Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên Duy Tân

Khi nhắc đến môi trường, con người ai ai cũng có hiểu biết về tầm quan trọng của nó và mối liên hệ giữa con người. Hơn thế nữa, con người còn thành lập nên một ngành khoa học độc lập để nghiên cứu về mối tương quan ấy. Đó là ngành khoa học môi trường. Đặc biệt ngành Khoa học môi trường cũng được ngôi trường “hot” nhất khu vực phía Nam là Trường Đại học Tôn Đức Thắng giảng dạy. Bài viết sau sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin để bạn cân nhắc lựa chọn hướng đi tương lai của mình, đừng bỏ lỡ!

Khoa học môi trường là một ngành khoa học mới, tuy nhiên lại phát triển cực kỳ nhanh chóng trong hai đến ba thập kỷ qua

1. Ngành Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường [tiếng Anh là Environmental Science] là ngành nghiên cứu nguồn gốc, các phản ứng, vận chuyển và chuyển hóa các chất trong môi trường; nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động con người lên môi trường đất, nước, không khí và sinh vật. Mục đích cuối cùng của ngành này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái đất.

Ngành Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể của khoa học môi trường là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và con người. Từ những điều này, chúng ta sẽ có những hành động cụ thể để giúp môi trường trở nên tốt hơn, tư vấn chính sách cho các nhà hoạch định xem xét thay đổi.

2. Học ngành Khoa học môi trường tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Khoa học môi trường trong thời gian 4 năm, tổng cộng khối lượng kiến thức gồm 136 tín chỉ [chưa bao gồm tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng]

Ngành Khoa học Môi trường trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo sinh viên trở thành Kỹ sư trong lĩnh vực Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Kỹ sư Khoa học môi trường có năng lực tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quản lý, tư vấn, thiết kế công nghệ, nhằm giảm thiểu những tác động có hại của phát triển kinh tế – xã hội đến môi trường và tài nguyên.

Chương trình đào tạo ngành này tại đây tương thích với chương trình của các trường đại học trong Top 100 trên thế giới, với hơn 40% thời lượng đào tạo đến từ doanh nghiệp và các học phần thực hành tại phòng thí nghiệm; học thực tế tại doanh nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các học phần, dự án nghiên cứu cùng chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nước. Ngành có nhiều hoạt động học thuật giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên môn.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng rất trú trọng vào thực hành, trải nghiệm thực tế

Tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

– Tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế [750 điểm].

– Ngoại ngữ: IELTS 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:

  • + Nghiên cứu, điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, các tác động tự nhiên và nhân tạo đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
  • + Kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản trị tài nguyên, phục hồi sinh thái.
  • + Đánh giá, phân tích, thiết kế, tư vấn kỹ thuật, quản lý và vận hành các công trình xử lý chất thải hoặc hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp.
  • + Tổ chức, thực thi các chương trình xử lý, khắc phục, phòng tránh sự cố môi trường.

3. Điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Khoa học môi trường

Khoa học môi trường mang tính đa ngành. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nhiều cơ hội làm việc tại rất nhiều vị trí khác nhau. Mức lương nói chung không hề thấp, thậm chí có một số vị trí mà mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng mỗi tháng.

Sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm môi trường, các cơ quan nhà nước hoạt động trong lĩnh vực môi trường như sở TN&MT, phòng TN&MT của các quận, huyện; làm trong các công ty tư nhân liên quan đến tư vấn và xử lý môi trường; làm trong các công ty tư vấn của nước ngoài; hoặc có thể học chuyên sâu để trở thành những chuyên gia về môi trường của Việt Nam và thế giới.

Sinh viên ra trường sẽ có cơ hội làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm môi trường…

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Khoa học ngành Khoa học Môi trường có thể làm các công việc như:

  • – Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường [TN-MT], Tổng cục Môi trường, Sở TN-MT, Chi cục BVMT, Phòng TN-MT hay các bộ phận chuyên môn về tài nguyên – môi trường thuộc các cơ quan quản lý khác [ví dụ: Vụ Khoa học – Công nghệ – Môi trường các bộ].
  • – Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN như các viện, trung tâm về tài nguyên và môi trường thuộc hệ thống Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hay các Hiệp hội, các đại học; các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc các sở KH và CN;…
  • – Giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành môi trường [ví dụ, hiện có các cựu sinh viên Khoa Môi trường giảng dạy ở ĐH Huế, ĐH Nha Trang, ĐH Duy Tân, CĐ TNMT Miền Trung, CĐ Công nghiệp Huế, CĐ Công nghiệp Đà Nẵng, CĐ Công nghiệp Tp.HCM…]
  • – Chuyên viên ở các cơ sở y tế như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các Bệnh viện, …
  • – Cán bộ kỹ thuật, nhân viên ở các doanh nghiệp về môi trường như các Công ty Môi trường Đô thị, Công ty cấp thoát nước, Công ty hạ tầng Khu đô thị,.…
  • – Chuyên viên ở các trung tâm bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…
  • – Cán bộ kỹ thuật ở các phòng/bộ phận về môi trường ở nhà máy, doanh nghiệp như phòng ISO, phòng quản lý môi trường, trạm xử lý nước thải, phòng vệ sinh an toàn lao động,…
  • – Sĩ quan, chiến sĩ ở các phòng cảnh sát môi trường
  • – Nhân viên các tổ chức phi chính phủ [NGOs], các dự án liên quan đến tài nguyên-môi trường….

