Không mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu năm 2024

Dưới đây là các thông tin liên quan đến việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mọi người nên biết.

Liên quan đến vấn đề này, Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019; điểm b, khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28-12-2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một trong các lỗi liên quan đến đội mũ bảo hiểm như sau:

- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Tương tự, đối với người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] vi phạm một trong các lỗi nêu trên cũng phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

Như vậy, trong mọi trường hợp người điều khiển phương tiện đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Còn người ngồi sau có thể không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 3 trường hợp:

-Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Trẻ em dưới 06 tuổi;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Bốn loại tiêu chuẩn mũ bảo hiểm xe máy mọi người cần biết

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy được phân thành 4 loại: Mũ che nửa đầu [có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ]; Mũ che ba phần tư đầu [có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ]; Mũ che cả đầu và tai [có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ]; Mũ che cả đầu, tai và hàm [có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai, cằm của người đội mũ].

Không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu CSGT xử phạt tại chỗ?

Về vấn đề nộp phạt tại chỗ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 [sửa đổi, bổ sung năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01-01-2022] quy định tại khoản 1 Điều 56, như sau: "Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản".

Trường hợp bạn điều khiển xe máy, phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Do đó, người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông không có quyền yêu cầu CSGT lập biên bản xử phạt tại chỗ./.

Theo quy định của pháp luật, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng có trường hợp ngoại lệ không bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi lái xe.

.webp]

Không đội mũ bảo hiểm khi lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ảnh: IT/Images

Trường hợp nào không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị phạt?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2018 thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các phương tiện trên đều phải đội mũ bảo hiểm.

Căn cứ vào điểm o khoản 4 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì 3 trường hợp sau đây không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị phạt: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Trẻ em dưới 6 tuổi; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Để kiềm chế tai nạn giao thông và bảo vệ người tham gia thông, pháp luật quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Do đó, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính nếu không đội mũ bảo hiểm.

Cụ thể, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 4 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách.

Trường hợp cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định sẽ bị phạt hành chính với tổng mức phạt vi phạm là 800.000 - 1.200.000 đồng.

Không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu Cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ không?

Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 [sửa đổi, bổ sung năm 2020] quy định như sau:

"Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản".

Như vậy, với lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng thì người điều khiển phương tiện buộc bị lập biên bản, ra quyết định xử phạt và nộp tiền cho Kho bạc nhà nước. Bởi theo quy định trên thì trường hợp nộp phạt tại chỗ khi mức phạt là dưới 250.000 đồng.

Do đó, người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông không có quyền yêu cầu Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tại chỗ khi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm cài quai mũ theo quy định sau đây:

- Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;

- Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán [hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm] lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Chủ Đề