Ngành chính trị ngoại giao là gì

Nhắc đến hai chữ “ngoại giao" có lẽ không ít người hình dung về hình ảnh những con người ăn mặc đẹp đẽ, lên xuống ô tô, bước vào tòa nhà tráng lệ và gặp gỡ các nhân vật tầm cỡ. Và “nhà ngoại giao" chắc hẳn là người quyền cao chức trọng trong các cơ quan Nhà nước. Vậy rốt cục, ngành ngoại giao là làm gì?

Ngành ngoại giao là gì?

Nhà ngoại giao E. Stow, tác giả cuốn “Ngoại giao thực hành” từng viết: “Ngoại giao là sự áp dụng trí tuệ và lịch thiệp vào việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính phủ các nước độc lập và đôi khi cả giữa những nước ấy với các nước chư hầu của họ”.

Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao Vũ Dương Huân trong cuốn “Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?” định nghĩa: “Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là đàm phán. Còn theo nghĩa rộng, ngoại giao là hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, là một trong các công cụ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia; song, đó là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình; dựa trên lợi ích quốc gia - dân tộc và luật pháp quốc tế.”

Hiểu một cách đơn giản, ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. 

Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại… Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.

Ngoài ra, về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cư xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao.

Ngành ngoại giao thi khối gì học ở đâu?

Nhắc đến cơ sở đào tạo chuyên ngành ngoại giao, chắc chắn không thể không kể đến Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viên Quan hệ Quốc tế - ngôi trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Theo đó, các khối thi vào Học viện Ngoại Giao sẽ bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối D01 [Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • Khối D03 [Văn, Toán, Tiếng Pháp]
  • Khối D04 [Văn, Toán, Tiếng Trung]
  • Khối D06 [Văn, Toán, Tiếng Nhật]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Tiếng Anh]

Ngành ngoại giao làm gì?

Hiện nay, ngành ngoại giao đang trở thành xu hướng chọn lựa của giới trẻ. Trong hệ thống ngành nghề, nghề ngoại giao được cho là một nghề thời thượng.  

Tham gia vào ngành ngoại giao, bạn có thể trở thành nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán công tác tại nước ngoài, hoặc làm công tác nghiên cứu, chuyên môn trong các cục, vụ như Vụ Tổng hợp đối ngoại, các Vụ khu vực, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Phụ trách về các tổ chức quốc tế…

Mức lương của nghề ngoại giao?

Thu nhập của nghề ngoại giao được xem là hấp dẫn với nhiều mức khác nhau. Theo vietnammoi.vn, mức thu nhập từ 7 -15 triệu đồng/tháng chiếm 63,3%, từ 7 – 10 triệu đồng/tháng là 33,3%, từ 10 – 15 triệu đồng/tháng là 30%. Ngoài ra, mức thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng là 7,5%. Còn mức trên 20 triệu đồng là 8,9%. Tùy vào từng ngành, trình độ của bạn, quy mô của doanh nghiệp tuyển dụng mà bạn nhận được những mức lương khởi điểm khác nhau.

Đây là một tỉ lệ khá cao vì nhìn vào khung mức lương có thể đánh giá việc làm đó có ổn hay không. Tất nhiên, một số người có mức thu nhập từ trên 15 triệu trở lên thường làm ở vị trí như trợ lý giám đốc hoặc tương đương vì họ có khả năng, tố chất và trình độ. 

Như vậy, có thể thấy, ngoại giao là một trong những ngành “xịn" nhất hiện nay được nhiều bạn trẻ quan tâm và mong muốn theo đuổi. Với mức lương cao cùng hình ảnh xuất hiện chỉn chu, bóng bẩy, những bạn yêu thích và đam mê ngành này cần xác định lộ trình học tập và phát triển rõ ràng để gặt hái được những thành công trong tương lai.

Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" tại đây nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã hội & Nhân văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

Sách Người trong muôn nghề: Ngành XH&NV có gì?

Quan hệ quốc tế là ngành học thuộc nhóm truyền thông đa lĩnh vực liên quan tới quan hệ giữa các quốc gia.

Hãy cùng mình tham khảo những thông tin quan trọng về ngành quan hệ quốc tế trong bài viết sau đây.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quan hệ quốc tế là gì?

Quan hệ quốc tế [tiếng Anh là International Relationship] là ngành học nghiên cứu về các vấn đề quốc tế bao gồm chính trị, kinh tế, luật.

Quan hệ quốc tế sử dụng nhiều công cụ và phương tiện để có thể đạt được mục đích, trong đó có các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, điện ảnh hay các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… để có thể truyền tải thông điệp trên phạm vi toàn thế giới.

Một số chuyên ngành thuộc Quan hệ quốc tế bao gồm: Thông tin đối ngoại, Truyền thông quốc tế và Truyền thông toàn cầu.

Các trường đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Nên học ngành Quan hệ quốc tế ở trường nào?

Các trường trên toàn quốc thường xuyên có sự thay đổi về các ngành học xét tuyển trong thông tin tuyển sinh hàng năm. Chính bởi vậy TrangEdu cũng luôn cập nhật thông tin dựa theo thay đổi đó một cách mới nhất.

