Kí hiệu điểm là gì

- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố: Phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, các điểm dân cư, thủ đô hoặc các địa điểm nổi bật của một khu vực.

- Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.


b] Khả năng biểu hiện

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng.

5. Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng…

Bất kể loại bản đồ nào cũng dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt đó là hệ thống kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về mặt đặc điểm, vị trí, sự phân bố trong không gian Cách biểu hiện loại ngôn ngữ bản đồ này ra sao để hiểu được nội dung, ý nghĩa của kí hiệu ta phải làm gì? Mời tất cả các em học sinh tìm hiểu bài học: Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

ADSENSE

YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các loại ký hiệu bản đồ

1.2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập và củng cố

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK

4. Hỏi đáp Bài 5 Địa lí 6

 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các loại ký hiệu bản đồ

  • Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc …dùng để thể hiện các đối tượng địa lí lên trên bản đồ
  • Kí hiệu phản ánh về vị trí, số lượng, cấu trúc và sự phân bố của đối tượng trong không gian.
  • Hệ thống kí hiệu:

    • Được gọi là ngôn ngữ bản đồ

    • Hệ thống kí hiệu rất phong phú, đa dạng. Có tính quy ước.

  • Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước.
  • Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu.

  • Thường phân ra 3 loại kí hiệu: 
    • Kí hiệu điểm: thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.
    • Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ
    • Kí hiệu diện tích: tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ
  • Phân 3 dạng:
    • Ký hiệu hình học.
    • Ký hiệu chữ.
    • Ký hiệu tượng hình.

1.2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

[Hình ảnh về địa hình]

  • Quan sát vào hình sau: Các điểm được đánh dấu A , B, C, D có độ cao ở mỗi điểm là bao nhiêu m?
    • A= 100m

    • B= 300m

    • C= 200m

    • D= 200m

→ Đường đồng mức là những đường nối liền những địa điểm có cùng 1 trị số [Độ cao hoặc độ sâu]

  • Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đồng mức.

[Núi được cắt ngang và biểu hiện của nó trên bản đồ]

  • Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam
    • Từ 0m-200m màu xanh lá cây 
    • Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt. 
    • Từ 500m-1000m màu đỏ.
    • Từ 2000m trở lên màu nâu…
    • Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.
    • Sườn Tây [bên trái] có độ dốc lớn hơn sườn Đông [bên phải].

  • Dựa vào các đường đồng mức cho ta biết được những đặc điểm gì của địa hình?

    • Địa hình dốc hoặc thoải. Âm hoặc dương

    • Ví dụ: 1 ngọn núi cao 450m dốc về phía Đông. Hãy vẽ các đường đồng mức và biểu diễn địa hình [cho học sinh lên bảng vẽ]

[Hình một ngọn núi cao 450m dốc về phía Đông]

Bài tập minh họa

Câu hỏi:

Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các kí hiệu nào?

Trả lời: 

  • Các loại kí hiệu thường dùng là: 
  • Kí hiệu điểm [sân bay, cảng biển…]
  • Kí hiệu đường [ranh giới quốc gia, tỉnh…]
  • Kí hiệu diện tích [vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…]

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm được:

  • Khái niệm của kí hiệu bản đồ, phân loại kí hiệu bản đồ.
  • Các biểu hiện địa hình. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Kí hiệu bản đồ là

    • A. Hình vẽ
    • B. Màu sắc
    • C. Điểm
    • D. A, B, C
  • Câu 2:

    Kí hiệu bản đồ có mấy loại: 

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 19 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 19 SGK Địa lý 6

Bài tập 3 trang 19 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 20 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 20 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 21 SBT Địa lí 6

Bài tập 4 trang 21 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 21 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 22 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 22 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 mục A trang 22 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 mục B trang 22 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 23 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 4 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 6

4. Hỏi đáp Bài 5 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chủ Đề