Tiêm phòng bao lâu thì được tắm

Hiện nay chủ đề tiêm vaccine đang được nhiều người quan tâm sau khi Bộ y tế phát động chiến dịch toàn dân nâng cao hệ miễn dịch phòng Covid 19. Vậy sau khi tiêm vacxin có được tắm không? Cần lưu ý những gì? Bạn hãy đọc chi tiết ngay bài viết bên dưới. 

I/ Vaccine là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu có nên tắm sau khi tiêm phòng vắc xin không, bạn cần biết rõ bản chất của loại dung dịch tăng kháng nguyên này. 

Vaccine [Vắc xin] phòng Covid 19 được bào chế và đưa vào sử dụng từ khoảng đầu năm 2021. Loại dung dịch bào chế cho phép đưa vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể ở mức độ an toàn để hệ miễn dịch sản sinh / ghi nhớ và kháng lại chúng. 

Virut gây bệnh trong vacxin đã được làm giảm tác hại, chúng gọi là kháng nguyên nhằm đưa cơ thể con người vào trạng thái “tự chữa bệnh”. 

Sau khi chích ngừa phòng vacxin, bạn có thể bị các triệu chứng như bệnh thật nhưng ở mức độ nhẹ. Cơ thể lúc này sẽ phát đi cơ chế miễn dịch kháng lại virus và ghi nhớ cách diệt trừ chúng. 

Do đó, sau khi tiêm vaccine, khả năng mắc bệnh là không cao hoặc miễn nhiễm. 

Bên cạnh vaxcin Covid 19 thì hiện nay trên Thế Giới đã có rất nhiều loại vacxin khác phòng nhiều bệnh tại người lớn và trẻ em: mũi tiêm 6in1, 5 trong 1, bệnh sởi,.. 

Tiêm vacccine là cách tốt nhất tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt trong thời kì Covid 19 đang lây lan diện rộng, gây tê liệt ngành hàng không, kinh tế. 

Tiêm Vacxin Covid 19 hiện đang được Bộ y tế cung cấp miễn phí cho toàn người dân từ 18 tuổi trở lên tại Việt Nam. 

II/ Sau khi tiêm vacxin có được tắm không?

Vacxin Covid theo nghiên cứu của 1 số nhà khoa học và công bố từ nhà sản xuất, có khả năng người sau tiêm sẽ gặp biến chứng nếu không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các nhân viên y tế. 

Vậy sau khi tiêm vacxin có được tắm không? Đây là câu hỏi rất được quan tâm bởi xoay quanh câu chuyện tiêm phòng, có rất nhiều luồng thông tin giả, sai sự thật được cộng đồng mạng thêu dệt, truyền tai nhau. 

Trên thực tế, sau khi tiêm phòng về bạn vẫn có thể TẮM BÌNH THƯỜNG, vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm. 

Đặc biệt, sau tiêm sẽ để lại 1 nốt nhỏ trên bắp tay, bạn không cần quá lo lắng và lưu ý để vết thương vệ sinh sạch sẽ nhất. 

Bạn không nên rửa nước trực tiếp vào vết thương sau tiêm, điều này có thể gây nhiễm trùng. 

Đồng thời, nên sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Khi có dấu hiệu sốt do thuốc bắt đầu hoạt động sinh kháng thể, bạn không nên cố tắm rửa. Chỉ lên lau người và nằm nghỉ ngơi sẽ giúp cắt sốt nhanh hơn. 

Theo quyết định mới nhất của Bộ y tế và các nhà sản xuất vắc xin, trẻ nhỏ dưới 18 tuổi chưa được tiêm kháng thể nên bạn không cần quá lo lắng cho sức khỏe các bé.  

III/ Một số lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin về

Khuyến cáo của Bộ y tế, sau khi tiêm chủng vaccine phòng Covid 19, bạn cần tuân thủ theo các lưu ý sau: 

  • Lưu lại điểm tiêm 30 phút để nghỉ ngơi và phát hiện các triệu chứng phản ứng thuốc. 
  • 5 nhóm thực phẩm có lợi: rau xanh, súp [cháo, canh], hành tỏi, nghệ, việt quất. 
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, chất kích thích trước khi tiêm. 
  • Uống đủ nước, có thể bổ sung orezol, nước cam, chanh tăng đề kháng và vitamin C giảm cảm giác háo nước. 
  • Sử dụng thực phẩm nguyên hạt, nên chuẩn bị sẵn đồ ăn sau tiêm phòng. 

Đặc biệt, bạn luôn phải theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu sốt trên 38,5 độ hãy uống thuốc hạ sốt. Đồng thời sử dụng các biện pháp hạ thân nhiệt khi có dấu hiệu nóng lên của cơ thể. 

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, luôn cần có người hỗ trợ và theo dõi sức khỏe. Bạn cũng không nên đụng chạm vào chỗ tiêm, để vùng tiêm thoải mái sẽ nhanh giảm cơn đau. 

Trên đây là toàn bộ những lưu ý sau khi tiêm chủng và giải đáp thắc mắc sau khi tiêm vacxin có được tắm không. Chúc các bạn sức khỏe vượt qua đại dịch Covid 19. 

Một số trẻ sau khi đi tiêm phòng về thường sốt và khó chịu. Vì thế, nhiều mẹ thắc mắc trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không để tránh nguy hiểm cho con. 

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Sợ con bị sốt, khó chịu sau khi tiêm phòng là nỗi lo chung của hầu hết tất cả bố mẹ. Một trong những điều nhận được sự quan tâm của bố mẹ chính là trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này khi đưa ra thảo luận trên các hội mẹ bỉm sữa.

Tiêm phòng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp bé phòng chống các bệnh nguy hiểm cũng như tăng cường sức đề kháng. Tùy vào thể trạng, mỗi bé sẽ có những phản ứng sau tiêm chủng khác nhau, có thể nhẹ hoặc nặng. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng là điều rất quan trọng. Theo đó, vấn đề trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không cũng là thắc mắc của không ít bà mẹ bỉm sữa. Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời, mẹ nhé!

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không?

Nhiều mẹ truyền tai nhau, không nên tắm cho con sau khi tiêm phòng về vì lúc này cơ thể trẻ đang yếu, tắm vào sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công dụng của vắc xin. Vì vậy, mẹ vẫn có thể tắm cho con bình thường, tuy nhiên phải chú ý một vài điều sau:

– Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Mẹ nên theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm phòng. Khoảng 1-2 tiếng sau tiêm phòng, nếu trẻ vẫn bình thường, không có bất kỳ phản ứng nào khác lạ, mẹ có thể tắm cho bé. Trường hợp trẻ bị sốt hoặc mệt mỏi, mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm và nên để 1-2 ngày sau khi hạ sốt mới tắm cho bé nhằm phòng ngừa các biến chứng không đáng có.

– Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Tuyệt đối không tắm cho trẻ vào lúc sáng sớm và tối khuya, khoảng thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé là lúc 9 giờ sáng và 16 giờ chiều. Đồng thời, mẹ không nên tắm cho trẻ quá lâu, đề phòng cơ thể bé nhiễm lạnh.

Những cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Bên cạnh quan tâm tới vấn đề trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không, mẹ cần chú ý một vài điều khi theo dõi trẻ sau tiêm phòng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi cho con tiêm nhằm theo dõi phản ứng của bé với vắc xin.

Nếu nhận thấy bé có các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, da mẩn đỏ, ngứa… mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế. Trường hợp không phát hiện có điều bất thường, bé sẽ được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà trong vòng 2-3 ngày tiếp theo. Sau khi về nhà, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ các vấn đề như: thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt [chơi, ăn, ngủ] và quan sát vùng da cơ thể cũng như chỗ tiêm.

Biết trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không chỉ là một trong số các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Thông thường, sau tiêm chủng, một số trẻ sẽ bị sốt nhẹ, quấy khóc và khó chịu trong người. Vì vậy, bố mẹ cần âu yếm, vỗ về và tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé. Trường hợp trẻ bị sốt, mẹ nên:

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Nếu con bị sốt, mẹ phải nhớ trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Lúc này, mẹ chỉ nên dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Đặc biệt, lau kỹ ở phần bẹn, nách, cổ. Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau cho trẻ khi đang bị sốt.

– Nếu trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ, nên tăng cường cữ bú hoặc với trẻ lớn nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

– Chú ý cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có ga.

– Không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi tiêm phòng, vết tiêm của trẻ thường có dấu hiệu bị sưng đỏ, tuy nhiên bố mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể giúp con dễ chịu hơn bằng cách chườm một chiếc khăn lạnh tại vết tiêm tầm vài phút. Tuyệt đối không đắp khoai tây, không xoa dầu lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm, áp xe chỗ tiêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Việc theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây sẽ giúp bé hạn chế được những biến chứng nguy hiểm:

  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Sốt cao trên 39ºC
  • Trẻ có dấu hiệu bị co giật
  • Khó chịu, bỏ bú, khóc dai dẳng
  • Vết tiêm bị sưng đỏ, có dịch chảy ra
  • Tiêu chảy, da xanh
  • Dị ứng, phù nề toàn thân hoặc ở mặt, tay chân

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? 12 loại vắc xin cho trẻ

Ngay khi phát hiện những bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám. Hy vọng với bài viết này, MarryBaby đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Ngoài ra, bố mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống cũng như tạo nên một thói quen sinh hoạt khoa học để bé yêu có một sức khỏe thật tốt nhé!

Thúy Tâm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề