Sau sinh bao lâu được ăn nếp

Xôi nếp được coi là món ăn lợi sữa điển hình của các bà mẹ. Vì thế không mấy ai để ý mới sinh con có ăn xôi được không mà chỉ cho rằng ăn càng nhiều xôi sẽ càng tốt. Thế nhưng, sự thật về xôi sẽ khiến không ít mẹ ngã ngửa vì bất ngờ đấy.

Mới sinh con có ăn xôi nếp được không?

Đa số chúng ta đều lẩm tưởng rằng ngay sau khi sinh, càng ăn nhiều xôi càng tốt vì chúng vừa giúp người mẹ bổ sung dinh dưỡng để làm lành vết thương, vừa hỗ trợ cho tuyến sữa hoạt động tích cực hơn. Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy.

Xôi bản chất là gạo nếp được nấu chín, chứa khá nhiều năng lượng, protein và chất béo. Tuy nhiên, amilopectin trong xôi [một chất tạo nên độ dẻo] thì lại rất khó tiêu. Ngoài ra, xôi cũng có tính ấm, nếu vừa mới sinh mà đã ăn xôi thì có thể bị trướng bụng, đầy hơi.

Với những bà mẹ mới sinh phải rạch ở tầng sinh môn hoặc sinh mổ, ăn xôi quá sớm có thể khiến vết thương lâu lành, mưng mủ và để lại sẹo lồi.

Kết luận: Bà đẻ vừa mới sinh con không nên ăn xôi ngay.

  • Xem thêm:  Sau sinh ăn yến mạch có lợi như thế nào?
Bà đẻ không nên ăn xôi ngay sau khi mới sinh con

Vậy thì bà mẹ sau sinh bao lâu sẽ được ăn xôi nếp?

Mới sinh không nên ăn xôi ngay, nhưng khi cơ thể đã ổn định thì ăn xôi rất tốt. Bà mẹ sinh thường nên đợi khoảng 3 ngày; bà mẹ sinh mổ thì lâu hơn, khoảng 5 – 7 ngày rồi mới nên ăn. Một số bà mẹ cho rằng sinh mổ mấy tháng mới được ăn đồ nếp là không cần thiết.

100g gạo nếp dùng để nấu xôi có thể cung cấp đến 346 Kcal, 8.4g protein, 16mg canxi, 17mg magie, 130mg photpho, 282 mg kali, 2.3mg kẽm và một lượng đáng kể vitamin B. Điều này chứng tỏ rằng xôi là một thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng.

Bảng giá trị tính trên 100g gạo nếp dùng để nấu xôi

Ăn xôi cung cấp được nhiều năng lượng hơn so với việc ăn cơm tẻ thông thường. Ngoài ra, vì xôi rất dẻo nên ăn một bát xôi luôn giúp bà mẹ ăn được nhiều hơn và no lâu hơn. Với những bà mẹ mới sinh bị suy nhược cơ thể, ăn xôi là giải pháp tuyệt vời.

Ngoài ra nếu bà mẹ bị tắc sữa sau sinh, chỉ cần lấy xôi nóng cuộn vào vải xô, sau đó chườm và day ngực, những cục sữa đông sẽ được đánh tan nanh chóng.

Một số câu hỏi khác về việc ăn xôi nếp khi mới sinh con

Bên cạnh việc mới sinh ăn xôi nếp có được không, có vẻ như các bà mẹ còn rất nhiều thắc mắc xung quanh thực phẩm quen thuộc này. Mebeaz xin được giải đáp một số câu hỏi thường gặp ngay sau đây.

Phụ nữ mới sinh có được ăn xôi gấc không: Xôi gấc cũng giống như xôi nếp bình thường, không nên ăn ngay sau khi mới sinh con. Nhưng chỉ cần đợi vài ngày cho vết thương dần lành lại [như đã trình bày ở trên] thì bà đẻ hoàn toàn có thể ăn xôi gấc được.

Mới sinh ăn xôi có nhiều sữa không: Xôi chứa nhiều dinh dưỡng quý giá và đó chính là yếu tố giúp nó trở thành thực phẩm lợi sữa quen thuộc của các bà mẹ. Chúng tôi có thể khẳng định rằng bà mẹ mới sinh nếu ăn được xôi thì sẽ rất lợi sữa, giúp sữa về nhiều và đặc hơn.

  • Xem thêm: Yến sào bổ nhưng phụ nữ mới sinh có ăn được không?
Mới sinh ăn xôi đúng cách sẽ rất tốt cho sữa mẹ

Bà đẻ ăn nhiều xôi nếp quá có tốt không: Tất cả mọi thứ ăn quá nhiều đều không tốt, ngay cả xôi nếp cũng vậy. Ăn quá nhiều xôi nếp trước hết làm bà mẹ cảm thấy chán ngán, sau sẽ gây khó tiêu, nóng trong, nổi mụn, và tăng cân rất nhanh. Ăn lưng bát xôi mỗi ngày [hoặc thay thế bằng một lượng đồ nếp tương tự] là hợp lý nhất.

Những ai không nên ăn xôi khi mới sinh con: Nếu bà mẹ đang bị sốt, vàng dạ, trướng bụng, ho khạc ra đờm vàng thì không nên ăn xôi vì tính ấm của xôi sẽ làm bệnh nặng hơn. Bà mẹ bị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng nên hạn chế ăn xôi nếu không muốn thường xuyên bị ợ nóng.

