Ví dụ về từ chỉ trạng thái của sự vật

Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái là hai loại từ dễ nhầm lẫn nhất trong Tiếng Việt. Để phân biệt hai loại từ này các em cần năm rõ từ chỉ trạng thái là gì và từ chỉ hoạt động là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm chắc lý thuyết này.

Định nghĩa từ chỉ hoạt động là gì?

Trước khi phân biệt các loại từ, em cần nhắc lại định nghĩa từ chỉ hoạt động lớp 2 là gì? Bên cạnh đó cần đưa ra ví dụ cụ thể để nắm bắt được điểm khác biệt.

Định nghĩa và đặc điểm chung

Từ chỉ hoạt động là những từ dùng để chỉ các hành động vật lý có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Nói cách khác, những hoạt động có thể quan sát được bằng mắt người sẽ được mô tả bằng từ chỉ hoạt động.

Định nghĩa từ chỉ hoạt động

Các từ ngữ chỉ hoạt động thường gặp như: khóc, học, đi, viết, nói, cười,… Các từ chỉ hoạt động có các đặc điểm nhận biết sau đây.

  • Trong câu có từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ xong để thể hiện sự vận động một cách chân thật nhất [khóc xong, học xong,…]
  • Từ chỉ hoạt động thường được xếp vô nhóm ngoại động từ

Ví dụ về từ chỉ hoạt động

–        Em vừa mới học bài xong [“học bài” là từ chỉ hoạt động]

–        Mùa hè nông thôn, trẻ em đi chăn trâu còn người lớn thì gặp lúa [“chăn trâu” và “gặt lúa” là các từ chỉ hoạt động]

–        Mẹ đang nấu cơm dưới bếp [“nấu cơm” là từ chỉ hoạt động]

–        Em vừa xem phim vừa khóc [“xem phim” và “khóc” là các từ chỉ hoạt động]

Thế nào là từ chỉ trạng thái?

Cũng giống như từ chỉ hoạt động, các em cần nhớ lại định nghĩa thế nào là từ chỉ trạng thái lớp 2. Từ đó, có thể rút ra những đặc điểm riêng biệt của loại từ này.

Định nghĩa và đặc điểm chung

Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ các hành động diễn ra ở bên trong, những hành động này không thể quan sát bằng mắt thường. Nói cách khác, những vận động mà không thể tự kiểm soát được sẽ được mô tả bằng từ chỉ trạng thái.

Định nghĩa từ chỉ trạng thái

Các từ chỉ trạng thái thường gặp gồm: lo, ghét, yêu, vui, buồn,… hoặc những từ ngữ diễn tả cảm xúc thông qua lời nói hoặc nét mặt. Từ chỉ trạng thái có các đặc điểm sau đây:

  • Thường không thể kết hợp với từ xong trong câu
  • Tùy theo ngữ cảnh, từ chỉ trạng thái có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ
  • Trong ngữ pháp từ chỉ trạng thái có ngữ pháp giống với tính từ. Chúng có thể làm vị ngữ trong câu: Ai thế nào?

Ví dụ về từ chỉ trạng thái

–        Em có một con búp bê [động từ “có” là từ chỉ trạng thái]

–        Cơn mưa bỗng hóa thành cầu vồng [động từ “hóa thành” là từ chỉ trạng thái]

–        Em phải đi học bài [động từ “phải” là từ chỉ trạng thái]

–        Bố mẹ thường lo lắng cho con cái [động từ “lo lắng” là từ chỉ trạng thái]

Phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Từ hai định nghĩa được nhắc lại ở trên, ta có thể rút ra cách phân biệt hai loại từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái. Sự khác nhau giữa hai loại từ này nằm ở đặc điểm nhận dạng trong câu. Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ vận động có thể quan sát bằng các giác quan, và có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Còn từ chỉ trạng thái là những vận động thể hiện ở bên trong và không tự kiểm soát được.

Cách phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

VD:

–        Con chim đang bay trên trời [hoạt động “bay” là hoạt động có thể nhìn thấy bằng mắt vì thế đây là từ chỉ hoạt động]

–        Bố rất vui vì Minh được học sinh giỏi [cảm giác “vui” là cảm xúc của bố Minh, chúng ta có thể cảm nhận được nhưng không nhìn bằng mắt được, vì thế đây là từ chỉ trạng thái]

Các dạng bài tập về từ chỉ trạng thái

Để nắm rõ hơn về các loại từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động. các em cần thực hành bài tập thường xuyên. Dưới đây là một số dạng bài về từ chỉ trạng thái mà các em có thể tham khảo.

          Dạng 1: Tìm từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:

  1. a] Con thỏ ăn cà rốt.
  2. b] Đàn hươu uống nước bên sông.
  3. c] Những bông hoa tỏa hương thơm lừng.

Lời giải chi tiết:

Câu a từ “ăn” là từ chỉ hoạt động vì có thể quan sát được bằng mắt.

Câu b từ “ uống” là từ chỉ hoạt động vì đàn hươu có thể tự uống nước

Câu c từ “tỏa” là từ chỉ trạng thái vì hoa không thể tự kiểm soát hành động tỏa hương.

          Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Trong các từ sau, em hãy phân loại từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

“cột, ngủ, che, cố gắng, hạ, tách, đi, lo lắng, nằm, suy nghĩ”

Trả lời:

Từ chỉ hoạt động trong các từ trên: cột, che, hạ, tách, đi, nằm.

Từ chỉ trạng thái là các từ: ngủ, cố gắng, lo lắng, suy nghĩ

          Dạng 3: Phân biệt các loại từ khác với 2 loại từ trên

Chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm:

“ghét, chơi, cày, cái xô, thương, bán, đọc, đoạn văn, cơn bão, để, trường học, cất, sân trường, hộp bút”

Trả lời:

Trong các từ trên thì:

–        Nhóm từ chỉ sự vật: cái xô, đoạn văn, cơn bão, trường học, sân trường, hộp bút

–         Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái: ghét, chơi, cày, thương, bán, đọc, để, cất

Bài viết trên đây đã hướng dẫn các em cách phân biệt hai loại từ chỉ hoạt động là gì và từ chỉ trạng thái là gì một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng các chia sẻ trên giúp các em củng cố lại kiến thức hiệu quả.

Tiếng Việt là một trong những loại ngôn ngữ được nhiều người đánh giá là khó học nhất. Không chỉ đa dạng về nghĩa, các loại từ cũng rất phong phú. Nên việc ghi nhớ và phân biệt chúng không phải là điều đơn giản. Trong bài viết này chúng ta sẽ nhắc đến loại từ chỉ trạng thái, từ chỉ hoạt động và cách phân biệt chúng như thế nào chính xác nhất. Nào hãy đến với các nội dung dưới đây để hiểu rõ và nắm vững kiến thức cho mình nhé!

Khái niệm từ chỉ trạng thái, từ chỉ hoạt động

Từ chỉ trạng thái là gì?

a. Khái niệm

Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài, hoặc là những vận động không thể kiểm soát được. Có thể hiểu đây là những vận động diễn ra trừ bên trong mà con người không nhìn thấy được. Chẳng hạn như: vui, buồn, yêu, ghét, suy nghĩ…

Từ chỉ trạng thái cũng là những hoạt động mà chúng ta không thể kiểm soát được, như: chết, sống, rơi…

b. Ví dụ

  • Tôi thích con mèo của tôi rất nhiều.
  • Anh ta suy nghĩ về ngày mai.
  • Ông ấy sống đến nay đã hơn 100 tuổi.

Các từ thích, suy nghĩ, sống là những từ chỉ trạng thái, thường các từ này không cảm nhận được trực tiếp, không nhìn thấy bằng giác quan và cũng không thể hiện ra lời nói hay nét mặt.

Từ chỉ hoạt động là gì?

a. Khái niệm

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động mà có thể nhìn thấy ở bên ngoài. Có thể hiểu đó là sự vật động của con người, con vật mà chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy những hành động đó. Chẳng hạn như: chạy, nhảy, đọc, hát, nói, cười…..

b. Ví dụ

  • Cô Lan dạy môn Lý
  • Bạn Trung học giỏi nhất lớp 8A
  • Mẹ em nấu cơm rất ngon
  • Em trai tôi vẽ tranh rất đẹp

Vậy những từ dạy, học, nấu, vẽ…..đó là những từ chỉ hoạt động. Chúng ta có thể quan sát, nhìn thấy, nghe thấy, nhận biết bằng các giác quan của mình.

Xem thêm:Thành phần biệt lập là gì, các thành phần biệt lập [BT ví dụ]

Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái 

Để phân biệt được từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái thì các bạn chỉ cần nắm vững khái niệm của chúng. Mặc dù đều là những từ chỉ sự vật động, song từ chỉ trạng thái là những hoạt động không cảm nhận được bằng các giác quan trực tiếp và sự việc đó không biểu hiện ra bên ngoài cho người khác nhìn thấy rõ. Còn từ chỉ hoạt động thì có thể nhìn thấy, quan sát thất và cảm nhận bằng các giác quan một cách rõ ràng.

Ví dụ:

Bạn Nam vui vì được 10 điểm môn toán

=> Từ chỉ trạng thái ở đây là “vui”. Từ này mình không thể biết, cũng không nhìn thấy bằng giác quan việc bạn Nam đó đang vui được. 

Con mèo ăn cá trong bếp

=> Từ chỉ hành động ở đây là “ăn”. Bằng giác quan, cụ thể là bằng mắt thường  thì ta có thể nhìn thấy hành động “ăn” của con mèo.

Bài tập về từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Bài 1: Gạch chân từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

  1. Con thỏ ăn cà rốt
  2. Đàn cừu đi trên cánh đồng xanh ngát
  3. Mặt trăng toả ánh sáng soi rõ sân nhà em

Lời giải:

Từ chỉ hoạt động:

  • Con thỏ ăn cà rốt
  • Đàn cừu đi   trên cánh đồng xanh ngát

Từ chỉ trạng thái:

  • Mặt trăng toả ánh sáng soi rõ sân nhà em

Bài 2: Chia các từ sau thành nhóm từ chỉ trạng thái và nhóm từ chỉ hành động. [Buồn, thương, yêu, đi, đứng, mua, bán, chơi, rơi, đánh, ho, nói, gãi, tưởng tượng, ngủ, lo, cười, lau, giặt, suy nghĩ, nghi ngờ]

Lời giải:

Các từ chỉ hoạt động: Đi, đứng, mua, bán, chơi, đánh, ho, nói, gãi, ngủ, cười, lau, giặt,

Các từ chỉ trạng thái: Buồn, thương, yêu, rơi, tưởng tượng, lo, suy nghĩ, nghi ngờ.

Lời kết

Để có thể phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái thì các bạn nắm được từ chỉ trạng thái là gì và từ chỉ hành động là gì. Tất cả những kiến thức về loại từ này đã được chúng tôi phân tích và nêu ví dụ rõ ở phía trên. Chỉ cần nắm chắc kiến thức và thường xuyên luyện bài tập thì sẽ không nhầm lẫn giữa hai loại từ này. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức để giúp bạn đạt kết quả cao trong học tập hơn nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề