; chỉ nên dùng ngón này để nhấn phím cách].[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • "q" "a" và "z" được gõ bằng ngón út trái và các phím Tab, Caps Lock và Shift cũng vậy.
    • "w" "s" và "x" được gõ bằng ngón đeo nhẫn trái.
    • "e" "d" và "c" được gõ bằng ngón giữa trái.
    • "r" "f" "v" "b" "g" và "t" được gõ bằng ngón trỏ trái.
    • Ngón cái của bạn không nên dời khỏi phím cách.
    • "u" "j" "n" "m" "h" và "y" được gõ bằng ngón trỏ phải của bạn.
    • "i" "k" và phím "," "", "." được gõ bằng ngón đeo nhẫn phải.
    • Ngón út phải của bạn được sử dụng khi gõ: "p", ";", ":", "'", """ [dấu ngoặc kép], "/", "?", "[", "{", "]", "}", "\", "|" và khi nhấn phím Shift, Enter và Backspace.

  5. 5

    Gõ câu đầu tiên. Từ vị trí khởi đầu, hãy gõ câu tiếng Anh sau đây: "The quick brown fox jumps over the lazy dog". Câu này chứa đầy đủ chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, vì vậy là một câu hoàn hảo để tập đặt ngón tay đúng vị trí.

    • Hãy gõ đi gõ lại câu trên, quan sát các ngón tay của bạn để đảm bảo việc nhấn đúng phím và ngay lập tức trở về vị trí khởi đầu.
    • Khi dần bắt đầu cảm thấy thoải mái với cách di chuyển ngón tay, hãy cố gắng nhìn vào màn hình trong lúc gõ thay vì nhìn vào bàn phím. Kỹ năng này được gọi là gõ phím mà không cần nhìn vào bàn phím.

  1. 1

    Luyện gõ phím mà không cần nhìn vào bàn phím. Học được cách gõ phím mà không cần nhìn vào bàn phím là bước tiến quan trọng nhất để tăng tốc độ gõ của bạn. Trên thực tế, khi gõ phím tốt hơn, bạn sẽ hiểu ra rằng nhìn vào bàn phím chỉ khiến bạn gõ chậm hơn. Lúc đầu có vẻ khó, nhưng hãy tự luyện tập để chỉ nhìn vào màn hình trong lúc gõ.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lúc đầu sẽ chậm và có thể bạn sẽ cần thỉnh thoảng liếc nhìn bàn phím, nhưng ngón tay của bạn sẽ sớm có thể tìm được đúng phím mà không gặp nhiều khó khăn.
    • Một mẹo hay trong giai đoạn đầu này là đọc tên của chữ cái trong lúc gõ. Việc này sẽ giúp bộ não của bạn ghi nhớ rằng chữ cái đó được nhấn bằng ngón tay đó, di chuyển tay như thế mới là đúng.

  2. 2

    Ưu tiên gõ chính xác hơn là gõ nhanh. Cố gõ nhanh chỉ là vô nghĩa nếu bạn mất công nhìn lại từng câu và sửa lỗi sau mỗi lần gõ xong. Đây là lý do mà bạn cần ưu tiên gõ chính xác hơn là gõ nhanh ngay từ đầu.

    • Nếu bạn gõ lỗi, hãy quay trở lại và sửa lỗi luôn. Cố gắng thực hiện điều này mà không cần nhìn vào bàn phím.
    • Nếu nhận thấy rằng bạn đang mắc nhiều lỗi gõ phím, hãy gõ chậm lại. Ưu tiên hàng đầu của bạn nên là gõ chính xác 100%.

  3. 3

    Sử dụng toàn bộ bàn phím đúng cách. Dù việc học cách gõ chữ cái khá nhanh, nhưng có thể bạn vẫn cảm thấy không thoải mái khi gõ một số phím ít được sử dụng, chẳng hạn như ký tự đặc biệt và số.

    • Nếu không học cách gõ các phím này sao cho đúng, bạn sẽ sớm nhận ra rằng chúng sẽ khiến bạn gõ chậm hơn suốt cả đời. Để tránh điều này xảy ra, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tập thói quen gõ tất cả các phím ít được sử dụng.

  4. 4

    Gõ với thao tác nhanh chóng và chuẩn chỉnh. Đừng gây ra tiếng động lớn trên bàn phím; đừng chỉ nhấn phím bừa bãi. Việc này thường sẽ dẫn đến hậu quả là nhấn hai phím cùng lúc.

