Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Một trong số những yếu tố quyết định nên sự thành công của các cách kinh doanh cafe hiệu quả chính là thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên. Do đó, để có được sự chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và lựa chọn thì việc lên sẵn một quy trình phục vụ quán cafe sẽ là điều cần thiết nếu bạn đang là chủ của một cửa hàng cafe. 

Để giúp bạn có được quy trình phục vụ quán cà phê cho nhân nhân viên phục vụ chúng tôi xin chia sẻ bài viết sau đây. Theo dõi ngay để nắm được quy trình đó được thực hiện như thế nào nhé!

Quy trình phục vụ quán cafe vô cùng quan trọng

1. Vào ca là bước đầu trong quy trình phục vụ quán cafe 

Sau đây là một số việc cần làm đối với nhân viên phục vụ khi bắt đầu vào ca làm việc, cụ thể:

  • Bắt đầu công việc nhân viên vào ca phải thực hiện công tác chấm công (nếu cửa hàng có máy chấm công), không được đeo khẩu trang, đội nón bảo hiểm khi bào bên trong quán.
  • Mặc đúng đồng phục, tạp dề quán cafe, tác phong nhanh nhẹn, lịch sự, tóc tai gọn gàng, đối với nữ có trang điểm nhẹ.
  • Trong quá trình phục vụ đồ uống cho khách luôn giữ thái độ thoải mái, niềm nở, đồng thời thể hiện được sự chu đáo, cẩn thận trong tác phong làm việc của mình. Cần tránh cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng ca làm việc của bạn.

Cần giữ thái độ niềm nở và vui vẻ với khách hàng

2. Chuẩn bị đầu giờ

Kiểm tra mọi thứ ngay từ đầu giờ để có được ca làm việc suôn sẻ thuận lợi. Đây là kinh nghiệm phục vụ quán cafe mà ai cũng biết.

  • Nhân viên thực hiện kiểm tra các khu vực như sàn nhà, đèn quạt, bàn ghế, vật dụng (ly, bát, khăn giấy,...), trường hợp có hư hỏng, thừa hoặc thiếu hay có điều bất thường cần báo ngay cho quản lý kịp thời. 
  • Làm vệ sinh sàn nhà, lau dọn nhà cửa, quét sân, lau bàn ghế,.... tất cả những chỗ bẩn cần được làm sạch để giữ không gian là, việc sạch sẽ thoáng mát.
  • Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, đúng quy định.
  • Với những không gian quán cafe có cây cảnh cần quét thật sạch. Ngoài ra nếu khách hàng có hút thuốc lá làm mẩu thuốc bị rơi xuống sàn cần nhặt lên và dọn dẹp thật sạch để bớt mùi.
  • Làm sạch hàng rào kính, tường kính, cửa kính nếu cửa hàng sử dụng kín.

Kiểm tra các vật dụng cần thiết là bước quan trọng trong quy trình phục vụ quán cafe

Kiểm tra, lau và chuẩn bị các vật dụng cần thiết, cụ thể:

  • Kiểm tra số lượng vật dụng có đủ để phục vụ khách hàng trong ca làm việc của mình 
  • Kiểm tra chất lượng vật dụng có sạch, có bị hư hỏng, sứt mẻ gì hay là không. 
  • Chuẩn bị các vật dùng cần thiết như lót ly, ly trà đám bình trà đá, gạt tàn, khay phục vụ,... 
  • Kiểm tra số lượng hàng bán trong ngày, để biết chính xác và tránh mất nhiều thời gian bạn nên liên hệ với nhân viên pha chế để nắm bắt được tình hình bán hàng trong ngày, hàng nào hết, hàng nào cần bán để tư vấn và giải đáp khách khi cần. 
  • Lau chùi toàn bộ hành lang, lối đi, thay túi đựng rác, kiểm tra giấy vệ sinh còn hay hết,...
  • Thực hiện thêm các công việc mà quản lý giao phó nếu có. 

