Kiểm tra ngày sản xuất của laptop Dell

Khi bạn mới mua hoặc cần kiểm tra chiếc máy tính laptop dell tên là gì, thuộc loại nào, dòng nào? Bạn có thể làm theo một trong các cách sau đây như hướng dẫn của HACOM để kiểm tra một cách dễ dàng

Xem thêm: CẦN BAO NHIÊU TIỀN ĐỂ MUA LAPTOP DELL I5?

1. Cách kiểm tra tên máy tính laptop Dell thông qua Service Tag

Hiện tại hầu như các mẫu laptop dell đều được nâng cấp lên hệ điều hành windows 10, bạn có thể vào Service Tag và Express Service Code tại những vị trí dễ thấy:

– Bên dưới đế của máy tính.

– Dưới pin máy tính.

– Khởi động máy tính laptop Dell rồi bấm F2 để truy cập BIOS

– Sau khi vào bios [Lần lượt chọn tab General >> System Information].

- Nhập Service Tag hoặc có thể để cho máy tự nhận diện – Detect PC.

– Vào đường dẫn trên ô tìm kiếm: bạn gõ Check service tag Dell, sau đó vào service tag là bạn đã có thể kiểm tra tên máy tính laptop Dell dễ dàng

2. Cách kiểm tra tên máy tính laptop Dell thông qua CMD

Với cách này cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở Run như cách tìm kiếm nhanh và nhập vào chữ cmd để mở Command. Nếu không thì bạn cũng có thể vào Start --> gõ vào Run đối với tất cả các windows 7 đến windows 10 

Xem tên của laptop đang sử dụng bằng cách gõ dòng lệnh này vào cmd, hoặc copy và dán dòng “wmic csproduct get name” vào khung type. Nhấn Enter sẽ ra kết quả của tên laptop Dell ngay dưới chữ Name

Xem Serial của đang sử dụng nếu như không tìm thấy chúng ở mặt sau thì bạn tiếp tục gõ dòng lệnh sau “wmic bios get serialnumber”. Các thông tin Serial sẽ được hiển thị nhanh chóng, các bạn cũng có thể dễ dàng tìm được chính xác dòng máy tính của hãng Dell mình đang sử dụng là gì và kể cả trong việc tìm kiếm driver Dell bằng cách lên trang chủ download driver và nhập thông số này vào là ổn thôi.

3. Cách kiểm tra tên máy tính laptop dell thông qua trang chủ của nhà sản xuất

Ngoài ra, bạn cũng có thể check thông tin ngày sản xuất của laptop Dell mình đang sử dụng ở trên chính trang chủ của nhà sản xuất Dell khi có được tên của máy và số series của máy. Lúc này bạn cũng sẽ nắm được chiếc máy tính laptop Dell của mình được ra đời vào lúc nào. Truy cập trang chủ Dell tại đây

Nếu như bạn không quá am hiểu hay rành về những ứng dụng này, có thể liên hệ với các đại lý ủy quyền của Dell tại Việt Nam [như HACOM] hoặc hotline của Dell Việt Nam trên trang chủ để có thể kiểm tra tên máy tính laptop Dell dễ dàng và đơn giản. Chúc bạn thành công

Xem thêm: TOP 5 LAPTOP DELL ĐỜI MỚI NHẤT, CỰC CHẤT VÀ BỀN BỈ

Chắc không ít bạn sử dụng laptop của mình nhưng không biết rõ cấu hình gốc lúc sản xuất, và thời hạn bảo hành của máy đến ngày nào. Những nội dung hướng dẫn sau đây,  LaptopPro  sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn phần nào về laptop của mình đang sử dụng. 

Tuy nhiên  LaptopPro  cũng lưu ý, đây chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải là giá trị tuyệt đối. Vì đôi khi thông tin cung cấp trực tiếp từ trang Web của các hãng cũng có sai sót do lỗi hệ thống hoặc thiếu sót trong việc cập nhật.

Vậy nên để hiểu rõ và chắc chắc hơn về máy của mình. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline hỗ trợ cách hàng của mỗi hãng nhé.

Các thành phần quan trọng cần lưu ý

  • CPU :  Vi xử lý – Là trung tâm đầu não của máy tính, xử lý mọi tác vụ , ra lệnh điều khiển các thành phần trong máy tính. CPU xung càng cao, bộ đệm Cache càng lớn và tốc độ cơ bản càng nhanh thì máy sẽ càng mạnh.
  • RAM :  Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – Thành phần quyết định phần nào khả năng chạy đa tác vụ. RAM càng nhiều máy chạy càng mượt, mở được nhiều ứng dụng cùng lúc. Chạy nhiều tab và giảm bớt hiện tượng giật lắc khi chạy đa nhiệm.
  • HARD DRIVE :  Bộ nhớ lưu trữ – Chứa mọi thông tin và các dữ liệu người dùng. Ổ cứng có tốc độ càng cao máy truy xuất càng nhanh. Tùy thuộc máy đó gắn HDD – SSD – NVMe. Là thành phần ảnh hưởng nhiều đến tốc độ khởi động máy.
  • DISPLAY :  Màn hình hiển thị – Có nhiều độ phân giải và khả năng hiển thị. HD – FHD – QHD – UHD. Màn hình độ phân giải càng cao, màn hình sẽ càng sắt nét. Nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngoài ra còn có màn hình cảm ứng có thể dùng kèm với bút.
  • GPU :  Vi xử lý đồ họa – Intel Onboard tích hợp – AMD – Hoặc NVIDA là các chip đồ họa phổ biến. Hỗ trợ xử lý các thao tác đồ họa nặng, giúp máy chạy mượt các ứng dụng 3D : Gaming – Xây dựng – Cơ Khí…

Tất cả những thành phần trên có thể thay thế, nâng cấp được hoặc không được tùy thuộc vào cấu tạo và thiết kế của mỗi loại máy các bạn nhé. 

Đối với dòng máy càng mỏng nhẹ, thuộc phân khúc  Business : Khả năng nâng cấp linh kiện thường chỉ dừng lại ở RAM và HARD DRIVE.

Đối với dòng dày nặng, máy đồ họa Workstation hoặc Gaming : Khả năng nấp cấp, thay thế hầu hết các linh kiện rất cao.

Thông tin cần biết

  • Service tag :  Số series number của máy – Có thể tìm thấy ở mặt sau hoặc khởi động máy, bấm F2 để truy cập vào Bios, thông tin này sẽ xuất hiện trong phân mục  System Infomation
  • Link Support :   [Click vào đây]  Đường dẫn truy cập vào trang Support của hãng – Để check thông tin về thời hạn bảo hành và cấu hình gốc của máy.
  • Hotline của hãng :  1800 54 54 55  – Số tổng đài bảo hành Dell khu vực Châu á [Toll Free – Miễn phí].

Truy cập vào đường dẫn :  //www.dell.com/support/

Nhập số Serivce tag  của máy vào ô Search Support để truy cập thông tin máy.

Kiểm tra bảo hành Dell – Service Tag

Thông tin tổng quát của máy

Sau khi nhập đúng thông tin  Service Tag , trang web  Dell Support  sẽ chuyển sang trang mới với các thông tin về máy của bạn : 

Thông tin bảo hành Dell Precision 5540
  • Model Name :  Tên máy – Thông tin chính xác về tên máy của bạn đang sử dụng. Hãy kiểm tra xem có đúng với tên máy bạn đang sử dụng không nhé.
  • Service tag & Express serivice code :  Là thông tin về mã số máy như đã nói ở trên. Express service code là mã số giúp bạn liên kết với tổng đài viên nhanh hơn khi gọi lên Tổng đài của hãng.
  • Warranty :  Thời hạn bảo hành và gói bảo hành hiện tại của máy : Basic / Premium / Pro Support. Tùy vào mỗi gói bảo hành mà bạn sẽ được hỗ trợ với dịch vụ như thế nào. 
  • Product Details :  Thông tin chi tiết – về cấu hình gốc của thiết bị. Cấu hình gốc lúc bán ra, số lượng linh kiện của mỗi Part.

*** Lưu ý quan trọng :  Đối với máy tính Dell xách tay từ nước ngoài. Nếu chưa  chuyển vùng  bảo hành về Việt Nam sẽ  không được bảo hành  tại Việt Nam. Và tùy vào mỗi loại máy sẽ có các gói bảo hành được chấp nhận hoặc từ chối cho dù đã chuyển vùng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Các bạn tham khảo thêm vào bài viết tiếp theo nhé

Cấu hình chi tiết

Các thông số chi tiết khi kiểm tra bảo hành Dell

Đối với máy  Dell Precision 5540  thử nghiệm ở trên, cấu hình gốc của máy sẽ là :  i7 9750H / Ram 32GB 2667Mhz [16GB x2] / SSD 1TB NVMe / 15.6in UHD 4K 3840×2160 Touchscreen / NVIDIA Quadro T1000 4GB  / Máy xuất xứ Canada / Bảo hành đến 02/10/2022.

TỔNG KẾT

Những thông tin ở trên là nội dung tham khảo tương đối. Để bạn có thể biết được thông tin cơ bản về máy. Và điều này cũng không nói lên được việc máy đã qua sửa chữa hay chưa, hoặc máy đã được sử dụng thực tế bao lâu.

Trường hợp có sai sót có thể máy đã được nâng cấp hoặc thông tin cung cấp từ hãng có thể sai sót.

Đối với trường hợp nâng cấp :  Người bán có thể nâng cấp RAM, SSD để giúp máy chạy nhanh, mạnh hơn, việc này không ảnh hưởng đến chất lượng máy.

Đối với trường hợp thông số sai do web lỗi :  các bạn có thể liên hệ trực tiếp số Hotline của hãng để hỏi trực tiếp là chắc chắn nhất.

Trường hợp còn khó khăn hoặc thắc mắc chưa giải đáp được. Bạn đừng ngại liên hệ  LaptopPro  nhé. Chúng mình sẽ hỗ trợ bạn trong khả năng có thể.

Video liên quan

Chủ Đề