Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên có bao nhiêu phát biểu đúng

  • Câu hỏi:

    Khi nói về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh [môi trường sống] của quần xã.

    II. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.

    III. Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ.

    IV. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên hệ nhân tạo có độ đa dạng về loài cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    Lời giải tham khảo:

    Hãy chọn trả lời đúng trước khi xem đáp án và lời giải bên dưới.
    Đề thi thử TN THPT QG năm 2021 môn SINH

    Đáp án đúng: B

    Có 2 phát biểu đúng, đó là [I] và [II].

    – Phát biểu [III] sai. Vì ở hệ sinh thái tự nhiên con người không cần bổ sung vật chất và năng lượng cho hệ.

    – Phát biểu [IV] sai. Vì hệ nhân tạo bao giờ cũng có ít loài sinh vật nên độ đa dạng thấp hơn hệ tự nhiên. 

  • Trần Anh

    Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm cả thực vật và vi sinh vật tự dưỡng B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất.

    D. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.

    Tổng hợp câu trả lời [1]

    Đáp án C C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất. => sai, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có 2 loại chuỗi thức ăn: mở đầu bằng sinh vật sản xuất hoặc mở đầu là mùn bã hữu cơ.

    Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

    • Loại đột biến nào dưới đây phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi ADN tự nhân đôi? A. Thay thế một cặp A – T bằng cặp T –A B. Thay thế một cặp A – T bằng cặp G – X C. Thêm một cặp nucleotit D. Mất một cặp nucleotit
    • Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm hai alen: alen B quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh xám. Quần thể chim ở thành phố A ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 con, trong đó có 6400 con cánh đen. Một nhóm nhỏ của quần thể A bay sang một khu cách li bên cạnh có điều kiện sống tương tự và sau vài thế hệ phát triển thành một quần thể B ở trạng thái cân bằng, trong đó có 1000 con, trong đó có 640 con cánh xám Quần thể A Quần thể B 6400 con cánh đen 360 con cánh đen Nhận định đúng về hiện tượng trên là: A. Quần thể B không thay đổi về tần số alen mà chỉ thay đổi về thành phần kiểu gen so với quần thể A do sự tác động của giao phối không ngẫu nhiên. B. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của yếu tố ngẫu nhiên. C. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên. D. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của hiện tượng di nhập gen.
    • Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi có quy luật. Ý nào sau đây sai? A. Tổng sản lượng và sinh khối của quần xã tăng. B. Hô hấp của quần xã tăng, còn sản lượng sơ cấp tỉnh [PR] giảm. C. Thành phần loài ngày càng đa dạng nhưng số lượng cá thể mỗi loài ngày một tăng. D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, quan hệ sinh học giữa các loài ngày càng trở nên căng thẳng.
    • Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp G – X bằng T – A. B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. C. thay thế cặp A – T bằng T – A. D. thay thế cặp A – T bằng G – X.
    • Gen trong tế bào chất không có đặc điểm nào sau đây? I. Có mạch thẳng. II. Tôn tại thành từng cặp alen. III. Hoạt động độc lập với gen trong nhân. IV. Có khả năng tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã. A. I, IV. B. III. C. I, II. D. I
    • Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể có cấu trúc bao gồm: A. Hai nhiễm sắc thể độc lập và giống hệt nhau B. Hai cromatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động C. Hai nhiễm sắc thể ở trạng thái đóng xoắn và dính với nhau D. Hai nhiễm sắc thể ở trạng thái tháo xoắn và dính với nhau
    • Cho hai nhận xét sau: [A] Cây song nhị bội không có khả năng sinh sản hữu tính. [B] Do có bộ NST đơn bội kép, không có các cặp tương đồng nên ức chế trong quá trình giảm phân. A. [A] đúng, [B] đúng có quan hệ nhân quả. B. [A] đúng, [B] đúng không có quan hệ nhân quả. C. [A] đúng, [B] sai. D. [A] sai, [B] sai.
    • Mặc dù không tiếp xúc với tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra vì: A. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp NST B. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp NST C. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp NST D. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp NST
    • Vốn gen của một quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều nào là cần thiết để hiện tượng trên xảy ra? A. Đột biến không xảy ra. B. Quần thể đạt cân bằng di truyền. C. Quần thể cách li với các quần thể khác. D. Không xảy ra các yếu tố ngẫu nhiên.
    • Cho các thông tin sau về vấn đề khai thác - bảo vệ hệ sinh thái rừng: Biện pháp Hiệu quả 1. Trồng rừng. a. Tránh việc đốt rừng làm nương rẫy... góp phần bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn. 2. Vận động dân tộc ít người sống định canh, định cư. b. Thúc đẩy toàn dân tham gia bảo vệ rừng. 3. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. c. Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, giúp cân bằng hệ sinh thái. 4. Xây dựng kế hoạch khai thác rừng hiệu quả, bền vững. d. Cung cấp gỗ củi dùng trong sinh hoạt, phát triển công nghiệp, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt... 5. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ rừng. e. Hạn chế mức độ khai thác, tránh khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên. 6. Ngăn chặn nạn phá rừng. f. Bảo vệ rừng, nhất là rừng nguyên sinh. Trong các tổ hợp ghép đôi của các phương án dưới đây, phương án nào đúng? A. 1-f, 2-b, 3-c, 4-e, 5-a, 6-d. B. 1-d, 2-a, 3-c, 4-e, 5-b, 6-f. C. 1-d, 2-a, 3-f, 4-e, 5-b, 6-c. D. 1-f, 2-a, 3-d, 4-e, 5-b, 6-c.

    Tham khảo giải bài tập hay nhất

    Loạt bài Lớp 12 hay nhất

    xem thêm

    Video liên quan

    Chủ Đề