Các bước trong quy trình phục vụ quán cafe cho nhân viên phục vụ

3. Quy trình phục vụ quán cafe đối với khách hàng

Đối với quy trình phục vụ khách hàng khi đến quán các bước thực hiện sẽ như sau:

  • Đầu tiên chuẩn bị ly đựng nước, bình nước vào đặt ở bàn chờ
  • Chuẩn bị ống hút, ly, … đặt ở bàn chờ
  • Khi khách hàng chưa đến và mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, nhân viên đứng hoặc ngồi tại những vị trí cho phép để giữ trật tự, không được làm việc riêng, không được dùng điện thoại online, lướt facebook, nghe nhạc,... và chú ý quan sát để có thể kịp thời đón khách hàng và biết khách khi vào quán. 
  • Khi khách hàng vào quán nhân viên chào hỏi và chủ động tiếp chuyện với khách, hướng dẫn khách vào vị trí bàn. 

Xem thêm: Quy trình quản lý quán cafe cho chủ quán và quản lý quán

Có một kinh nghiệm phục vụ quán cafe cần nhớ đó là nếu số lượng người đông cần chọn bàn phù hợp, sau khi đã thực hiện xong xuôi và giúp khách hàng ngồi vào vị trí của mình hãy chọn vị trí đứng phù hợp, không được đứng quay lưng lại với khách.

Sau khi order cho khách hàng xong cần quan sát xem có ai cần sự giúp đỡ không

  • Tiếp theo là đưa menu để khách lựa chọn đồ uống. Chờ một khoảng thời gian nhất định để khách hàng chọn được đồ uống thích hợp, hoặc nếu thấy khách phân vân nhân viên có thể chủ động giới thiệu các loại đồ uống phù hợp cho khách. 
  • Sau khi khách đã order xong thì đến quầy thu ngân và thực hiện thao tác in phiếu, rồi chuyển đến quầy pha chế đồ uống.
  • Khi đồ uống đã làm xong nhân viên sẽ kiểm tra một lần cuối trước khi mang ra cho khách hàng, đảm bảo phải đúng order, ưu tiên thứ tự: người lớn tuổi, trẻ em, khách nữ, khách nam.
  • Nhân viên quay lại chỗ quy định và quan sát yêu cầu của khách để đảm bảo quá trình phục vụ hiệu quả, chu đáo. 
  • Quan sát yêu cầu tính tiền từ khách hàng rồi in hóa đơn và đưa cho khách. Khi khách trả tiền nhân viên nên kiểm tra trước mặt khách và xác nhận với khách số tiền mà mình đã nhận. Sau đó mang đến quầy thu ngân và trả lại khách tiền thứa (nếu có).
  • Chào khách ra về, mở cửa cho khách và hẹn gặp lại khách lần sau. Nhân viên cần nắm rõ quy trình phục vụ quán cafe để có thể đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất.

Xem thêm: Các phần mềm quản lý quán cafe có thể áp dụng vào quy trình

Luôn chào hỏi và mỉm cười khi khách đến và ra về

4. Cuối ca làm việc

  • Sau khi kết thúc ca làm việc nhân viên tiến hành dọn dẹp, kiểm tra lại số lượng vật dụng và báo cáo với quản lý, bàn giao việc cần làm cho ca làm sau.
  • Đối với nhân viên làm việc đến cuối ngày cần dọn dẹp sạch sẽ, kiểm tra dụng cụ, số lượng, so sánh với đầu giờ làm để tránh làm mất, hư hỏng. 
  • Lau chùi bàn ghế, quét sàn sạch sẽ.
  • Trước khi đóng cửa cần kiểm tra lại các thiết bị điện, khu vực sàn nhà, đèn, máy lạnh,...Vậy là bạn đã hoàn tất bước cuối cùng trong quy trình phục vụ của quán cafe rồi đấy! Cũng khá đơn giản phải không nào?

Kiểm tra lại một lần nữa các thiết bị, máy móc

Trên đây là tổng hợp quy trình phục vụ quán cafe cho nhân viên phục vụ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu từ đó nắm được quy trình làm việc và thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.

