Khu tập thể đoàn văn hóa nghệ thuật quân đôi năm 2024

Trước ngày hội lớn, dưới ánh đèn sân khấu lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu, những nghệ sĩ áo lính vẫn tranh thủ thời gian hợp luyện, chạy chương trình, chuẩn bị phục trang, đạo cụ, sẵn sàng tâm thế lên đường thi tài, thử sức cùng đơn vị bạn.

Với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”, chương trình nghệ thuật tham gia hội diễn của Đoàn Văn công Quân khu 5 có 12 tiết mục ca, múa, nhạc, được chia thành 2 phần là “Những bước chân anh hùng” và “Tinh hoa nguồn cội”.

Trong phần 1, tiết mục hát múa “Vang mãi bản hùng ca”, đơn ca bài chòi “Gửi lòng con đến cùng Cha”, tốp Acabela “Dũng sĩ Núi Thành”, đơn ca “Mẹ Thứ”, múa “Hoa biển”, đơn ca “Lời thề Ba Tơ” với sự thể hiện của Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Lê, ca sĩ Kim Cương, Anh Tuấn, Tiến Dũng, Thanh Yên, Ngọc Thiện, A Long, Minh Khai, Minh Khôi, Hoàng Hiệp và đội múa đã tái hiện sinh động lịch sử hình thành, phát triển, truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; quyết tâm bám biển vươn khơi, khẳng định chủ quyền, tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, chung tay dựng xây quê hương, đất nước của quân dân Khu 5.

Trong phần 2, tốp nữ “Điệu ru Đất Tháp”, đơn ca “Vòng tay biển cả”, hòa tấu “Âm vang nguồn cội”, múa K’fung Amí, đơn ca Goong Lu, hát múa “Bài ca Quân khu 5 anh hùng”, các nghệ sĩ, diễn viên sẽ mang đến cho khán giả những nét truyền thống văn hóa đặc trưng, độc đáo, riêng có của đồng bào các dân tộc trên dải đất miền Trung và Tây Nguyên. Các tiết mục nghệ thuật tham gia Hội diễn lần này đều được đầu tư, làm mới hoàn toàn theo đúng quy chế của Ban Tổ chức Hội diễn.

Để nâng cao chất lượng chương trình, quá trình xây dựng, hoàn thiện nội dung, kịch bản và tổ chức luyện tập, hợp luyện, đơn vị đã chủ động đặt vấn đề, mời các cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm của Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội vào Đà Nẵng tham gia định hướng, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nghệ sĩ, diễn viên.

Mỗi lần điều chỉnh nội dung, chương trình, kịch bản là một lần vất vả, song các nghệ sĩ, diễn viên luôn động viên nhau cùng cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tập ngày không đủ, các nghệ sĩ, diễn viên còn tranh thủ tập đêm, tập cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. Tuy tuổi quân, tuổi nghề, kinh nghiệm, “độ chín” khác nhau, song nhờ sự chỉnh sửa, góp ý, bảo ban, hướng dẫn của thế hệ đàn anh, đàn chị, các nghệ sĩ, diễn viên trẻ đã có sự tiến bộ, trưởng thành hơn sau từng buổi tập.

“Ngàn trùng sóng, biển nở hoa. Cát bay mộ gió Hoàng Sa hải thuyền. Người đi chung một lời nguyền. Ngàn năm quyết giữ chủ quyền nước non” - trong tiếng nhạc trầm hùng, những lời thơ hào sảng cùng hình ảnh con tàu gỗ chòng chành, vượt sóng gió bão giông vươn khơi, bám biển, đánh bắt thủy hải sản, khẳng định chủ quyền non sông bờ cõi của Hải đội Hoàng Sa kiêm Quản Bắc Hải; hình ảnh Đội du kích Ba Tơ, những Dũng sĩ Núi Thành kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ hiên ngang, khắc khoải nỗi mong con; hình ảnh làng quê thanh bình, hiếu khách… qua sự thể hiện của các nghệ sĩ hứa hẹn sẽ mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Trong hội diễn sắp tới, ban nhạc áo lính vừa phục vụ đồng đội biểu diễn, vừa trực tiếp thể hiện tiết mục hòa tấu “Âm vang nguồn cội” rất độc đáo và sôi động. Trống năng rèn, kèn năng thổi, bên cánh gà sân khấu, các nhạc công vẫn âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức mình vào thành công chung của chương trình.

