Vì sao nói công nghiệp điện là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

Đề bài

Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

a]  Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực [lúa], cây công nghiệp hằng năm [lạc, mía, đậu tương, thuốc lá], cây công nghiệp lâu năm [cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…], rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản [vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..].

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b] Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng [gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản] mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

c] Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Giải bài tập Bài 1 trang 124 SGK Địa lí 12

Đề bài

Tại sao công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

* Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:

a] Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển ngành công nghiệp năng lượng:

- Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng:

+ Than: than antraxit có trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg, vì vậy đây là nguyên liệu quan trọng cho ngành nhiệt điện.

+ Tiềm năng dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí đồng hành cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chạy bằng tuốc bin khí.

+ Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thúy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh [chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%].

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển với mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện [đường sắt, đường bộ, đường ống] giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Cơ sở nhà máy, thiết bị khai thác, nhà máy nhiệt  phát triển từ lâu và có nền tảng cơ sở nhất định, hiện nay được đầu tư nâng cấp mở rộng.

b] Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao:

- Về mặt kinh tế:

+ Đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn có giá trị cao như than, đặc biệt là dầu khí, được ví như “vàng đen” của nước ta.

+ Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Về mặt xã hội:

+ Góp phần giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt ở những vùng khó khăn thì điện được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng [điện, đường, trường, trạm] vô cùng quan trọng cần đi trước một bước.

c] Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Cung cấp nguồn điện cho hoạt động của tất cả các ngành sản xuất còn lại.

- Dầu khí là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến [nước hoa, nhựa đường, chất tẩy rửa, nhựa PV…].

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 124 sgk Địa lí 12

Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?


Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm nước ta vì:

Thứ nhất, ngành có thế mạnh lâu dài, thể hiện qua:

Cơ sở nguyên liệu phong phú với trữ lượng lớn, có thể kể đến như than, dầu khí, thủy năng và một số nguồn năng lượng khác như sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt,…

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Có thể nói, công nghiệp năng lượng là ngành phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế, cũng như phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân.

Thứ hai, ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ phục vụ cho đời sống nhân dân mà còn là ngành góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cuối cùng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

Câu hỏi: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Vì sao công nghiệp năng lượng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?


Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm:

  • Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế.

Công nghiệp năng lượng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm vì:

  • Nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú như than, dầu khí, thủy năng, năng lượng mặt trời…]
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn
  • Đáp ứng yêu cầu CNH –HĐH đất nước
  • Phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.


Từ khóa tìm kiếm Google: ngành công nghiệp trọng điểm, ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm, giải đia lí 12 chi tiết.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

154350 điểm

trần tiến

Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Tổng hợp câu trả lời [1]

a/ Thế mạnh lâu dài: Nguồn năng lượng phong phú: - Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn… - Dầu khí với trữ lượng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí.tập trung ở thềm lục địa phía Nam - Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng [37%] và sông Đồng Nai [19%]. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH của đất nước.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Dạng địa hình nào sau đây ở ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản? A. Vịnh cửa sông. B. Các rạn san hô. C. Các tam giác châu với bãi triều rộng. D. Các đảo ven bờ.
  • Chứng minh rằng hoạt động kinh tế đối ngoại thì hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu tại sao được coi là hoạt động chủ chốt nhất. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với thương nghiệp.
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta? A. Lúa được trồng nhiều ở Đồng băng sông Cửu Long và Đồng băng sông Hồng. B. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Chè được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D. Điều được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đồng băng sông Hồng.
  • Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  • Vẽ lược đồ Việt Nam và điền những vùng chuyên canh LTTP quan trọng ở nước ta, những vùng nuôi trâu, bò, lợn và trồng cây ăn quả, các bãi cá, bãi tôm và nhận xét.
  • Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như A. cà phê, điêu, hồ tiêu B. cà phê, bông, chè C. cà phê, đậu tương, hồ tiêu D. cao su, lạc, hồ tiêu
  • Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa B. Lao động có kinh nghiệm C. Đất phù sa màu mỡ D. Trình độ thâm canh cao
  • Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu B. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa C. giảm diện tích vụ mùa, tăng diện tích vụ hè thu D. giảm diện tích vụ đông xuân, tăng diện tích vụ hè thu.
  • hãy nêu các thế mạnh trong phát triển kinh tế- xã họi ở Trung du miền núi phía Bắc và các vấn đề đặt ra để phát huy các thế mạnh đó
  • Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây: A. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn. B. Huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư. C. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn. D. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề