Vì sao em yêu thích môn văn


Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.

Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.


Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.

Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.


TT - Lúc còn đi học, dù giỏi đều các môn nhưng tôi chỉ thích học văn nên mong ngày mong đêm cho đến lớp 10 để được phân ban. Vào ban văn chương chắc chắn sẽ vô cùng thú vị!

Tôi thích học văn, vì việc hiểu biết thêm một từ, dùng từ đó để đặt ra nhiều câu mang ý nghĩa khác nhau trong giờ ngữ vựng đối với tôi là sự khám phá. Tả một con vật yêu thương, viết về một người yêu quí, kể những câu chuyện vui buồn đã qua... trong giờ tập làm văn đối với tôi là được chuyện trò, chia sẻ. Thầy cô thời tiểu học đã dạy tôi như thế và tôi cũng hoàn toàn cảm nhận đúng như thế.

Lên cấp II, thầy giáo dạy văn nói vui với chúng tôi: “Các em học cho thật giỏi môn văn đi để sau này có đi học xa nhà, biết cách viết thư xin tiền thì ba mẹ mới gửi cho. Lúc ra trường, biết cách viết đơn xin việc làm thì mới được nhận. Thầm yêu trộm nhớ ai, biết viết thư, làm thơ tỏ tình thì sẽ được yêu...”. Mục đích thì đơn giản vậy nhưng lại... vô cùng hấp dẫn. Có lẽ vì thế nên chúng tôi không hề xao lãng môn văn.

Lên cấp III, tôi vào ban văn chương. Giờ học đầu tiên, thầy hiệu trưởng Nguyễn Sỹ Tế [giáo sư môn triết, Trường Trường Sơn] đích thân đến lớp chúng tôi để giới thiệu ban giám hiệu và các giáo sư [các ban khác thì thầy hiệu phó, giám thị... đến].

Thầy nói một câu mà chúng tôi rất tự hào và nhớ mãi: “Xin trân trọng kính chào lớp hậu bối! Các em chọn ban văn chương, có nghĩa là các em đã đến với môn học được xếp vào hàng cao quí nhất! Các em có biết trong tất cả lễ trao giải thưởng của ngành giáo dục trong nước cũng như trên toàn thế giới, phần thưởng môn văn sẽ được chính nguyên thủ quốc gia hoặc người nào giữ chức vụ cao nhất có mặt tại buổi lễ đích thân trao tặng đầu tiên”.

Không chỉ dưới mắt thầy cô, chúng tôi - học sinh chuyên văn - luôn được yêu quí, trân trọng; mà trong mắt bạn bè, các lớp chuyên văn lúc nào cũng là thế giới hấp dẫn các bạn khác phái cùng trường lẫn khác trường. Chúng tôi rất hãnh diện vì mình là người đang học ban văn chương.

Thế rồi... 20 năm sau. Năm lớp 9, con gái tôi đoạt giải nhất môn văn cấp thành phố. Tôi cũng hãnh diện đi theo con mình đến hội trường Thống Nhất để dự lễ trao giải thưởng. Thật lòng thời điểm đó chuyện cơm áo gạo tiền cứ cuốn hút tôi lao vào nên mọi chuyển biến trong xã hội tôi ít biết.

Cho đến lúc trao phần thưởng môn văn, khi nghe một giáo sư nói: “Ngày nay, trước thực trạng đa số các em HS thờ ơ với môn văn, chúng tôi - những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học - cảm thấy vô cùng có lỗi với các bậc tiền bối Nguyễn Trãi, Nguyễn Du tiên sinh...”, tôi bất chợt bàng hoàng, nghe rưng rưng nước mắt...

NGỌC TRÚC

Cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ văn trường Marie Curie Hà Nội chia sẻ về cách dạy, học môn Ngữ văn trong trường phổ thông, từ đó nêu lý do khiến môn học trở nên nhàm chán với học sinh.

Dạy Văn để thi cử

Nhiều học sinh than thở các em không thích học Văn nhưng phải học để đi thi. Đi thi tất nhiên ai cũng mong được điểm cao nhưng cách cho điểm môn Văn lại theo barem điểm. Do vậy học sinh để có điểm cao môn Văn thì yêu thôi là chưa đủ mà cần phải học đủ ý như được dạy. Việc học thay vì tạo niềm vui lại trở thành nghĩa vụ bắt buộc.

Học Văn để đi thi là lý do chính khiến môn học này kém hấp dẫn học sinh và giáo viên. Những giáo viên dạy Văn có thể dạy thoáng, dạy mở ở các khối dưới. Nhưng đến năm cuối cấp phải gò học sinh ôn luyện phục vụ thi cử. Điều này hạn chế sự sáng tạo và cảm xúc của các em.

Dạy theo kiểu học thuộc, không tư duy

Xã hội đang nhìn nhận Ngữ văn là môn học thuộc. So với các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, người học Văn không cần thiết phải tư duy quá nhiều. Chính quan niệm này làm giảm giá trị của môn Văn. Tuy nhiên phải nhìn nhận khách quan, sở dĩ xã hội có cái nhìn như vậy là bởi cách Ngữ văn trong nhà trường thiên về đọc chép, không chú trọng phát triển tư duy của học sinh.