Đại tá, Nhạc sĩ Lê Ngọc Dũng - Đoàn trưởng Đoàn Văn công, Chỉ đạo nghệ thuật, Tổng đạo diễn chương trình cho biết: “Dải đất miền Trung - Tây nguyên nắng gió với những nền văn hóa đa dạng, đặc sắc đã trở thành những di sản văn hóa của nhân loại. Từ trong tinh hoa nguồn cội đó đã sinh ra những con người trung dũng, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Đây chính là chất liệu, kho tàng, đề tài vô tận, đắt giá để chúng tôi chắt lọc, khai thác đưa vào các tác phẩm nghệ thuật".

Theo Đại tá, Nhạc sĩ Lê Ngọc Dũng, ngoài các diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp của Đoàn, các anh còn tham mưu, đề nghị thủ trưởng Cục Chính trị và Quân khu điều động những cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có năng khiếu văn hóa, văn nghệ, chuyên môn nghệ thuật của Bộ Tham mưu, Cục Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum về tăng cường, bổ sung thêm quân số.

“Hội diễn lần này quy tụ 22 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Quân đội, Công an, dân chính tham gia, đây đều là những đơn vị có bề dày thành tích trong các lần tham gia hội diễn, hoạt động nghệ thuật. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để mang đến cho Ban tổ chức, Ban giám khảo, khán giả Thủ đô và các nghệ sĩ, diễn viên đơn vị bạn những món ăn tinh thần thật đặc sắc, khó quên, mang đậm dấu ấn, văn hóa đặc trưng của vùng đất, con người Khu 5”, Đại tá, Nhạc sĩ Lê Ngọc Dũng nhấn mạnh.

Sáng 25-10, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2018. Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì buổi họp báo.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo.

Được sự nhất trí của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, từ ngày 6 đến 15-11, tại Nhà hát Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức "Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2018". Hội diễn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2018 với quy mô lớn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí quân đội giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 trở thành sự kiện văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa chính trị sâu sắc tại Thủ đô Hà Nội.

Quang cảnh buổi họp báo.

Năm nay là lần thứ 7 Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân được tổ chức, đây cũng là dịp để các Nhà hát, các Đoàn Văn công chuyên nghiệp của Quân đội báo cáo kết quả hoạt động 5 năm qua (2014-2018), đồng thời cũng là dịp để quảng bá các tác phẩm xuất sắc và giới thiệu những tài năng mới trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Qua Hội diễn nhằm khẳng định sự phát triển lớn mạnh toàn diện về công tác tổ chức chuyên nghiệp của các Đoàn nghệ thuật, tìm ra những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật nổi bật, sâu sắc, tài năng nghệ thuật mới...

Với chủ đề “Viết tiếp những bản hùng ca” các tiết mục năm nay ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, phản ánh sinh động nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; khắc họa hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khai thác, phát huy các giá trị và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, ca ngợi tình đoàn kết chiến đấu ba nước Việt Nam- Lào - Campuchia. Hội diễn có sự tham gia của tất cả các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong Quân đội đóng quân trên địa bàn cả nước. Với 16 chương trình, vở diễn/14 đơn vị nghệ thuật, quy tụ 1.019 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên; dự kiến 136 tiết mục ca múa nhạc tham gia (gồm hát: 90, múa: 30, hòa tấu nhạc cụ: 16), 4 vở diễn sân khấu sẽ trình diễn.

Phát biểu tại buổi họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nhấn mạnh: "Rút kinh nghiệm từ những hội diễn trước, hội diễn chuyên nghiệp toàn quân 2018 sẽ có những nét mới về nội dung và công tác tổ chức, tuyên truyền, là dịp để đội ngũ văn nghệ sĩ các Nhà hát, Đoàn văn công Quân đội tìm tòi, sáng tạo những điều mới lạ..."