Qua bài viết trên, ta có thể thấy ngành Khoa học môi trường là một trong những ngành đầy triển vọng, mang tính toàn cầu, tạo cơ hội việc làm rất cao cho sinh viên khi ra trường. Nếu cảm thấy bản thân thích thú với ngành học này cũng như môi trường đào tạo của trường Đại học Tôn Đức Thắng thì đừng ngần ngại ứng tuyển nhé! Chúc các em sẽ trở thành những chuyên viên môi trường, kỹ sư môi trường đầy tài năng trong tương lai.

Sinh viên DTU nghiên cứu và đi khảo sát thực địa thực trạng môi trường

Nhiều năm kết nối với doanh nghiệp và tận tâm tìm hiểu về nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này, ĐH DuyTân đã và đang đào tạo ra những thế hệ sinh viên tốt nghiệp có chất lượng và phù hợp với nhu cầu việc làm của thị trường lao động.

Học các ngành tài nguyên - môi trường để tăng cường quản lý và xử lý ô nhiễm

Nhiều năm qua, ĐH Duy Tân đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên, trong đó có nhiều tiến sĩ được đào tạo và tốt nghiệp từ các nước phát triển như Pháp, Đức, Bỉ, Hàn Quốc,… để đào tạo và cung cấp cho xã hội những kỹ sư Môi trường lành nghề nhất. Hiện tại, đối với khối ngành tài nguyên - môi trường, ĐH Duy Tân đào tạo các chuyên ngành:

- Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, 

 - Quản lý Tài nguyên & Môi trường, 

 - Quản lý Tài nguyên Du lịch.

Sinh viên DTU nghiên cứu và đi khảo sát thực địa thực trạng môi trường

Cùng với việc xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm Hóa - Vi sinh và Kỹ thuật Môi trường hiện đại để sinh viên thường xuyên thao tác nghiệm, giảng viên khoa Môi trường & Công nghệ Hóa luôn tạo điều kiện để sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học và tìm ra những giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo của mình. Giảng viên và sinh viên của khoa đã tham gia vào rất nhiều dự án thực tế như:

- Xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải dệt nhuộm, nước thải thủy sản; Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,…

- Hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố Đà Nẵng về các vấn đề rất nóng bỏng như:

- Sạt lở, xói mòn bãi biển, 

- Nhiễm mặn nước ngầm, khô hạn và tài nguyên nước, ...

Ở ĐH Duy Tân, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường sẽ có các năng lực: phân tích được hiện trạng, đề xuất ý tưởng, đưa ra các giải pháp để thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải,… trong khi đó sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường được đào tạo ra để có thể làm việc trong các lĩnh vực: đánh giá hiện trạng, hoạch định chính sách, quy hoạch, khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, và quản lý môi trường.

Riêng ngành mới Quản lý Tài nguyên Du lịch là đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng: nhận biết, đánh giá các mối quan hệ tương tác giữa nguồn tài nguyên du lịch, phân tích các hoạt động của ngành du lịch cùng với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội, và khai khác, bảo tồn và phát triển bền vững những nguồn tài nguyên du lịch và môi trường.

Học ngành Công nghệ Thực phẩm để phát triển thị trường thực phẩm chế biến sẵn

ĐH Duy Tân đã xây dựng một chương trình đào tạo chất lượng, tạo cơ hội cho sinh viên đưa ra các ý tưởng sáng tạo và áp dụng vào thực tế chế biến và sản xuất thực phẩm. Thời gian gần đây, giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm đã bắt đầu tạo ra các sản phẩm như chế biến và bảo quản một số nông sản địa phương gồm: thủy hải sản, chè, khoai lang, ... theo hướng an toàn vệ sinh và bổ dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng.

Các thiết bị hiện đại tại Trung tâm Sinh học Phân tử ĐH Duy Tân hỗ trợ đào tạo ngành Công nghệ Sinh học

Để sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng, tự tin gia nhập vào thị trường việc làm, ĐH Duy Tân nỗ lực đào tạo để sinh viên ngay khi tốt nghiệp có thể:

- Áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thực phẩm; 

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, phát triển sản phẩm thực phẩm; 

- Thiết kế và phát triển, áp dụng quy trình công nghệ vào thực tế sản xuất bao bì thực phẩm; 

- Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm; 

- Điều hành và quản lý cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng, ...

Đặc biệt, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về công nghệ đóng gói, bao bì thực phẩm. Đây chính là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của sinh viên theo học ngành Công nghệ Thực phẩm tại ĐH Duy Tân.

Trong quá trình học, sinh viên sẽ thường xuyên được đến các doanh nghiệp như: nhà máy bia PVL Đà Nẵng, Nhà máy Acecook, Nhà máy chè Đông Giang, các nhà máy nông sản và thủy hải sản khác,... để quan sát, trải nghiệm, định hướng công việc sau này. 

Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể theo đuổi bậc Cao học hoặc làm tại các cơ quan Nhà nước, các công ty trong nước hoặc công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, phát triển sản phẩm, đóng gói bao bì thực phẩm, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, quản lý luật và quy định thực phẩm, dinh dưỡng,…

Các thiết bị hiện đại tại Trung tâm Sinh học Phân tử ĐH Duy Tân hỗ trợ đào tạo ngành Công nghệ Sinh học

Học ngành Công nghệ Sinh học để hỗ trợ phát triển nông lâm ngư nghiệp, y khoa,…

Không còn mơ hồ với ngành Công nghệ Sinh học khi mọi người dần biết rằng đây chính là ngành học của tương lai, sử dụng các công nghệ, kỹ thuật thao tác trên các đối tượng sinh vật, tế bào, in vitro/in vivo… để tạo ra các sản phẩm mang những đặc tính vượt trội theo mong muốn của con người. 

Tất cả các quá trình như: sản xuất thuốc men và thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa, ... đều có sự đóng góp của lĩnh vực Công nghệ Sinh học. Bởi thế, đây là ngành học đang ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đây được xem là một trong những ngành trọng tâm của phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng.

Tại ĐH Duy Tân, sinh viên theo học ngành Công nghệ Sinh học sẽ được đào tạo bài bản để nắm vững các kiến thức từ cơ bản về sinh hóa, tế bào, vi sinh đến hiểu biết chuyên sâu các quy trình công nghệ đang rất được quan tâm hiện nay như: công nghệ Enzyme và Protein, công nghệ di truyền, công nghệ vi sinh vật… cùng với những kỹ năng thu thập mẫu, phân tích và tổng hợp số liệu cần thiết.

Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học khá khác biệt so với các ngành khác khi đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm với quỹ thời gian tương đối lớn. Bởi vậy, ĐH Duy Tân đã đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm với các thiết bị máy móc hiện đại nhất như: PCR, realtime PCR, HPLC, FPLC, giải trình tự gen [SEM]...

Hướng dẫn các em sinh viên của ĐH Duy Tân chính là các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học Phân tử của ĐH Duy Tân đã được đào tạo bài bản ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như Đức, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… 

Đây là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu như: Sinh học Phân tử, Sinh lý Thực vật Phân tử, Vi sinh Phân tử, Enzyme, Hóa sinh Protein, Vật liệu Nano Y sinh, Di truyền Phân tử, Di truyền Tế bào gốc, Sinh học Phân tử Tế bào, Dược lý Phân tử, Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên...

Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại ĐH Duy Tân, các Cử nhân ngành Sinh học Phân tử có thể làm việc tại các vị trí như:

- Chuyên viên phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực sinh học, nông-lâm-thủy sản...

- Chuyên viên mảng công nghệ sinh học tại các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản, 

- Chuyên viên phân tích mẫu, 

- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm, 

- Cán bộ xét nghiệm tại bệnh viện, các cơ sở y tế... 

-  Nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục, học viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước.

Mùa Tuyển sinh 2020, ĐH Duy Tân quyết định trao Học bổng cho các thí sinh theo học ngành Tài nguyên-Môi trường - Công nghệ Thực phẩm - Công nghệ Sinh học:

- 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh trúng tuyển theo phương thức Xét tuyển Học bạ THPT khi đạt từ 22 điểm trở lên;

- 450 suất học bổng DUY TÂN trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho những thí sinh trúng tuyển có tổng điểm 3 môn thi theo kết quả Kỳ thi THPT >= điểm trúng tuyển từ 5 - 10 điểm;

- 50 suất giảm 15% học phí cho thí sinh trúng tuyển chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên & Môi trường;

Tổ hợp môn xét tuyển

Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Tài nguyên Môi trường, Quản lý Tài nguyên Du lịch, và ngành Công nghệ Sinh học của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệHóa

Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:

Trung tâm Tuyển sinh

Website: //tuyensinh.duytan.edu.vn

Điện thoại: [0236] 3653.561-3650.403 - Fax: [0236] 3650.443

Điện thoại đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294.390 - 0905.294.391

Email: ;

Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294.390 - 0905.294.391

ĐẠI HỌC DUY TÂN

1 trong 500 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS Ranking.

Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.

Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam [thứ 1854 thế giới] trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.

Xếp thứ 3/8 đại học của Việt Nam [thứ 1147 thế giới] trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.

Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.

T.TH

Video liên quan

Chủ Đề