Cách ly toàn xã hội tiếng anh là gì

“Giãn cách xã hội” là một trong những cụm từ được nhắc tới rất nhiều trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp. Vậy giãn cách xã hội là gì? Giãn cách xã hội tiếng Anh là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu chính xác về ý nghĩa của cụm từ này bạn nhé!

Giãn cách xã hội là gì? Giãn cách xã hội trong tiếng Anh là gì?

Khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, chúng ta thường nghe báo đài nhắc đến những cụm từ như giãn cách xã hội, cách ly xã hội, phong tỏa, lockdown… Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ ý nghĩa của chúng.

Giãn cách xã hội là như thế nào?

Giãn cách xã hội là gì? Trên thực tế, giãn cách xã hội là một nhóm các biện pháp được thực hiện để duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người nhằm mục đích hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cách biện pháp giãn cách xã hội thường bao gồm giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa người với người, hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hạn chế đi lại.

>> Xem thêm: Xe luồng xanh là gì? Cách đăng ký luồng xanh cho xe

Dịch Covid-19 ngày càng nguy hiểm, phức tạp và chúng ta chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, giãn cách xã hội luôn được xem là một trong những bệnh pháp ngăn chặn dịch bệnh hữu hiệu nhất hiện nay bên cạnh việc đeo khẩu trang, khử khuẩn… Nếu giãn cách xã hội được thực hiện kịp thời sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích như:

  • Kiềm hãm tốc độ lây lan của dịch bệnh.
  • Tránh tình trạng nền y tế bị quá tải, từ đó giúp những người bị bệnh có cơ hội được điều trị, và hơn thế nữa là được điều trị tốt.

>> Tìm hiểu: Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM

Giãn cách xã hội tiếng Anh là gì?

Đến đây chắc hẳn các bạn đều đã rõ giãn cách xã hội là gì rồi phải không nào? Vậy bạn có bao giờ thắc mắc giãn cách xã hội tiếng Anh là gì không? Trong tiếng Anh, giãn cách xã hội là social distancing. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổng hợp một số thuật ngữ liên quan đến dịch bệnh trong tiếng Anh. Hy vọng những thuật ngữ này sẽ giúp ích cho bạn khi đọc hoặc nghe các bản tin liên quan đến dịch bệnh bằng tiếng Anh!

  • Diagnose: Chuẩn đoán.
  • Disease: Bệnh.
  • Epidemic: Dịch bệnh.
  • Incubation period: Thời kỳ ủ bệnh.
  • Infect: Lây nhiễm.
  • Isolation: Sự cách ly.
  • Outbreak: Ổ dịch.
  • Pandemic: Đại dịch.
  • Pathogen: Mầm bệnh.
  • Superspeader: Người siêu lây nhiễm.
  • Symptom: Triệu chứng.
  • Transmission: Sự truyền nhiễm.

>> Tìm hiểu: 

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 là gì?

Việc cách ly, giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn Covid-19 tại Việt Nam hiện nay thường được thực hiện theo các Chỉ thị 15, 16, 19 của Chính phủ. Vậy giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 là gì? Bao gồm những biện pháp nào?

Theo Chỉ thị số 19/CT-TTg, các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp sau:

  • Yêu cầu người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
  • Dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
  • Tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường... và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ [bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn...] trừ các cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động ở phía trên, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
  • Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.
  • Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
  • Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
  • Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời gian, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

Bạn có thể xem thêm nội dung của Chỉ thị số 19/CT-TTg TẠI ĐÂY.

>> Tham khảo:

Hy vọng những chia sẻ của META.vn trong bài viết này đã giúp các bạn biết được giãn cách xã hội là gì, giãn cách xã hội tiếng Anh là gì. Để ngăn chặn Covid-19, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, hãy thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Chính phủ, khuyến cáo của Bộ Y tế bạn nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! Chúc Việt Nam của chúng ta thắng lợi trước đại dịch.

Hiện META.vn đang cung cấp các sản phẩm như nước rửa tay, khẩu trang, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2… Nếu có nhu cầu trang bị những sản phẩm này, hãy truy cập ngay website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây bạn nhé!

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

The official IELTS by IDP app is here! Download it today.

COVID-19 không chỉ thay đổi cách chúng ta học tập, làm việc và giao tiếp mà còn thay đổi ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày. Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ chúng ta sử dụng liên quan đến COVID-19 và cách chúng ta có thể sử dụng trong bài thi IELTS.

Chúng ta đã làm gì trước khi đại dịch COVID bùng phát? Chúng ta đã học được cách thay đổi theo đại dịch chưa? Chúng ta có đang trong tình trạng giãn cách xã hội, thậm chí là cách ly không?