Nguyên nhân sâu xa vẫn bắt nguồn từ câu chuyện thi cử. Bởi điểm thi môn học này được chấm theo barem điểm nên giáo viên sẽ dạy theo kiểu đọc chép. Học sinh làm bài chỉ cần đúng ý, đủ điểm và không dám phá cách.

Với cách dạy theo kiểu học thuộc sẽ hạn chế năng lực tư duy, phản biện xã hội của học sinh. Nhiều em sau khi ra trường cảm thấy tiếc nuối vì không học môn Văn tử tế. Nhưng các em cũng tâm sự thật, với cách dạy Ngữ văn khô cứng như hiện nay, chẳng mấy học sinh yêu thích môn học này.

Dạy thụ động, thiếu sự phản biện 

Vài năm trở lại đây, trong cấu trúc đề thi Văn mới dè dặt thêm phần nghị luận xã hội. Trong khi đó nhiều nước đã có những đề thi Văn 100% là nghị luận xã hội. Nhiều học sinh so sánh cách viết văn bằng tiếng Anh và viết văn bằng Tiếng Việt. Các em thừa nhận thích viết văn bằng tiếng Anh hơn vì được thoải mái sáng tạo trên nhiều khía cạnh.

Chính sự thoải mái đó thúc đẩy sáng tạo, tư duy mở của học sinh. Do vậy muốn học sinh hứng thú với môn Ngữ văn cần phải thay đổi cấu trúc đề thi theo hướng tăng phần nghị luận xã hội, giảm phần nghị luận văn học. 

Nghị luận xã hội chính là mảnh đất giúp học sinh khai phóng tư duy và bày tỏ chính kiến của mình. Giáo viên phải đưa được những vấn đề đa chiều và cho phép học sinh phản biện.

Dạy Văn để đi thi là một trong những lý do chính khiến môn học này nhàm chán. [Ảnh minh họa: VTV]

Dạy Văn mang tính áp đặt

Đối với môn Toán, Lý, Hóa học sinh có thể giải bài tập theo nhiều cách khác nhau chỉ cần đúng kết quả. Và chúng ta khen ngợi những các em đó là thông minh, sáng tạo. Nhưng không em nào học môn Ngữ văn khi đi thi lại dám viết lên suy nghĩ trái với những điều được dạy trên lớp. Đây là điểm hạn chế trong cách dạy môn Ngữ văn tại nhà trường khi nặng về tính áp đặt.

Hàng chục năm qua, chúng ta vẫn dạy học trò nhân vật chính diện luôn luôn là người tốt, nhân vật phản diện bắt buộc là người xấu. Nhưng cuộc sống này vốn đa chiều và xã hội luôn vận động. Bất kể một sự vật, hiện tượng, con người nào cũng có những mặt được và chưa được. Môn Văn phải khơi gợi được chính kiến của học sinh thay vì ép các em phải viết, nói những điều các em không nghĩ.

Chú trọng kỹ năng viết, bỏ qua đọc hiểu, nói

Trong môn Ngữ văn có 3 kỹ năng rất quan trọng bao gồm nói, viết và đọc hiểu. Nhiều nền giáo dục chú trọng đến việc dạy nói, đọc hiểu, viết cho trẻ. Nhưng học sinh Việt Nam chỉ được học viết chưa được dạy cách nói, đọc hiểu. Có thể nhìn thấy điểm yếu cố hữu của học sinh nước ta đó là kỹ năng nói rất yếu, không dám bày tỏ suy nghĩ cá nhân, không dám đứng thuyết trình trước đám đông.

Cho nên để môn Văn hấp dẫn với học sinh, giáo viên phải thay đổi cách dạy cho phép các em được nói, được bày tỏ quan điểm. Có như vậy cái gốc rễ mà môn Văn vun trồng mới bám chặt, bám sâu.

Nặng tính giáo điều, xa rời cuộc sống

Cách dạy Văn đi theo một lối mòn. Nhiều giáo viên thời đại 4.0 nhưng vẫn giữ một giáo án, phương pháp dạy cách đây hàng chục năm. Vì người ta ngại đổi mới nên mặc định chỉ dạy học sinh những điều có trong khuôn mẫu.

Trên thực tế, xã hội luôn vận động và phát triển. Nếu vẫn giữ khư khư cách dạy theo lối mòn học sinh sẽ nhàm chán. Những tác phẩm được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong sách vở không phản ánh hết thực tế cuộc sống vốn đã sinh động. Cho nên để học sinh hiểu, tiếp thu và yêu môn học này, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy, gắn chặt môn Văn với những bài học trong cuộc sống.

Suy cho cùng cái địch lớn nhất của việc học Văn là để trau dồi tâm hồn và học cách làm người. Nếu giáo viên không hướng học sinh đến những giá trị đó thì môn học này đương nhiên sẽ bị gắn mác nhàm chán.

Vũ Ninh [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề