Khóa ôn luyện và cơ bản học mãi là gì

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều các khóa học IELTS cho người mất gốc được ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học lớn trên thị trường. Số lượng bạn trẻ mất gốc tiếng Anh cần thi IELTS để đáp ứng đầu vào tại các trường đại học, nơi làm việc là rất cao. Những khóa học này không chỉ giúp các bạn nắm vững kiến thức tiếng Anh căn bản, mà còn trang bị các kỹ năng ôn luyện IELTS thiết yếu cũng như cung cấp một lộ trình học cá nhân hóa cho học viên. Trong bài viết này, hãy cùng VUS khám phá những khó khăn của người mất gốc học IELTS, cũng như các lợi ích đặc biệt đến từ khóa học IELTS cho người mất gốc tại VUS nhé.

Khó khăn khi học IELTS cho người mất gốc

Mất động lực học

Đạt điểm cao IELTS luôn là đích đến mơ ước của nhiều bạn trẻ Việt. Tuy vậy, mục tiêu này đôi khi gây nhiều áp lực lớn bởi tình trạng các bạn bị mất gốc tiếng Anh vẫn chưa được khắc phục hiệu quả. Các bạn bị cản trở nhiều mặt khi luyện thi IELTS. Khi đó, động lực của các bạn bị mông lung, hành trình chinh phục các thang điểm cao IELTS cũng vì vậy mà càng xa vời thực tế.

Học mãi không có tiến bộ

Khóa ôn luyện và cơ bản học mãi là gì

Bạn là người mất gốc nhưng đã quyết tâm tự học tiếng Anh mỗi ngày? Sau một vài buổi học hào hứng, mọi thứ bỗng trở về quỹ đạo của nó và không một tiến triển nào được ghi nhận. Bạn mãi đâm đầu vào giấc mơ điểm cao IELTS, nhưng chợt nhận ra ngay cả ngữ pháp cơ bản mình học mãi vẫn không xong.

Không có lộ trình rõ ràng

Việc không có lộ trình rõ ràng cũng là nguyên nhân khiến các bạn mất động lực học. Bên cạnh đó, vô vàn lộ trình học IELTS từ con số 0 trên mạng cũng khiến các bạn bị quá tải, hoang mang khi không biết đâu là cách học đúng và khả thi.

Khó để tự học toàn diện 4 kỹ năng

Các bạn mất gốc nếu chăm chỉ cày tự học tại nhà vẫn có thể cải thiện Listening và Reading. Tuy nhiên, phát triển 2 kỹ năng còn lại là Speaking và Writing để đạt được điểm cao trong kỳ thi IELTS là một việc rất khó khi học một mình. Đây là trăn trở không chỉ của các bạn mất căn bản mà còn là của các sĩ tử học IELTS (đã có nền tảng) nói chung.

Khóa ôn luyện và cơ bản học mãi là gì

Cần chuẩn bị gì khi học IELTS cho người mất gốc

Tập trung nền tảng thay vì học mẹo luyện IELTS

Học tiếng Anh cho người mất gốc, bạn nên đặt mục tiêu nhỏ trước khi nghĩ đến việc đạt điểm cao trong kỳ thi. Hãy tự nhủ rằng mình học chỉ để giao tiếp lưu loát, hoặc chỉ cần lấy lại được căn bản trước tiên. Bạn cũng nên loại bỏ suy nghĩ rằng chỉ cần học đúng típ luyện IELTS, bạn sẽ nhanh chóng lấy được band điểm mơ ước. Đây là cách tiếp cận ngắn hạn và không đem lại lợi ích gì cho người học, đặc biệt là người mất gốc.

Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào trau dồi 3 trụ cột quan trọng nhất: Từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Chỉ cần qua được mức căn bản, bạn sẽ có đủ tự tin bước vào giai đoạn luyện đề IELTS.

Tìm hiểu các phương pháp học từ vựng hiệu quả

Khóa ôn luyện và cơ bản học mãi là gì

Liên kết từ mới với hình ảnh: Hãy thử nhìn vào một danh sách từ mới, đâu là các từ bạn muốn học nhất. Ý nghĩa của chúng làm bạn gợi nhớ đến điều gì? Hãy tưởng tượng thật chi tiết hình ảnh ấy trong đầu. Ngoài hình ảnh, bạn có thể tạo liên kết tương tự với âm thanh, hoặc các trải nghiệm xung quanh mình.

Viết xuống từ mới: Viết có tác dụng giúp người học ghi nhớ thông tin ở mức độ sâu hơn. Ngoài ra, suy nghĩ của chúng ta luôn ở trạng thái chủ động thu nạp thông tin mới khi tập viết. Vì vậy khi học từ tiếng Anh bằng cách viết xuống nhiều lần, bạn sẽ có cảm giác tiếp thu kiến thức nhanh hơn rất nhiều.

Học cụm từ chồng lên nhau (Stacking Method): Phương pháp Stacking đặc biệt hiệu quả khi học từ vựng theo một chủ đề nhất định. Thử tưởng tượng một đại tiệc ẩm thực đang ở trước mắt bạn. Đầu tiên là gì nhỉ? Có thể là một chiếc pizza /ˈpiːt.sə/. Chồng lên trên là lớp Double Cheese thượng hạng. Tiếp theo là các cuộn spring rolls giòn tan ngon miệng. Kế tiếp nữa, bạn hãy tiếp tục nghĩ theo trí tưởng tượng của mình nhé. Bạn sẽ có một danh sách từ vựng theo chủ đề nếu học theo phương pháp này.

Học phát âm từ những chủ điểm cơ bản

Thông thường, người mới học tiếng Anh sẽ được giới thiệu luyện tập bảng phiên âm quốc tế IPA. Tiếp theo đó, các bạn bắt đầu học phát âm một từ hoàn chỉnh, một câu, và rồi là các nguyên tắc trọng âm (Stress), ngữ điệu (Intonation), và từ nối (Connected Speech). Đây là một lộ trình phổ biến và cơ bản có thể áp dụng được cho hầu hết người học.

Theo EngBreaking, 20% các âm quan trọng nhất chính là /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/, tương đương với 8/44 âm trong bảng IPA.

Đây là các âm đặc trưng không thể phát âm như khi nói tiếng Việt. Khi luyện tập 8 âm này, khẩu hình miệng của bạn sẽ được co dãn tối đa, từ đó làm các cơ hàm dẻo dai và linh hoạt hơn rất nhiều. Tập trung ôn luyện các âm trên, bạn sẽ sở hữu được chất giọng trầm vang như người bản xứ.

Khi đã thành thạo các âm khó nhất, hoàn thành các âm còn lại là điều vô cùng dễ dàng.

Tiếp theo, bạn có thể chuyển sang luyện tập phát âm thật chuẩn một từ bất kỳ. Hãy thử nhìn bảng phiên âm và đọc thử, sau đó tra từ điển để kiểm tra nhé. Đừng quên dấu phẩy nhỏ luôn xuất hiện trong mỗi từ. Đó chính là trọng âm (Stress) để bạn đọc đúng đấy.

Nếu nhấn sai trọng âm, bạn có thể sẽ thay đổi cả nghĩa và từ loại so với từ gốc ban đầu. Người nghe sẽ không thể hiểu bạn đang muốn nhấn mạnh điều gì.

Đến phát âm một câu, bạn học tiếp các nguyên tắc ngữ điệu và nối từ sao cho tự nhiên nhất.

Trong một câu hỏi, từ cuối cùng thường được đẩy lên cao để thể hiện sự ngạc nhiên và tò mò. Truyền tải cảm xúc trong câu nói chính là ngữ điệu (Intonation).

Cuối cùng, để nghe trông thật Tây, bạn hãy học “món đặc sản” của người bản xứ khi giao tiếp – từ nối (Connected Speech). Người Việt chúng ta gặp nhiều khó khăn khi nghe hiểu các bạn Tây chính là lý do này.

Nguyên tắc cơ bản nhất của Connected Speech là: Phụ âm đứng cuối + Nguyên âm đứng đầu.

Ví như trong câu sau: “I need it” trở thành “I nee dit”.

Khóa ôn luyện và cơ bản học mãi là gì

Ngữ pháp

Giống với phát âm, học ngữ pháp theo lộ trình từ căn bản sẽ giúp các bạn tự tin hơn.

Kiến thức 1: Học các loại từ cơ bản.

  • Danh từ (Noun) – Danh từ là một người, nhóm người, địa điểm, sự vật, ý tưởng,…
  • Đại từ (Pronoun) – Đại từ nhân xưng như I, you, he, she, it, we, they.
  • Động từ (Verb) – Diễn tả một hành động (Sleep, Study, Play), hoặc trạng thái tồn tại (Think,…)
  • Tính từ (Adj)– Mô tả hoặc bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ. (Good-looking, lovely,…)
  • Giới từ (Prepositions) – Mô tả vị trí, thời gian hoặc mối liên hệ giữa các cụm trong câu (in, at, behind,…)

Kiến thức 2: Học cấu thành của câu và trật tự từng loại từ.

Cấu trúc câu đơn giản nhất trong tiếng Anh: S + V + (O). Đây cũng là trật tự chính trong một câu tiếng Anh. Các tính từ đứng trước danh từ có tác dụng bổ sung ngữ nghĩa cho chủ ngữ hoặc tân ngữ của câu.

VD: Students go to school.

Kiến thức 3: Mệnh đề (Clause).

Trong tiếng Anh, chúng ta có 2 mệnh đề chính:

Mệnh đề độc lập – Đứng một mình như một câu hoàn chỉnh.

VD: I am a pianist.

Mệnh đề phụ – Một mệnh đề phụ không thể đứng một mình (Yêu cầu một mệnh đề độc lập đi kèm). Đặc điểm: Có từ nối (Because, so,…).

VD: I felt tired because I worked too hard.

Kiến thức 4: Học 3 thì cơ bản trước (Present – Past – Future).

Đến đây, bạn đã mường tượng được bức tranh tổng quát của chủ điểm ngữ pháp dành cho người mới bắt đầu. Bạn sẽ tiếp tục học 3 đến 6 thì căn bản nhất (Present Simple Tense, Past Simple Tense, Future Simple Tense,…) và ôn luyện theo các dạng bài tập phổ biến từ các giáo trình ngữ pháp hoặc sưu tầm trên Internet.

Khóa học IELTS cho người mất gốc English Hub sẽ giúp bạn lấy lại gốc tiếng Anh cũng như trang bị hành trang chinh phục kỳ thi IELTS bài bản. VUS Anh Văn Hội Việt Mỹ với các chương trình giảng dạy Anh ngữ chuẩn quốc tế cùng phương pháp học tập khoa học và chủ động sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các học viên muốn thăng hạng trình độ ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ.