Khi nào đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021? Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế đánh vào thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. 2021 - 2022 là giai đoạn có nhiều thay đổi về quy định kê khai và quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần lưu ý.

1. Khi nào phải nộp thuế TNDN năm 2021?

Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Lưu ý: Vừa qua, Bộ Tài Chính trình Dự thảo Nghị định bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hóa đơn, chứng từ đã sửa đổi quy định tạm nộp 75% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý thời hạn nộp thuế TNDN.

Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý cập nhật thêm các quy định mới trong thời gian tới để áp dụng khi nộp thuế TNDN năm 2021. Về thời hạn nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp khi nộp hồ sơ quyết toán thuế, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính: - Ví dụ kỳ kế toán của doanh nghiệp theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 thì thời hạn nộp thuế TNDN năm 2021 là 31/3/2022 [đối với doanh nghiệp có phát sinh thuế TNDN phải nộp]. - Kỳ kế toán năm của doanh nghiệp từ 1/4/2021 đến 31/3/2022 thì thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN năm 2021 là 30/6/2022 nếu doanh nghiệp có phát sinh thuế TNDN phải nộp.

2. Nộp chậm thuế TNDN có bị phạt không?

Căn cứ theo Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNDN so với thời hạn quy định sẽ bị phạt như sau: Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 - 05 ngày, có tình tiết giảm nhẹ. Phạt 2 triệu đồng - 5 triệu đồng: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn 01-30 ngày, trừ trường hợp thuộc diện phạt cảnh cáo nêu trên. Phạt 5-8 triệu đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 - 60 ngày. Phạt tiền từ 8 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: - Nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 61 - 90 ngày. - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp các Phụ lục theo quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNDN.

Mức phạt nộp chậm thuế TNDN.

Phạt tiền từ 15 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với hành vi: nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày tính từ ngày hết hạn, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản giải trình về hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại Khoản 11, Điều 143, Luật Quản lý thuế. Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì xác định số tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không được thấp hơn mức trung bình của khung phạt quy định tại Khoản 4, Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Danh mục biểu mẫu hồ sơ quyết toán thuế TNDN 2021

Năm 2022, Thông tư 80/2021/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực, các quy định về kê khai, quyết toán thuế GTGT, TNDN theo đó sẽ có một số thay đổi. Doanh nghiệp cần lưu ý cập nhật quy định mới.

Tuy nhiên có một số khoản tạm ứng đã xuất hóa đơn phát sinh trong năm tài chính nhưng công ty ông Hải chưa thực hiện cung cấp dịch vụ khi hết năm tài chính.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: "Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền [không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng]".

Vậy, công ty ông đã lỡ xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng thì có phải tính doanh thu trong kỳ và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm tài chính không? Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì khoản tạm ứng nêu trên không được hạch toán vào tài khoản 3387 - doanh thu chưa thực hiện.

Trường hợp nếu các khoản trên không được tính vào doanh thu trong kỳ thì công ty ông vẫn hạch toán trên tài khoản 511 và khi quyết toán thuế thì điều chỉnh giảm doanh thu trong kỳ hay xử lý như thế nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Điều kiện ghi nhận doanh thu

Tại Điều 2 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định "Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước".

Tại Khoản 2 Điều 57 Thông tư số 200/2014/TT- BTC quy định doanh nghiệp không hạch toán vào tài khoản 3387- doanh thu chưa thực hiện khoản tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Tại Điểm b Khoản 1.3 Điều 79 Thông tư số 200/2014/TT- BTC quy định:

"b] Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó".

Tại Khoản 5 Điều 78 Thông tư số 200/2014/TT- BTC quy định:

"5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng".

Như vậy, cho mục đích ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính thì khoản tiền mà khách hàng đã tạm ứng cho công ty của ông khi chưa cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu để phản ánh vào tài khoản 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như không được phản ánh vào tài khoản 3387 - doanh thu chưa thực hiện mà chỉ được hạch toán vào bên có của tài khoản 131- phải thu của khách hàng.

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ vào tài khoản 511 khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1.3 Điều 79 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN

Việc xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng: Theo ông mô tả là căn cứ theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng không thuộc trường hợp phải xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng tiền của khách hàng nhưng đã lỡ xuất hóa đơn do đó đề nghị ông liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể.

Về thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng: Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN quy định: "Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ".

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN của công ty có sự khác biệt với thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán phản ánh vào tài khoản 511 để lập báo cáo tài chính thì đề nghị công ty của ông thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu TNDN và điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan trên tờ khai quyết toán thuế TNDN để xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính khi nào?

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường...

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 đang được áp dụng hiện nay là 20%, 25% đến 50% tùy thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. So với năm 2022, mức thuế suất thuế TNDN trong khoảng từ 25% đến 50% có sự thay đổi từ 1/7/2023 khi Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực thi hành.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng bao nhiêu?

3. Cách tính thuế.

Khi nào thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Như vậy, căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có thể kết luận: Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.

Chủ Đề