Các trường tuyển sinh ngành Quan hệ quốc tế trong năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 27.7 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Quan hệ quốc tế

Với các trường đại học, học viện phía trên, các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau đăng ký ngành Quan hệ quốc tế:

  • Khối D01 [Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối C00 [Văn, Lịch sử, Địa lí]
  • Khối D14 [Văn, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • Và một số các khối ít được sử dụng khác như D03, D72, D78, C15, C19, A00, D15, D07, D11

Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Nếu bạn đang quan tâm ngành Quan hệ quốc tế sẽ học những môn gì thì có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM.

Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM sẽ được học các môn sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại cương pháp luật Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xã hội học đại cương
Thực hành văn bản tiếng Việt
Lịch sử văn minh thế giới
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quan hệ quốc tế
Học phần tự chọn [Chọn 1 môn]
Logic học
Phương pháp luận sáng tạo
Tâm lý học đại cương
Nghe tiếng Anh 1,2
Nói tiếng Anh 1,2
Đọc tiếng Anh 1,2
Viết tiếng Anh 1,2
Thiết kế đồ họa
Tin học đại cương
Giáo dục quốc phòng
Giáo dục thể chất 1,2
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành
Học phần bắt buộc
Lịch sử quan hệ quốc tế
Lịch sử thế giới cận hiện đại
Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế
Học phần tự chọn [Chọn 2 môn]:
Luật thương mại quốc tế
Soạn thảo văn bản đối ngoại
Quản trị học
2/ Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc
Lý thuyết Quan hệ quốc tế
Báo chí thông tin – Đối ngoại
Văn hóa tổ chức
Chính trị học
Học phần tự chọn [Chọn 2 môn]:
Quản trị con người
Tiếp thị căn bản
Đàm phán quốc tế
Toàn cầu hóa
3/ Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành
Kỹ năng viết biên bản và báo cáo tiếng Anh
Kỹ năng tranh luận tiếng Anh
Kỹ năng thuyết trình tiếng Anh
Kỹ năng tiếng Anh văn phòng
Kỹ năng đọc – viết tiếng Anh trong quan hệ quốc tế
Hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành 1
Hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành 2
4/ Kiến thức chuyên ngành [Lựa chọn 1 trong các chuyên ngành]
4.1 Chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao
Học phần bắt buộc:
An ninh châu Á – Thái Bình Dương
Quan hệ các nước trong khu vực ASEAN và Việt Nam
Chính sách đối ngoại các nước lớn Âu – Mỹ
Công pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế
Chính sách đối ngoại nước lớn Châu Á
Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ quốc tế hiện đại
Hợp đồng thương mại Quốc tế
Chính sách đối ngoại Việt Nam
An ninh – xung đột quốc tế
Học phần tự chọn [Chọn 3 môn]:
Luật môi trường quốc tế
Hội nhập và xung đột văn hóa
Quan hệ kinh tế Quốc tế
Địa lý kinh tế Thế giới
Địa chính trị
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao:
Kỹ năng làm việc đội nhóm
Soạn thảo thư tín thương  mại
Phát ngôn viên tổ chức
Tổng quan Quan hệ công chúng
Kỹ năng viết báo
Quản trị sự kiện
Quản trị nguồn nhân lực
Học phần tự chọn [chọn 3 môn]:
Luật cạnh tranh
Luật lao động
Luật Sở hữu trí tuệ
Xử lý khủng hoảng
Văn hóa giao tiếp
4.2 Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Học phần bắt buộc:
Quan hệ công chúng
Truyền thông doanh nghiệp
Truyền thông trực tuyến
Xử lý khủng hoảng
Quan hệ công chúng và quảng cáo
Quản trị dự án PR
Quản trị sự kiện
Quan hệ công chúng và thương hiệu
Tiếp thị sự kiện
Học phần tự chọn [Chọn 3 môn]:
Quan hệ lao động
Toàn cầu hóa trong truyền thông
Quan hệ chính quyền
Mỹ học
Kỹ năng viết kịch bản truyền hình
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành Quan hệ công chúng:
Phát ngôn viên tổ chức
Luật sở hữu trí tuệ
Ứng xử trong quan hệ công chúng
Kỹ năng viết báo in
Quản trị nguồn nhân lực
Soạn thảo thư tín quan hệ công chúng
Học phần tự chọn [chọn 2 môn]:
Luật môi trường quốc tế
Kỹ năng xin tài trợ
Nhiếp ảnh-Quay phim
Luật lao động
III. Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
hoặc học phần thay thế nếu không làm khóa luận tốt nghiệp:
Chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao
Nghiên cứu thị trường
Lễ tân ngoại giao
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Nghiên cứu thị trường
Khánh tiết lễ tân

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quan hệ quốc tế

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế sở hữu các kiến thức và kỹ năng phù hợp có thể thử sức bản thân ở nhiều vị trí công việc liên quan tới đối ngoại, hợp tác quốc tế, báo chí và truyền thông quốc tế, cụ thể như sau:

  • Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước
  • Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán
  • Điều phối viên dự án tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, công ty, doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện
  • Phóng viên, biên tập viên báo chí tại quốc tế
  • Chuyên viên công tác truyền thông, quản lý báo chí
  • Biên – Phiên dịch viên quốc tế
  • Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông
  • Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc

Video liên quan

Chủ Đề