    • Tránh ấn mạnh ngón tay xuống mỗi lần gõ. Ngón tay và bàn tay của bạn sẽ sớm bị mỏi, bạn cảm thấy không dễ chịu thay vì thoải mái. Nói cách khác, đừng nặng nhọc đánh máy mà hãy nhẹ nhàng gõ phím.

  5. 5

    Học một số phím tắt trên bàn phím. Mấy thao tác kiểu như sao chép [copy], dán [paste] và bôi đen đều có thể khiến bạn gõ chậm lại. Thật may là bạn có thể sử dụng một số phím tắt hữu ích để thực hiện các thao tác này mà không cần nâng ngón tay của bạn khỏi bàn phím.[5] X Nguồn tin đáng tin cậy Microsoft Support Đi tới nguồn Có thể kể đến một số thao tác phổ biến nhất như:[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lưu [Save]: Command + s [nghĩa là giữ phím "command" và đồng thời nhấn phím "s"]
    • Sao chép [Copy]: Command + c
    • Cắt [Cut]: Command + x
    • Dán [Paste]: Command + v
    • Hoàn tác [Undo]: Command + z
    • Thực hiện lại thao tác [Redo]: Shift + Command + z
    • Bôi đen chữ cái tiếp theo: Shift + mũi tên trỏ sang trái hoặc trỏ sang phải
    • Bôi đen từ tiếp theo: Command + shift + mũi tên trỏ sang phải hoặc sang trái
    • Tìm kiếm trong văn bản: Ctrl+f

  6. 6

    Luyện tập hàng ngày. Trăm hay không bằng tay quen, vì vậy hãy dành ít nhất mười phút mỗi ngày cho việc gõ phím.

    • Sẽ không mất nhiều thời gian để cải thiện kỹ năng gõ phím, và một khi đã làm quen được với cách gõ đúng, bạn sẽ không bao giờ lặp lại thói quen gõ sai trước đây nữa.
    • Đừng quên tập gõ số và ký tự đặc biệt. Hãy gõ số điện thoại và địa chỉ, kết hợp sử dụng nhiều ký tự đặc biệt để tập gõ chúng. Bạn càng gõ phím nhiều thì càng nâng cao khả năng gõ phím.

  1. 1

    Tập gõ mấy câu ngẫu nhiên. Dưới đây là một số câu thường được sử dụng để tập gõ phím, có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng gõ phím. Hãy gõ lại từng câu nhiều lần mà không nhìn vào bàn phím. Sau đó gõ sang câu tiếp theo. Bước này giúp bạn "ghi nhớ" các phím, thay vì chỉ nhớ cách gõ từng từ cụ thể.

    • Pack my box with five dozen liquid diet cans or jugs.
    • Crazy Fredericka bought many very exquisite opal jewels.
    • Sixty zippers were quickly picked from the woven jute bag.
    • Amazingly few discotheques provide jukeboxes.
    • Heavy boxers perform quick waltzes and jigs.
    • Jackdaws love my big sphinx of quartz.
    • The five boxing wizards jump quickly.
    • How quickly daft jumping zebras vex.
    • Quick zephyrs blow, vexing daft Jim.
    • Sphinx of black quartz, judge my vow.
    • Waltz, nymph, for quick jigs vex Bud.
    • Blowzy night-frumps vex'd Jack Q.
    • Glum Schwartzkopf was vex'd by NJ IQ.

  2. 2

    Sử dụng chương trình gõ phím trực tuyến. Có nhiều chương trình có thể dạy bạn gõ phím. Có thể kể đến một số trò chơi đoán từ, yêu cầu bạn gõ lại đoạn văn, hoặc hiển thị clip âm thanh để bạn gõ nội dung nghe được. Trong số đó, có cái miễn phí, có cái không. Hãy tìm kiếm trên mạng để tìm ra thứ phù hợp với bạn.

  1. 1

    Sắp xếp nơi làm việc sao cho đúng với công thái học.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Công thái học là môn khoa học nghiên cứu về hiệu suất làm việc và cảm giác thoải mái trong môi trường làm việc của bạn. Môn này tập trung nghiên cứu cả về vị trí tay và dáng ngồi của bạn. Công thái học chỉ ra rằng cách bạn ngồi có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất gõ phím của bạn. Vị trí tay đặt không đúng có thể dẫn đến hậu quả là gõ sai nhiều hơn và chậm hơn.

    • Đảm bảo rằng bàn phím được đặt ở chỗ tạo cảm giác thoải mái cho ngón tay. Hai tay của bạn nên được đặt song song với hai bên sườn trong lúc gõ, có thể là trên thắt lưng một chút.
    • Nâng cổ tay lên. Đai hỗ trợ cổ tay có thể sẽ giúp ích nếu bạn không thể tự nhớ được cách nâng. Có nhiều thứ có thể hỗ trợ cổ tay, chẳng hạn như gối hoặc đệm cổ tay, hoặc bạn có thể tùy cơ ứng biến bằng cách đặt sách ở dưới để nâng cổ tay lên độ cao gần như ngang bằng với bàn phím. Bạn sẽ di chuyển tay nhanh hơn và mắc ít lỗi hơn.
    • Ngồi thẳng và đặt chân của bạn bằng phẳng trên mặt đất.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Cân nhắc chuyển sang bàn phím Dvorak. Có khả năng là bạn đang sử dụng bàn phím QWERTY tiêu chuẩn vào thời gian đầu, nhưng còn có một sự lựa chọn khác là chuyển sang bàn phím Dvorak.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bố cục của bàn phím QWERTY tiêu chuẩn được thiết kế theo kiểu tránh lỗi kẹt phím khi dùng máy đánh chữ [điều này không còn cần thiết khi sử dụng máy vi tính], còn bố cục của Dvorak được thiết kế chuyên dụng để tạo cảm giác thoải mái cho đôi tay.
    • Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng chung máy tính với người khác hoặc thường xuyên phải chuyển đổi máy tính, có thể bạn sẽ thấy rằng bố cục của bàn phím này hơi rối.
    • Bạn có thể tự tìm hiểu thêm thông tin về việc gõ phím bằng bàn phím Dvorak.

  • Sử dụng dấu chấm nhỏ "nhô lên" ở trên các phím "F" và "J" để luôn đặt ngón tay của bạn đúng vị trí trong lúc gõ. Bạn có thể cảm nhận điều này bằng đầu ngón tay của bạn trong lúc gõ hoặc tạm dừng.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Không nhìn xuống trong lúc gõ. Thay vào đó, hãy viết vài điều đáng lưu ý vào một mẩu giấy và đặt nó ở gần màn hình để bạn có thể liếc nhìn mỗi khi gặp vấn đề.
  • Nếu bạn đang cố gắng thi lấy chứng chỉ đánh máy, hãy suy nghĩ xem liệu bạn có thể luyện tập trên bàn phím bình thường thay vì trên máy tính xách tay [laptop]. Nhiều chữ cái trên một số bàn phím của máy tính xách tay nằm ở vị trí gần nhau hơn so với bàn phím sẽ dùng để thi gõ phím.
  • Học gõ phím sẽ cần nhiều nỗ lực, thời gian và kiên nhẫn. Hãy tiếp tục cố gắng!
  • Thả lỏng vai và ngồi thẳng.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc không nhìn vào bàn phím, hãy mua miếng phủ bàn phím hoặc chỉ đơn giản là phủ bàn phím bằng một thứ sạch sẽ, dễ gập và trong suốt.
  • Sử dụng phần mềm tăng tốc độ gõ phím chuyên dụng để giảm số phím cần gõ và lỗi gõ phím. Bạn có thể tìm kiếm một số phần mềm miễn phí hoặc cho phép dùng thử.
  • Nếu bạn muốn gõ phím dễ dàng hơn, hãy cải thiện khả năng phối hợp tay-mắt của bạn. Khả năng này cũng giúp ích nếu bạn chơi ghi-ta hoặc nhạc cụ bằng tay khác.

  • Sử dụng từ viết tắt từ chữ đầu [kiểu như UNESCO] cũng giúp bạn gõ nhanh hơn, nhưng có thể sẽ làm giảm bớt chất lượng gõ và hình thành thói quen xấu khó bỏ! Tránh tập gõ phím với từ lóng trên Internet và di động kiểu như "LOL", "BFF"... Hãy luyện tập mà không sử dụng các từ không chính thống ["từ hay được dùng khi nhắn tin"], vì chúng có thể sẽ làm giảm tốc độ gõ phím của bạn trong văn bản trang trọng hơn.
  • Đừng bao giờ buông thõng vai.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tư thế ngồi không đúng có thể sẽ khiến bạn gõ phím chậm hơn, gặp hội chứng ống cổ tay, chấn thương do căng thẳng thường xuyên hoặc bị kiệt sức. Hãy nghỉ giải lao thường xuyên và đi lại xung quanh một chút để kéo giãn cơ. Thỉnh thoảng hít thở sâu cũng là một cách hiệu quả.[12] X Nguồn tin đáng tin cậy Harvard Medical School Đi tới nguồn

Cùng viết bởi:

Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 3.660 lần.

Chuyên mục: Máy tính

Trang này đã được đọc 3.660 lần.

Video liên quan

Chủ Đề