Bài viết tham khảo:

Quy Trình Phục Vụ Quán Cafe Mà Nhân Viên Phục Vụ Phải Biết

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Việc kinh doanh của quán diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc một phần vào thái độ phục vụ, khả năng làm việc của nhân viên. Để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh của quán hiệu quả. Quán cafe của bạn cần có một đội ngũ nhân viên làm việc chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm.

Đào tạo và tuyển dụng nhân viên bao giờ cũng là một trong những công việc quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh F&B (quán cafe, nhà hàng, quán ăn, trà sữa...). Hãy cùng PosApp điểm qua một số kinh nghiệm để công việc tuyển dụng của bạn được tốt hơn.

1. Người quản lý

Người quản lý là người có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong quán cafe. Vị trí này đòi hỏi người quản lý phải có nhiều kỹ năng: khả năng lãnh đạo, ăn nói trước đám đông, có sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng nắm bắt từng chi tiết, phải có kinh nghiệm, có khả năng ăn nói, giao tiếp đồng thời có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm.

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Người quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong quán cafe. Phải lựa chọn những người có:

  • • Kinh nghiệm trong việc quản lý quán cafe.
  • • Có khả năng lãnh đạo.
  • • Khả năng giám sát nhân viên và giải quyết những xung đột của nhân viên (nếu có).-Có khả năng giao tiếp, có nhiều mối quan hệ với những nơi cung cấp nguyên vật liệu.
  • • Thật thà trung thực, nhiệt tình với công việc quản lý quán cafe

Để tuyển dụng nhà quản lý chất lượng, bạn phải trả cho họ mức lương hấp dẫn. Nếu bạn không thể đưa ra mức lương cao, bạn có thể thỏa thuận để chia lợi nhuận. Đây là một cách tuyệt vời để thuê được những người quản lý giỏi và thúc đẩy họ góp sức xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh quán cafe của bạn.

2. Đầu bếp

Nghề đầu bếp là công việc đòi hỏi sức khỏe tốt, sự kiên trì, lòng đam mê và tinh thân yêu nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài được. Không phải ai cũng có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết để theo đuổi nghề này, một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết của nghề đầu bếp. Dưới đây là những yêu cầu nên có khi bạn tuyển dụng một đầu bếp giỏi cho quán ăn, nhà hàng của mình

• Kiến thức
Nghề đầu bếp không chỉ làm các công việc như chế biến, nấu nướng, mà  còn có hàng trăm công việc khác như lên thực đơn, chế biến, hướng dẫn khách hàng cách ăn uống,... Do đó, để theo nghề đầu bếp, đòi hỏi bạn phải có một kiến thức kỹ càng mới đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc.

• Chăm chỉ, ham học hỏi
Để trở thành một đầu bếp giỏi, phẩm chất cần thiết nhất là sự chăm chỉ, ham học hỏi để tạo ra nhiều món ăn ngon, độc đáo và mang âm hưởng riêng của bạn.

• Sáng tạo, có óc thẩm mỹ
Người đầu bếp phải là người có óc sáng tạo, luôn phải sáng tạo ra những món ăn mới lạ, trang trí món ăn phải đẹp, hài hòa để thu hút và tạo được ấn tượng cho thực khách.

• Kỹ năng tổ chức, quản lý
Hai kỹ năng này sẽ giúp bạn có khả năng điều phối, sắp xếp công việc và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

• Kỹ năng quản lý tài chính
Giúp bạn có thể kiểm soát chi phí, qua đó giảm giá thành món ăn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

• Chịu được áp lực công việc
Người đầu bếp phải làm việc với tốc độ cao, và chịu trách nhiệm về thực đơn cũng như chất lượng món ăn, nếu không phài là người chịu được áp lực cao trong công việc thì sẽ rất khó khăn để làm được việc tốt.

3. Nhân viên pha chế

Nhân viên pha chế có thể được coi là linh hồn của quán cafe. Một nhân viên pha chế giỏi phải biết cách pha cafe sao cho ngon, phải biết điều chỉnh cho hợp lý liều lượng của từng loại và am hiểu về trình tự pha chế.

