Khoa học nghiên cứu nét chữ viết gọi là gì

(ĐHVO). Từ bao lâu nay câu “nét chữ, nết người” đã dần trở nên quen thuộc đối với người dân Việt. Phải chăng khi nhìn vào nét chữ của một người ta đoán được ra tính cách của họ?

Từ xưa khi nước ta còn sử dụng chữ Nôm là chữ quốc ngữ, chữ viết không chỉ đơn thuần là công cụ để biểu đạt ý nghĩ, lời nói của con người lên mặt giấy mà còn là tấm gương phản ánh tính cách của người viết chữ. Người xưa luôn đánh giá rất cao về “nét chữ” của một người. Dương Hùng – nhà văn học triết học thời Tây Hán đã nói rằng: “Chữ cũng là tâm người viết. Tâm vẽ ra hình mà có thể phân biệt được người chính hay tà”. Điều này có lẽ là vì vào thời đó, người ta đã coi luyện chữ là một cách để rèn tâm. Chính vì vậy nên chữ viết mới thể hiện tâm tính của người viết. Chính vì quan niệm tính cách được thể hiện qua nét chữ mà thời xưa học trò khi đi học được đặc biệt chú trọng đến việc rèn chữ. Không chỉ vậy, các danh sĩ thời xưa thường phải đi liền với chữ viết. Người có hùng tâm thì nét chữ phải cứng cỏi. Người nhiều mơ mộng thì nét chữ yểu điệu, bay bổng. Nét chữ được viết dứt khoát, nhiều mà không loạn, ít mà không thưa thể hiện con người trầm tính, điềm đạm. Mỗi một thanh chữ đều ẩn chứa những tính cách và cảm xúc khác nhau.

Khoa học nghiên cứu nét chữ viết gọi là gì

Nét chữ, nết người ( Ảnh nguồn internet)

Việc đoán tính cách của con người thông qua chữ viết tay còn trở thành một bộ môn khoa học gọi là “Thư bút học” bên cạnh đó, ở phương Tây còn xuất hiện các nhà tâm lý học bút kí, tập trung vào việc phân tích nét bút để đọc được tâm lý của người viết. Trong nghiên cứu bút tích học, mối tương quan giữa chữ viết và tính cách con người được chia ra thành 7 loại phận lớn là lực nén của nét chữ, phương thức kết cấu chữ, kích cỡ nét chữ, trình độ bút pháp, phương chữ và hàng chữ, tốc độ viết chữ và bố cục của một bài viết.

Lực nén của nét chữ phản ánh năng lượng thân thể và tinh thần của người viết. Phương thức kết cấu chữ viết đại biểu thái độ của người viết đối diện với thế giới bên ngoài. Nét chữ to nhỏ là phản ánh ý thức của bản thân. Ngay cả trình độ bút pháp cũng phản ánh tính hài hòa của tư duy và hành vi. Phương hướng chữ và hàng chữ là phản ánh tính tự chủ của con người và quan hệ xã hội. Sự nhanh chậm của tốc độ viết và sự hiểu biết của con người có quan hệ với nhau. Bố cục của toàn bộ bài viết phản ánh thái độ và phương thức nắm bắt của người viết đối với thế giới bên ngoài. Ví dụ như người viết chữ lớn thường là người thẳng thắn, dễ gần. Người có khoảng cách chữ viết rộng là người phóng khoáng, yêu thích sự tự do.

Tuy nhiên, ở thời hiện đại việc dùng nét chữ để đánh giá một con người trong nhiều trường hợp đã không còn chính xác. Bởi lẽ, giáo viên thường là những người có chữ viết đẹp nhưng không phải ai cũng có nhân cách đẹp. Hay bác sĩ vốn nổi tiếng là “chữ xấu” nhưng lại không phải những kẻ cẩu thả. Nguyên nhân của điều này là do xã hội ngày càng phát triển, chữ viết ngàng càng phụ thuộc nhiều vào ngành nghề, công việc của họ. Nghề giáo, đặc biệt là giáo viên tiểu học, thường viết chữ đẹp bởi họ là những người trực tiếp rèn cho học sinh từ nét chữ đầu tiên. Còn nghề y hay các bác sĩ, “chữ xấu” là do họ không đủ thời gian để “nắn nót” cho từng chữ viết khi kê đơn bởi số lượng bệnh nhân của họ quá lớn. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều “lò” luyện chữ đẹp được mở ra và có số lượng học viện vô cùng lớn. Sau khi học xong các khóa học luyện chữ này, thường các học viên sẽ có cách viết và nét chữ giống nhau, khó có thể dựa vào đó để đoán tính cách.

Mặc dù vậy, ta vẫn không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của tính cách con người đến việc viết chữ và chữ viết của họ. Vì thế nên chữ viết vẫn có vai trò phần nào phản ánh tính cách, nội tâm của con người. “Nét chữ, nết người” vẫn là câu nói đúng kể cả trong thời hiện đại.

Khó có được con số thống kê chính xác, song các nhà nghiên cứu tự dạng cho rằng có từ 50% đến 75% các công ty Pháp vẫn dựa vào bản phân tích chữ viết tay để tuyển chọn nhân viên. Mặc dù, nhiều công ty Pháp không công khai nói đến kỹ thuật này do phương pháp tuyển dụng được coi là không hiện đại hay không có tính chất toàn cầu như các phương pháp của Mỹ.

Một nghiên cứu độc lập cuối cùng được thực hiện vào năm 1991 tiết lộ, 91% các tổ chức nhà nước và tư nhân ở Pháp vào thời gian này còn chú trọng sử dụng kỹ thuật phân tích tự dạng trong công tác tuyển dụng nhân sự. Nếu đúng như thế thì con số 50% cho thời đại hiện nay có lẽ không quá cường điệu.

Theo bà Catharine Bottiau, một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này ở Pháp, tuyên bố thật là sai lầm khi cho rằng các nhà phân tích tự dạng có quyền quyết định về việc ai sẽ làm việc gì.

Bottiau giải thích: "Chúng tôi thường chỉ tư vấn khách hàng về danh sách các ứng viên việc làm. Sau đó, các ứng viên được yêu cầu viết tay những chữ gì đó ra giấy để chúng tôi khảo sát và cung cấp lời khuyên.

Thường thì những lời khuyên của chúng tôi chỉ giúp khẳng định ấn tượng của người tuyển dụng đối với ứng viên có được từ cuộc phỏng vấn, bản khai lý lịch, khảo sát tâm lý v.v… Nhưng, đôi khi chúng tôi cũng gây sự chú ý đến sắc thái cá tính nào đó mà người tuyển dụng đã bỏ sót. Đối với người tuyển dụng nhân sự, chúng tôi thật ra chỉ là công cụ bổ sung mà thôi".

Kỹ thuật phân tích chữ viết tay khá phức tạp, phải nghiên cứu một loạt các thông số nhất định bao gồm kích thước của chữ, các góc, độ dốc, hình thù, nét nối, khoảng cách, cũng như xem xét lực ấn xuống của cây bút v.v…

Bertram Durand, người điều hành công ty tìm kiếm nhân sự quốc tế gọi là CNPG và được huấn luyện kỹ thuật phân tích tự dạng 3 năm tại New York (Mỹ), nói rõ hơn: "Về cơ bản, chữ viết tiết lộ cá tính. Nghiên cứu chữ viết có thể được hiểu là nghiên cứu năng lượng điều khiển bàn tay và thông điệp mà đối tượng muốn chuyển tải, một cách có ý thức hay vô thức.

Khoa học nghiên cứu nét chữ viết gọi là gì
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung, người đặt nền móng cho khoa nghiên cứu chữ viết tay.

Người ta không thể sử dụng toán học hay số liệu thống kê để đánh giá tỷ lệ thành công của khoa nghiên cứu chữ viết, nhưng điều đó không có nghĩa là môn này vô giá trị. Người ta sử dụng kỹ thuật nghiên cứu chữ viết bởi vì nó là công cụ có hiệu quả để phát hiện nhân tài".

Chuyên gia "săn đầu người" Geoffroy Desvignes cũng có ý kiến tương tự: "Đại khái mỗi năm tôi tìm ra khoảng 100 người cho các vị trí làm việc thuộc tầm cỡ quốc tế. Nếu như khoa nghiên cứu chữ viết không có hiệu quả thì sẽ chẳng có ai tìm đến tôi nữa.

Tôi không nói đến việc công cụ này hiệu quả đến đâu, nhưng đối với tôi có một sự thật hết sức rõ ràng - chữ viết của một nhân viên tiếp thị không giống chữ viết của gã bán hàng rong, cũng như hoàn toàn khác xa với chữ viết của một nghệ sĩ hay một nhân viên kế toán!".

Khoa học nghiên cứu nét chữ viết gọi là gì
Bà Catharine Bottiau, chuyên gia nghiên cứu chữ viết tay ở Pháp.

Người ta cho rằng khoa nghiên cứu chữ viết rất được "ưu ái" trên đất Pháp có lẽ do người nước này có xu hướng thiên về sự trừu tượng hay không thích các phương pháp khảo sát năng lực con người có nguồn gốc từ Mỹ; hoặc cũng có thể do công cụ này có gốc gác từ Pháp. Đó là linh mục người Pháp tên là Jean-Hipployte Michon (1806 - 1881) - người được coi là cha đẻ của môn nghiên cứu chữ viết.

Môn đồ của ông - Jean Crepieux - Jamin - đang cố gắng hệ thống hóa môn khoa học này trong cuốn sách "ABC of Graphology" sắp xuất bản ở Pháp. Hiện nay, có khoảng 1.000 chuyên gia chuyên nghiên cứu chữ viết hành nghề ở Pháp (phần lớn trong số đó là phụ nữ, như Catharine Bottiau) và họ đã tổ chức những khóa học về môn này.

Tuy nhiên, cũng có sự nghi ngờ và chỉ trích. Laurent Begue, giáo sư khoa Tâm lý học Đại học Grenoble (Pháp), phê phán kỹ thuật nghiên cứu chữ viết hoàn toàn không thể nhìn thấu suốt bản chất con người: "Nhiều nghiên cứu cho thấy công cụ này vô giá trị, không thích hợp để sử dụng trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Nếu yêu cầu một nhóm chuyên gia về tự dạng nhận xét cùng một chữ viết thì họ cuối cùng sẽ cung cấp những giải thích khác biệt nhau. Nói tóm lại, công cụ không khác gì mấy với khoa chiêm tinh và thần số (một môn khoa học huyền bí của phương Tây).

Theo Begue, một nghiên cứu của Israel cho thấy khi được yêu cầu tư vấn về một văn bản hoàn toàn không rõ nét đồng thời không cung cấp bất cứ thông tin gì về ứng viên thì các chuyên gia về tự dạng không thể đưa ra kết luận gì được - điều đó cho thấy họ sử dụng các chi tiết về ứng viên được cung cấp để lập ra bản mô tả tâm lý ứng viên.

Geoffroy Desvignes nói thêm: "Hai người hoàn toàn khác nhau có thể dễ dàng có cùng kết quả như nhau sau khi được nghiên cứu chữ viết. Nhưng, trên thực tế, hai người này không thể nào có chữ viết giống hệt nhau!". Khoa nghiên cứu chữ viết đã có từ lâu đời và được cho là do người Trung Hoa phát triển cách đây 3.000 năm và người La Mã sử dụng rồi lưu truyền cho đến ngày nay