Tại sao phải cúng 12 bà mụ

Cúng Mụ 12 tuổi là gì? Cúng mụ 12 tuổi hay còn được  gọi là cúng căn 12 tuổi. Cúng căn hay cúng mụ thường sẽ cúng vào ngày đầy tháng, đầy năm, hàng năm vào ngày sinh của bé cho đến 12 tuổi. Nền văn hóa tâm linh độc đáo của Việt Nam có rất nhiều tục cúng diễn ra trong cuộc đời mỗi người từ khi mới chào đời cho đến khi lớn lên đã trải qua rất nhiều nghi lễ. Để có được những lễ cúng thành công tốt đẹp, các bậc cha mẹ phải hiểu rõ các nghi thức này được tiến hành như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tục cúng Mụ 12 tuổi cho trẻ nhé.

Tại sao phải cúng mụ 12 tuổi?

Lễ cúng mụ 12 tuổi không có nhiều thủ tục như cúng mụ đầy tháng hay thôi nôi. Nhưng thường sau lễ thôi nôi thì tháng giêng hàng năm cha mẹ sẽ làm lễ cúng “đõ đốt” cho bé đến 12 tuổi mới dừng. Với mốc mỗi 3 năm đều phải cúng căn để tạ ơn các mẹ sanh đã giúp trẻ vượt qua hết những căn nợ của mình trong suốt 12 năm. Đến khi 12 tuổi bé đã thoát kiếp nạn “hữu sanh vô dưỡng” thì gia đình làm lễ cúng mụ để dứt căn, tạ ơn các bà mụ lần cuối và linh đình hơn các lễ trước rất nhiều

Phong tục cúng mụ thường diễn ra ngày nào?

Việt Nam có khá nhiều vị thần với nhiều chức năng khác nhau, thần bản gia phù hộ các thành viên trong gia đình, thường phải được thờ cúng đúng nơi quy định, thần bản mệnh phù họ cá nhân, cá nhân thích đặt ở bất kì đâu cũng được. Còn các vị thần như Kim Huê Thánh mẫu, 3 đức thầy, 12 Bà mụ là thần chung, thường không có nhiều người thờ tại nhà riêng.

Ngày đôm lẻ là ngày để cúng các vị thần trên, để cầu nguyện cho người phụ nữ sắp sanh được mẹ tròn con vuông. Lễ đầy tháng còn là lễ đặt tên cho bé và tạ ơn những vị thần sinh đã phù hộ. Ngày cúng theo tập tục của dân gian thường là “gái sụt hai, trai sụt một” ngày so với ngày âm lịch bé sinh ra.

Ý NGHĨA CỦA LỄ CÚNG CĂN 12 TUỔI  CHO BÉ TRAI BÉ GÁI

Nghi lễ cúng  căn 12 tuổi cho bé trai, gái với nhiều tình cảm, yêu thương  của gia đình cha mẹ giành cho bé nên cũng mang nhiều ý nghĩa:

  • Cảm tạ các bà Mụ đã có công nhào nặn ra thiên thần bé nhỏ.
  • Tạ ơn những bà Mụ lần cuối cùng.
  • Giúp bé vượt qua được những căn nợ trong suốt 12 năm đầu đời.
  • Cảm tạ gia tiên đã luôn phù hộ cho bé và gia đình.
  • Dịp quây quần với mọi người trong nhà.

LỄ VẬT MÂM CÚNG 12 TUỔI CHO BÉ TRAI, BÉ GÁI

Trong lễ vật trong mâm cúng cảm tạ gia tiên cũng như các bà Mụ đã dưỡng dục chăm lo cho bé, để thể hiện lòng thành tâm của mình thì các bậc cha mẹ của bé trai, bé gái nên chuẩn bị cho lễ cúng cho tươm tất, ý nghĩa tâm linh cao đẹp và chuẩn phong tục tập quán của người Việt mình.

Cho nên các bạn nên chuẩn bị với 2 mâm cơm cúng lễ tạ với mâm cúng tạ lễ gia tiên và mâm cúng 12 tuổi tạ ơn các bà Mụ dưỡng dục bé trai, bé gái con mình.

Mâm lễ cúng tạ lễ gia tiên

Các lễ vật trong mâm cúng tạ lễ chuẩn bị những thứ rất dễ có trong các nơi cung cấp như chợ siêu thị, cửa hàng,…và chuẩn bị như sau:

  • Gà 1 con luộc
  • Xôi gấc
  • 1 Hũ gạo
  • 1 Hũ muối
  • Rượu, nước trắng: Mỗi loại 1 chén
  • Đèn hoặc nến
  • Trầu cau
  • Hương nhang: 5 nén
  • 10 bộ lễ tiền vàng

    Các lễ vật trong mâm cúng tạ lễ chuẩn bị những thứ rất dễ có trong các nơi cung cấp như chợ siêu thị, cửa hàng,…và chuẩn bị như sau:

    • Gà 1 con luộc
    • Xôi gấc
    • 1 Hũ gạo
    • 1 Hũ muối
    • Rượu, nước trắng: Mỗi loại 1 chén
    • Đèn hoặc nến
    • Trầu cau
    • Hương nhang: 5 nén
    • 10 bộ lễ tiền vàng

    Mâm lễ cúng tạ ơn các bà Mụ

    Đối với mâm lễ tạ ơn các bà Mụ đã chăm lo chăm sọc cho bé để bé trong 12 tuổi và cúng là lần cuối để tạ ơn các bà Mụ vì thế chuẩn bị tươm tất. Các lễ vật trong mâm cúng sẽ có những lễ vật sau:

    • Trái cây mâm ngũ quả
    • Hoa cát tường hay hoa đồng tiền
    • Nhang hương trầm
    • Đèn cầy
    • Gạo hũ
    • Muối hũ
    • Giấy tiền cúng tọn bộ
    • Trà
    • Rượu nếp
    • Nước chai
    • Trầu têm cánh phượng
    • Chè trôi nước hoặc cháo
    • Xôi gấc
    • Gà luộc nguyên con tạo thế đầu ngẩng lên khi cúng
    • Bánh kẹo

      Sau khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, đã chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng và sẵn sàng cúng để lễ cúng cho bé tròn 12 tuổi  trọn vẹn và ý nghĩa thì các bạn nên biết cách cúng sao cho chu toàn nhất với các bước sau:

      • Các lễ vật chuẩn bị cần sắp xếp sao cho cân đối, hài hòa và gọn gàng.Mâm cúng tạ lễ gia tiên thì đặt trước bàn thờ gia tiên, mâm cúng tạ lễ các bà Mụ thì đặt trong phòng của bé.
      • Cha hoặc mẹ hay ông bà thắp nhang ở các bàn thờ gia tiên và mâm cúng tạ lễ các mụ trong phòng bé.
      • Đứng nghiêm ngay ngắn để đọc các bài cúng văn khấn trước gia tiên và bài văn khấn tạ ơn các bà Mụ ở phòng bé đọc rõ ràng liền mạch.
      • Sau khi cháy hết nhanh thì đế vái tạ các gia tiên và các bà Mụ sau đó mang giấy tiền vàng mã để hóa vàng tạ lễ.

      Như vậy qua bài viết trên chúng tôi Đồ Cúng Việt đã giới thiệu cho các bạn những nội dung ý nghĩa của lễ cúng 12 tuổi cho bé trai, bé gái, trong lễ vật mâm cúng có gì để chuẩn bị đầy đủ, trong bài văn khấn có gì để đọc cho đúng và đủ hay cách cúng chuẩn và ý nghĩa đối với tâm linh của người Việt mình.

    • Hi vọng các bạn tổ chức được lễ cúng tạ ơn các bà Mụ đã chăm lo cho bé đến 12 tuổi suôn sẻ và trọn vẹn cho ngày lễ, nếu bạn có cần chúng tôi tư vấn chính xác và hiểu hơn ý nghĩa, để có cho mình mâm cúng lễ cúng chuẩn tâm linh phong tục Việt thì hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt theo Hotline: 1900 3010 để được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất chuẩn phong thủy.

Trong phong tục dân gian của người Việt, khi đứa trẻ chào đời được 1 tháng, gia đình thường làm một bữa tiệc gọi là Đoàn du phạn [bữa cơm tròn đầy] để cúng các bà Mụ. Theo quan niệm của người xưa, một đứa trẻ sinh ra hay ăn, chóng lớn, biết nói, biết cười là do 12 bà Mụ đã dày công dạy dỗ. Do đó, phải thiết lễ để cúng tạ các bà Mụ. Chia sẻ với các mẹ chủ đề hôm nay: 12 bà  Mụ là những ai? cách cúng như thế nào?

Tin liên quan :

  • Ông kẹ là ai
  • Có nên cắt tóc cho trẻ mùng 1
  • Cứt trâu ở trẻ em có ngứa không

Cúng Mụ là gì?

Cúng Mụ là phong tục cúng lễ nhằm tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, đồng thời cầu xin các bà Mụ ban cho đứa trẻ mọi phước lành.

Tùy theo phong tục của từng địa phương mà lễ cúng Mụ được cử hành vào các ngày khác nhau và quy mô lớn nhỏ cũng không giống nhau. Đa phần lễ cúng Mụ được nhiều gia đình cử hành khi đứa trẻ đầy cữ [mới sinh được 3 ngày], đầy tháng [sinh được 1 tháng]; đầy tuổi tôi [sinh được 100 ngày] và thôi nôi [đầy năm].

Tục thờ cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng được người Việt tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa truyền thống.

Vậy 12 bà mụ là những ai?

Bà Mụ, gọi nôm na là Mẹ sanh [hay “Mẹ sinh”] theo quan niệm dân gian là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh đẻ, được người dân tại một số vùng miền châu Á, trong đó có Việt Nam, thờ cúng theo tín ngưỡng và theo sự tích thì có 12 bà Mụ.

Tích xưa cho rằng 12 bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới. Nói cách khác, 12 bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai.

Con số 12 bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung trong việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói. Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.

Theo đó 12 bà Mụ mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:

  1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ [chú sanh]
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén [chú thai]
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai [thủ thai]
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé [chú nam nữ].
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai [an thai]
  6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ [chuyển sanh]
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy [hộ sản]
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ [dưỡng sanh]
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh [bảo tống]
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ [tống tử]
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ [bảo tử]
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ [giám sanh].

Phong tục thờ cúng 12 bà Mụ ở Việt Nam

Theo dân gian, đứa trẻ được sinh ra là do 12 bà Mụ nặn. Việc làm lễ cúng 12 bà Mụ thể hiện sự biết ơn đối với các bà Mụ, cũng là thể hiện mong ước của bố mẹ đối với thế hệ nối tiếp được bình an, mạnh khỏe, thông minh.

Ở nước ta các bà Mụ được thờ cúng tại một số đền chùa như chùa Hóc Ông, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn.

Đặc biệt tại Điện Ngọc Hoàng ở Đa Kao Thành phố Hồ Chí Minh có 12 pho tượng các bà Mụ trong tư thế ngồi ngai, mỗi tượng có một kiểu ngồi độc đáo với các động tác chăm sóc trẻ: bồng trẻ, cầm bình sữa, bồng bé bú, tắm cho bé v.v. Các pho tượng được làm từ khoảng đầu thế kỷ 20, bằng chất liệu gốm với màu sắc sinh động từ màu xanh lục đậu, lam cô-ban, trắng ngà, vàng đất, nâu đen, nâu đỏ

Cần chuẩn bị những gì cho một lễ cúng Mụ?

Trước tiên để có được một lễ cúng Mụ thì việc chuẩn bị đồ lễ là vô cùng quan trọng.

Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ [cúng 12 bà Mụ] và 1 lễ lớn [cúng bà Mụ Chúa]. Lễ vật thông thường bao gồm:

  1. Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
  2. Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả
  3. Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.
  4. Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
  5. Phẩm oản: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn [hoặc nhiều hơn].
  6. Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.
  7. Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn [hoặc nhiều hơn].
  8. Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Tất cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và một phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.

Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi.

Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v.

Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén. Trong nhà thì bày 3 mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tô cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.

Lễ cúng Mụ như thế nào?

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp [có thể hoa khác] vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

– Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

– Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

– Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

– Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng.

Giới thiệu website giải mã bí ẩn //giaimabian.org

Lễ cúng Mụ là một trong những phong tục độc đáo còn lưu truyền đến ngày nay với ý nghĩa cao đẹp là tạ ơn các bà Mụ bà đã nặn ra trẻ, phù trợ cho mẹ và bé sinh ra khỏe mạnh, đồng thời cũng là dịp để cho họ hàng, những người xung quanh biết sự ra đời của bé. Kể từ thời điểm này bé đã được mọi người biết đến và phát triển dưới sự bảo bọc của cha mẹ, những người thân xung quanh.

Xem thêm :

Video liên quan

Chủ Đề