Hơn thế, phong cách khi pha chế (cách cầm chai rượu hay dụng cụ lắc, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển khi đang pha…) cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá tài năng và tay nghề của từng người.

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Những phẩm chất cần có của một nhân viên pha chế quán cafe, nhà hàng:

  • • Có vị giác tốt.
  • • Có óc thẩm mĩ tốt và khéo tay.
  • • Có kiến thức và hiểu biết về các loại nước uống.
  • • Nhanh nhẹn và linh hoạt
  • • Có kinh nghiệm và khả năng giao tiếp.

4. Nhân viên phục vụ

Đội ngũ nhân viên phục vụ có mối liên hệ mật thiết nhất với khách hàng. Vì vậy, đội ngũ nhân viên phục vụ bàn phải tạo được ấn tượng tốt, không khí thoải mái, dễ chịu trong khi vẫn tuân thủ nghiêm các quy định của quán, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Đây là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được thái độ nhiệt tình, niềm nở.

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Đội ngũ nhân viên phục vụ phải có được những tố chất sau: nhanh nhẹn, tươi cười với khách hàng, có khả năng xử lý những tình huống phát sinh; nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc, chịu khó, thật thà,..

Kĩ năng giao tiếp và tư vấn đồ ăn/ đồ uống cho khách hàng là những kĩ năng quan trọng mà bất cứ nhân viên phục vụ nào cũng nên được training. 70% khách hàng khi tới 1 nhà hàng đều không biết là hôm nay sẽ dùng món gì, nhất là những khách hàng đang đi tìm một món ăn mới, ở nhà hàng mới. Vì vậy điều họ mong chờ nhất là người phục vụ có thể gợi ý một bữa ngon lành và phù hợp với khẩu vị của họ.
Ví dụ, họ có thể hỏi vịt quay hay vịt áp chảo ngon hơn. Nếu nhân viên nói món nào cũng ngon thì hỏng. Lúc này nên hỏi khẩu vị của khách hàng thế nào và gợi ý món phù hợp và có thể nói thêm là món A hay món B là món bán chạy nhất. Điều này sẽ giúp khách hàng tự tin và thoải mái vì đã gọi đúng món đặc biệt và xuất sắc của nhà hàng. Và đừng nói không biết khi khách hàng hỏi món C hay món D có ngon không. Khách hàng sẽ khá thất vọng khi nghe điều đó từ nhân viên phục vụ.

Quán cafe, nhà hàng hay trà sữa của bạn sẽ đông khách nếu bạn có được một đội ngũ nhân viên tận tình, có trách nhiệm với công việc, phục vụ với phong cách và luôn nở nụ cười với khách. Như video dưới đây, hẳn bạn cũng mong muốn nhân viên của mình cũng được như vậy phải không?

Cô bé trong video đã làm được những gì?

• Nắm rõ sản phẩm của quán
• Định hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp với khách hàng
• Cross-sell bán chéo sản phẩm (Mời khách dùng thêm đồ ăn kèm nước)
• Up-sell, bán sản phẩm có mức giá cao hơn (Anh có muốn dùng ly lớn không ạ?)
• Nhanh nhẹn, vui vẻ

Đảm bảo bạn nhìn trong video còn "yêu" thì khách đã gặp trực tiếp ở quán sẽ còn đến đó dài dài. Tăng doanh thu đơn giản là như vậy thôi phải không nào?

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

5. Nhân viên bảo vệ, giữ xe

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Bảo vệ  và giữ xe cũng rất quan trọng trông quán cafe của bạn. Vị trí này phải tuyển lựa người khỏe mạnh, có thân thế lai lịch rõ ràng, thật thà trung thực, nhiệt tình và thân thiện.

Nhân viên là một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công của quán. Nếu bạn may mắn có được một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, nhất định việc kinh doanh quán cafe của bạn sẽ thành công.

6. Trả lương công bằng cho nhân viên

Việc lương bổng và đãi ngộ đối với nhân viên phục vụ quán cafe đôi khi sẽ gây mâu thuẫn nếu như bạn không có phương pháp. Chính vì vậy hãy tìm phương pháp chi trả công bằng nhất.