Có lẽ tất cả chúng ta đều đang phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn vì sự lan rộng nhanh chóng của dịch bệnh và ý thức được cuộc sống của cá nhân đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao. Tuy nhiên, một trong những điều tích cực được rút ra từ dịch bệnh chính là bổ sung rất nhiều từ vựng mới vào vốn từ vựng của mình. Nói cách khác, chúng ta đã học được cách dùng ngôn ngữ liên quan đến ‘đại dịch’ để giao tiếp.

Khi bạn chuẩn bị cho kì thi IELTS, bạn luôn tìm hiểu về những từ ngữ thông dụng trong cuộc sống hằng ngày để có thể diễn đạt những điều mà bạn mong muốn, yếu thích hoặc bàn luận về những vấn đề mang tính phổ thông. Việc thấu hiểu và có thể sử dụng các thuật ngữ liên quan đến dịch bệnh sẽ giúp bạn giao tiếp được ý tưởng và cảm xúc một cách chính xác hơn trong bài thi. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn nghe và đọc hiểu tốt các thông tin thời sự trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bài viết này sẽ giúp bạn hệ thống lại những từ ngữ thường xuyên xuất hiện để sử dụng một cách tự tin và chính xác trong bài thi IELTS

Cách chúng ta giao tiếp đã thay đổi rất nhiều trong khoảng thời gian qua khi chúng ta phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải dựa vào sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông kĩ thuật số. Chúng ta dường như đã trở thành những chuyên gia trong việc sử dụng những công cụ trực tuyến này để phục vụ cho các nhu cầu hội nghị, kinh doanh cũng như những mục đích cá nhân.

Bảng tóm tắt dưới đây sẽ liệt kê một số thuật ngữ chúng ta đang sử dụng.

Từ [từ loại] Định nghĩa Ví dụ
Zoom [v/n]Nền tảng họp trực tuyến 'I'll see you on Zoom later.'
ping[v]Gọi/nhắn tin/liên lạc 'I'll ping you later on.'
Skype [v/n]Nền tảng nhắn tin/ gọi điện 'I tried to Skype you.'
lag [v/n]Sự chậm trễ/ độ trễ 'The lag meant I couldn't hear you.'
drop out [ph v]Mất kết nối 'What..? You dropped out.'
speed test [n]Bài kiểm tra tốc độ mạng 'The speed test showed my upload was only 1Mb.'
WFH [abbr.]Làm việc tại nhà 'My WFH days might change.'
screen share [v]Cho phép người khác xem màn hình của bạn
chat [v/n]Viết một tin nhắn

Trong khoảng thời gian gần đây, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe đến cụm từ ‘unprecedented times’ [giai đoạn chưa từng có]. Cụm từ này được sử dụng để diễn tả một tình huống hoặc sự kiện mà chúng ta chưa từng trải qua bao giờ. Và sự bùng phát của đại dịch COVID chính là một trong những tình huống mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây, vì vậy được gọi là chưa có tiền lệ.

Khi chúng ta nhắc về cuộc sống trước khi dịch bệnh diễn ra và dự đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng những từ và cụm từ chỉ cột mốc thời giạn sau đây để diễn tả cuộc sống trước, trong và có thể xảy ra sau đại dịch.

Từ [từ loại] Định nghĩa Ví dụ
unprecedented times [adj]Một điều chúng ta chưa từng trải qua 'We must pull together in these unprecedented times.'
pre-COVID [adv]Trước COVID-19 'Well, pre-COVID, my plan was to go to Australia.'
post-COVID [adv]Sau COVID-19 'I can't wait till post-COVID to travel.'
lockdown [n]Ở trong nhà/ trong nhà tù 'We can't go out, we are still in lockdown.'
quarantine [n/v]Giai đoạn cách ly 'I had to quarantine when I returned from overseas.'
isolation [n]Cách ly, cô lập 'I'm in isolation for the next 2 weeks!'
self-isolate [v]Tự cách ly, tự cô lập 'I will self-isolate so I don't infect anyone.'

Khi chúng ta theo dõi tin tức, có thể bạn sẽ nghe thấy một vài thuật ngữ mới nhưng nhanh chóng trở thành một phần ngôn ngữ hàng ngày quanh ta. Tôi tin chắc khi bạn cập nhật tình hình về dịch bệnh ở quốc gia của bạn, bạn sẽ thấy phát thanh viên chào nhau bằng cách chạm vào khuỷu tay và đeo khẩu trang. Mọi người cũng tránh các cách chào hỏi nhau thông thường và đứng giãn cách để đảm bảo giãn cách xã hội.

Và dưới đây sẽ là một số cụm từ và thuật ngữ bạn có thể tham khảo:

Column 1Column 2
elbow-bump [v]Chào nhau bằng cách chạm khuỷu tay 'The politicians elbow bumped before starting the meeting.'
PPE [abbr.]Thiết bị bảo hộ cá nhân 'In some countries there is a shortage of PPE.'
Social distancing [v/n]Đứng giữ khoảng cách với người xung quanh 'They are not social distancing.'
hand sanitiser [n]Hóa chất rửa tay 'There was no hand sanitiser in the office.'
hoard [v]Mua một món với số lượng lớn 'People are hoarding toilet paper.'
panic shopping [n]Mua nhiều món không cần đến 'Everyone is panic shopping.'
moratorium [n]Ngân hàng tạm hoãn hạn thanh toán nợ 'Our bank has a moratorium so we don't have to pay our mortgage payments.'
pivot [v/n]Nhanh chóng thay đổi định hướng hoặc mục tiêu 'We have all learned to pivot in our jobs.'
recession [n]Giai đoạn suy giảm kinh tế 'COVID-19 will force countries into a recession.'
bankrupt [adj/v/n]Một người hoặc doanh nghiệp không thể thanh toán nợ 'So many small businesses are becoming bankrupt.
cluster [n/v]Một nhóm các ca dương tính với COVID cùng nhau 'There are a number of clusters near where I live.'

Chúng ta cũng nhận thấy sự xuất hiện của các thuật ngữ liên quan đến sức khỏe được sử dụng hàng ngày để diễn tả về đại dịch trong nước. Việc tuân thủ các hướng dẫn của các cơ quan y tế là việc rất quan trọng nhằm đảm bảo chúng ta có thể hạn chế sự lây nhiễm của virút. Khi bạn đi mua sắm hoặc đến các cơ quan, bạn sẽ được tiến hành đo nhiệt độ và sẽ được hỏi về lịch sử biểu hiện các triệu chứng tương tự cúm như ho hoặc sốt. Vì vậy, đối với một số người, việc hiểu được những ngôn ngữ này là vấn đề sống còn, đặc biệt nếu bạn đang sinh sống tại một quốc gia nói tiếng Anh.

Hãy cùng học các từ vựng liên quan đến đại dịch virút corona sau đây:

Từ [từ loại] Định nghĩa Ví dụ
outbreak [n]Một sự bùng phát đột ngột 'The COVID-19 outbreak took us all by surprise.'
spread [v/n]Lan tràn 'We have to deal with the spread of infection quickly.'
confirm [v]Xác nhận dương tính từ xét nghiệm COVID 'It's confirmed, I have COVID!'
symptom [n]Dấu hiệu bạn bị bệnh 'The symptoms were quite noticeable. She was coughing and had a fever.'
case [n]Ca nhiễm 'There were 60 more cases today.'
community transfer [n]Lây nhiễm trong cộng đồng 'Most cases are from community transfer.'
asymptomatic [adj]Người nhiễm COVID nhưng không có triệu chứng 'He was asymptomatic, so we didn't know he had it.'

Khi chúng ta trò chuyện cùng người khác, chúng ta thường nói về những gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh. Vì vậy COVID-19 và ảnh hưởng của đại dịch trên phạm vi toàn cầu đang là một chủ đề đầu tiên mọi người hay nói đến.

Trong phần thi môn Nói của bài thi IELTS, bạn có thể sẽ được hỏi về những điều bạn thích làm trong khoảng thời gian rảnh ‘leisure time’. Đây có thể là hoạt động bạn thường thích làm trước khi đại dịch xảy ra, hoặc cũng có thể là một điều bạn vừa học được trong khoảng thời gian cách ly. Ngoài ra, bạn có thể được hỏi để bàn luận về chủ đề du lịch ‘tourism’, khi đó bạn hoàn toàn có thể đề cập đến việc biên giới đang đóng cửa do giãn cách xã hội và ảnh hưởng tiêu cực của việc này đến ngành công nghiệp du lịch. Trong chủ đề môi trường ‘environment’, bạn cũng có thể cho rằng thế giới có thể đã trở nên sạch hơn do không còn lái xe hoặc du lịch nhiều như trước nên giúp làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Nếu được hỏi chủ đề sức khỏe và an sinh ‘health and wellbeing’, bạn hoàn toàn có thể đề cập đến tầm quan trọng của việc truyền thông và giáo dục các kiến thức liên quan đến đại dịch và cách phòng tránh lây nhiễm trong trường học và ngoài cộng đồng. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được hỏi về việc đưa ra những suy đoán trong tương lai sau dịch bệnh ở Phần 3 của bài thi Nói. Lúc đó bạn có thể đề cập đến những ảnh hưởng nghiêm trọng mà COVID-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu ‘global economy’.

Việc ý thức về những chủ đề được trao đổi và ngôn ngữ được sử dụng hằng ngày sẽ giúp bạn liên tục học thêm được nhiều thuật ngữ liên quan. Thế giới chúng ta sống đang thay đổi và mang đến những thách thức mới. Tuy nhiên, bằng cách tìm hiểu và học hỏi những ngôn ngữ xuất hiện trong từng thời điểm sẽ giúp chúng ta giao tiếp một cách dễ dàng và có một sự hiểu biết về những vấn đề đang diễn ra quanh ta.

This website uses cookies to ensure you get the best experience on our website. Learn more

Video liên quan

Chủ Đề