Mới sinh không ăn được xôi nếp có sao không: Có nhiều bà mẹ mới sinh không ăn được xôi hoặc đồ nếp bởi vì họ không thích, khi đó không nên thúc ép vì thật ra thì thiếu xôi trong thực đơn cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chúng ta hoàn toàn có thể thay thế bằng cơm tẻ, thịt cá, trứng sữa, rau xanh và hoa quả.

Nếu bà mẹ không thích ăn xôi, chúng ta không nên thúc ép

Mới sinh ăn xôi kèm với hành khô, thịt, trứng được không: Trong thời gian cho con bú không nên ăn hành khô vì chúng có thể làm sữa mẹ “có mùi”. Còn việc ăn kèm xôi với thịt hoặc trứng thì quá tốt, không có gì phải bàn cãi.

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được một số thắc mắc xung quanh việc mới sinh ăn xôi được không cũng như một số lưu ý khi ăn thực phẩm này. Nếu các mẹ còn có bất cứ thắc mắc gì về sức khỏe sau sinh, đừng ngại để lại bình luận ngay dưới bài viết để được giải đáp miễn phí nhé!

Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?

Thứ Năm ngày 19/03/2020

  • Phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không?
  • Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không?
  • Sinh mổ ăn mì gói được không và ăn như thế nào?

Sau sinh mổ, bác sĩ thường sẽ dặn các mẹ không nên ăn đồ nếp, rau muống,.. để vết thương mau lành và không bị mưng mủ. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp và chế độ ăn uống sau sinh mổ cho sản phụ như thế nào để hồi phục nhanh nhất.

Trước khi tìm hiểu sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì mẹ hãy nắm các công dụng của đồ nếp cho sức khỏe của mình trước nhé!

Công dụng của món nếp cho mẹ sau sinh là gì?

Các mẹ biết không, gạo nếp được xem là một trong những thực phẩm chứa một lượng lớn vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong 100g gạo nếp có đến 1,2mg sắt - cực tốt cho những người bị thiếu máu.

Mẹ sau sinh ăn đồ nếp sẽ đảm bảo được lượng sắt cho con yêu thông qua sữa mẹ. Không những thế, gạo nếp còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan giúp mẹ phòng ngừa được một số bệnh như ung thư trực tràng...

Mẹ sau sinh ăn đồ nếp sẽ đảm bảo được lượng sắt cho con yêu thông qua sữa mẹ

Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?

Theo Đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, có tác dụng ấm bụng. Vì vậy, có thể nói, đồ nếp là nguồn thực phẩm tốt đối với sức khỏe của mọi người. Vậy liệu sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp nhỉ?

Bởi khá nhiều bà bầu thắc mắc câu hỏi sinh mổ bao lâu nên theo các bác sĩ, những người vừa trải qua khâu phẫu thuật, người đang bị sưng viêm nên kiêng đồ nếp để tránh bị mưng mủ.

Đặc biệt là phụ nữ sau sinh mổ, vết mổ còn chưa lành không nên vội vàng ăn đồ nếp vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.

Chính vì thế, sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì tốt nhất là mẹ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi ăn lại.

Sau sinh mổ thìmẹ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi ăn được đồ nếp lại

Sau sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thông thường thì sau 2 tháng vết mổ bên ngoài sẽ hoàn toàn lành lại và vết mổ bên trong cần mất khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. Lúc này, nếu mẹ thèm đồ nếp thì vẫn có thể ăn một ít và tuyệt đối không nên ăn nhiều.

Sau sinh mổ nên ăn gì?

Nhiều sản phụ không chỉ lo lắng sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp mà còn quan tâm sau sinh mổ nên ăn gì để tốt sức khỏe.

Do áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm...

Sau sinh, mẹ ăn nhiều hơn những tháng cuối thai để tạo sữa cho con bú. Mẹ cần phải ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa đặc biệt nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mỡ, rong biển, tảo biển... giàu DHA, mẹ ăn các loại thức ăn trên thì sữa mẹ giàu DHA, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho mắt của trẻ.

Mẹ sau sinh mổ nên ăn các loại rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài... Mỗi ngày nên ăn hơn 20 loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm an toàn. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, không uống bia, rượu và hút thuốc lá.

Rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A rất tốt cho mẹ sau sinh

Kích thích hỗ trợ tiêu hóa, nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.

Sau sinh, khi vận động mẹ hãy đề phòng huyết khối, tĩnh mạch.

Phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút để dự phòng thiếu vitamin D trong thời gian từ 6 đến 7h sáng, vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết sau khi sinh và những bà mẹ không có sữa.

Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

Tiếp tục ăn uống bổ sung sắt, vitamin ít nhất một tháng sau sinh.

Uống nước thường xuyên: Hàng ngày, mẹ cần uống đủ 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo kích thích sự tiết sữa. Ngoài ra, việc này còn hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu ở sản phụ sau sinh nhé.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì mẹ cũng phải hạn chế các thực phẩm tanh, gây chậm liền sẹo.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì thời gian từ 1- 3 tháng sau sinh mổ, mẹ cần hạn chế những thức ăn có vị tanh như cá, ốc,.. vì chúng có thể gây ra hiện tượng ức chế sự đông máu sau phẫu thuật khiến vết thương lâu liền da.

Ngoài ra, những thực phẩm như rau muống, lòng trắng trứng gà cũng làm cho vết mổ của mẹ có khả năng bị viêm nhiễm hoặc gây sẹo lồi. Do đó, mẹ cũng nên kiêng để đảm bảo hồi phục nhanh nhất.

Thanh Hoa

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sinh mổ
  • sau sinh

Video liên quan

Chủ Đề