Một gợi ý cho bạn là cách chấm công bằng máy quét dấu vân tay. Đối với các mô hình kinh doanh quán cafe trả lương nhân viên theo giờ. Giờ vào - ra ca của nhân viên sẽ được máy chấm vô cùng chính xác. Từ đó dễ dàng trong việc thưởng/phạt nếu nhân viên đi trễ hoặc làm thêm giờ. Tạo nên tính kỷ luật và chuyên nghiệp hơn cho quán của bạn.

Với hình thức này dù cho quán cafe của bạn số lượng nhân viên có nhiều và ca làm có chia nhỏ phức tạp ra sao thì máy vẫn chấm chính xác. Tiết kiệm được thời gian tính lương và tránh gây mâu thuẫn giữa nhân viên với chủ hoặc giữa nhân viên với nhau.

7. Xây dựng tài liệu đào tạo nhân viên

Khị tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới. Bạn nên chuẩn bị một tài liệu về về chủ đề thiết lập quy trình làm việc, bản mô tả công việc, văn hóa phục vụ và môi trường làm việc. Bạn cần thiết kế tài liệu một cách khoa học với súc tích nhất. Đảm bảo có thể rút ngăn tối đa thời gian đào tạo nhân viên mới mà lại mang lại liệu quả cao.

Nhân viên quán của các bạn, điều bạn mong muốn đó là nụ cười, sau là đến cách ăn mặc và nước hoa, mặc đồng phục chỉnh tề (Nếu có). Còn chuyện về kỹ năng, đó là của thời gian và cách người quản lý hướng dẫn. Không nên bắt nhân viên phải A-Z ngay từ những ngày đầu. Nhưng hãy lưu ý những điều sau, để khách hàng khi đến quán của mình có được sự trải nghiệm và lần sau họ sẽ lại quay lại. Bạn nên training cho nhân viên tránh những điều sau đây:

8. Tránh đón tiếp thiếu thân thiện

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Một ngày nào đó, nhân viên của bạn cũng khó ở đôi chút, và thế là khách hàng vô tình được phục vụ bởi ánh mắt kém thân thiện, cử chỉ hời hợt.
Thật ra, sẽ khó tránh những trường hợp như vậy. Nhưng nghề phục vụ yêu cầu phải luôn chuyên nghiệp trong công việc, ngay cả khi không thích.

Ngành dịch vụ đặc biệt nhạy cảm với những cảm xúc hoặc những thứ liên quan đến trải nghiệm. Bạn không thể biết cái nhau mày ngày hôm đó có thể đánh mất bao nhiêu doanh thu của nhà hàng, quán cafe sau này đâu! Nghiên cứu chỉ ra rằng có 38% ấn tượng ban đầu bị ảnh hưởng bởi ngữ điệu giọng nói, 93% cảm nhận phụ thuộc vào các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ.

Chính vì vậy, hãy đảm bảo nhân viên của bạn luôn đứng thẳng người, ánh nhìn rạng rỡ và mỉm cười thân thiện, đón tiếp nồng hậu như thể một chủ nhà hiếu khách. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên trong ngành dịch vụ, nhưng lại thường bị bỏ qua

Có một mẹo nhỏ khá hữu ích có thể áp dụng được; việc trao quyền cho nhân viên nhiều hơn và khiến họ cảm thấy mình được làm chủ công việc của mình, điều đó giúp nhân viên tự tin và chuyên nghiệp hơn trong việc đón tiếp khách hàng.

9. Tránh dọn ly, cốc đã dùng thiếu tế nhị

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Ở một số nhà hàng, nhân viên khi quan sát thấy khách hàng đã dùng hết (hoặc gần hết) đồ uống sẽ chủ động dọn ly khỏi bàn. Về sự chủ động thì nên ghi nhận, nhưng trong 1 số trường hợp, khách hàng để ý sẽ cảm thấy khó chịu một chút khi họ chưa muốn dọn đi. Hoặc đôi khi, họ muốn thêm đồ uống miễn phí (trà đá, nước lọc) nhưng nhân viên đã dọn đi.

Cách để tạo ra sự tinh tế là hãy để ý khi khách hàng dùng hết đồ uống, chủ động tới bàn và đề nghị rót thêm nước nếu khách hàng cần thêm. Điều này sẽ khiến khách cảm thấy mình được tôn trọng và quan tâm.

10. Tránh chạm tay vào miệng ly/cốc

Cho dù nhân viên luôn vệ sinh sạch sẽ trước khi phục vụ khách hàng, nhưng về cơ bản, khách vẫn không muốn nhìn thấy người lạ chạm tay vào miệng ly – nơi mình chuẩn bị đưa miệng tới. Đây là một lỗi nhỏ, tiểu tiết và không thường được để ý nhưng lại khá quan trọng tới cảm nhận của khách hàng. Điều này vô hình chung khiến khách không thoải mái dùng đồ uống đó nữa và sẽ thấy không ngon miệng. Chủ nhà hàng hoặc quản lý nên lưu ý và thường xuyên nhắc nhở nhân viên về vấn đề này.

11. Tránh việc thiếu giao tiếp bằng mắt

Eye-contact là khái niệm quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Việc phục vụ khách hàng trong nhà hàng cũng là một dạng giao tiếp. Vậy thì hãy chắc rằng bạn luôn nhìn vào ánh mắt của khách hàng tối thiểu từ 3-5s để có một cuộc trò chuyện ngắn nhưng đầy ý nghĩa với họ. Người nói sẽ cảm thấy mình được lắng nghe và ghi nhớ từ phía nhân viên phục vụ.

Đôi khi quán đông khách và nhân viên thì không kịp phục vụ, có thể điều này sẽ không được lưu tâm. Thế nhưng, nếu bạn muốn dịch vụ của nhà hàng mình khác biệt, hãy biến điều nhỏ này trở thành thói quen của nhân viên.

12. Tránh quá nhiệt tình, suồng sã

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe

Trái ngược với thái độ phục vụ thờ ơ là thân thiện, nhưng khi “quá-thân-thiện” thì vô tình trở thành sự suồng sã. Ví dụ như khi khách hàng trở nên quen thuộc khi lui tới nhà hàng nhiều lần, có thể nhân viên sẽ muốn tỏ ra thân thiện hoặc giao tiếp có phần vui vẻ hơn. Nhưng thực tế nhà hàng là nơi khách hàng trả tiền để được phục vụ một cách chuyên nghiệp nhất. Vậy nên hãy cố gắng thân thiện nhưng trong khuôn khổ của nhân viên phục vụ.

Hoặc 1 ví dụ khác có phần quen thuộc hơn, đó là bạn bè hay người thân của nhân viên phục vụ tới chơi. Và đôi khi sẽ xảy ra việc nhân viên cười đùa, nói tục trong không gian của nhà hàng. Rất có thể ở bàn bên cạnh, 1 khách hàng nhạy cảm đang nhìn thấy cảnh đó và không muốn quay lại thêm 1 lần nào nữa.

13. Tránh dùng nước hoa nặng mùi

Khách hàng cần được ngửi mùi đồ ăn, không phải mùi của nhân viên phục vụ. Khách hàng sẽ cảm thấy khá khó chịu nếu mùi đó trở nên nồng nặc hoặc đơn giản là loại nước hoa họ không thích. Nhân viên chỉ nên giữ mùi thơm nhẹ đủ để tránh mùi hôi từ quần áo hay cơ thể.
Việc quá thơm hay quá nặng mùi cũng sẽ khiến khách hàng không thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn bởi thính giác của họ sẽ bị phân tán. Đồ ăn cũng sẽ bị át mùi và trở nên kém hấp dẫn.

Vài thông tin bổ ích mà PosApp cung cấp cho những ai đã và sắp mở quán cafe, giúp bạn có một cái nhìn khái quát về đội ngũ nhân sự và để bạn có thể tuyển lựa được những con người phù hợp với từng vị trí cho quán cafe của mình.

Kinh nghiệm làm phục vụ quán cafe