Kinh nghiệm sinh mổ ở Từ Dũ 2022

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đã trải qua 2 lần sinh mổ, đến lần này, sinh mổ lần 3 Từ Dũ mẹ cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm sinh mổ lần 3 Từ Dũ có gì đặc biệt so với 2 lần sinh mổ trước?

Cần chuẩn bị gì khi đi sinh mổ lần 3 Từ Dũ?

Đến lần này, mẹ bầu đã biết chắc chắn sẽ sinh mổ. Do đó, mẹ bầu nên cần chuẩn bị tâm lý sẵn mọi thứ đâu vào đấy.

Hành trang "vượt cạn"

Khi sinh ở Từ Dũ, các cô y tá sẽ đưa mẹ mỗi ngày một bộ áo váy đồng phục của bệnh viện. Bé sinh ra cũng sẽ được bệnh viện trang bị áo, nón, tã, vớ tay, vớ chân. Đặc biệt là một chiếc khăn lông lớn quấn bé cho trong ngày đầu sau sinh. Mọi thứ gần như đầy đủ nên mẹ không cần phải mua sắm trước lỉnh kỉnh quá nhiều.

Thiếu cái gì thì căn tin đều có bán. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, khi đi sinh các mẹ chỉ nên mang giấy tờ tiền bạc thôi. Sinh xong, mẹ gọi điện người nhà mang lên. Mẹ nên tránh mang đồ đạc nhiều, nặng nề, nếu bác sĩ chưa cho sinh thì đỡ công mang về mấy lượt.

Chuẩn bị giấy tờ

Giấy tờ cần có khi đi sinh gồm:

  • Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG [nếu có] và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai [khám tại bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân].
  • Hộ khẩu [gốc] + 01 bản photo, KT3 [nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh] của các mẹ
  • Chứng minh nhân dân [gốc] hoặc giấy tờ tùy thân [có ảnh] của các mẹ + 01 bản photo kèm theo

Nếu các mẹ có sử dụng BHYT:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Thẻ BHYT [có dán ảnh] + 2 bản photo.
  • Thẻ gia hạn BHYT [không có dán ảnh] + 2 bản photo [nếu có, sử dụng trong trường hợp BHYT cũ hết hạn…]
  • Chứng minh nhân dân [gốc] + 2 bản photo [để làm thủ tục BHYT]
  • Giấy chuyển viện [nếu có].

Các mẹ nên chờ cho đến khi đau thật sự thì mới vào bệnh viện. Ngay cả sinh mổ cũng phải có dấu sinh, bác sĩ mới có thể cho tiến hành mổ. Trừ khi có gì đó bất thường như cạn ối, con già tháng, nước ối đục,...

Thủ tục nhập viện để sinh mổ ở Từ Dũ

Lúc đi sinh, mẹ đi thẳng vào Từ Dũ từ cổng 284 Cống Quỳnh và vào phòng cấp cứu. Phòng ở bên tay trái – đứng ở cổng nhìn vào là thấy chữ “Cấp Cứu”. Mẹ đến bàn đăng ký để đăng ký khám trước khi sinh.

Tại đây, các mẹ sẽ nộp sổ khám thai và các giấy tờ liên quan như siêu âm, xét nghiệm… trong thai kỳ. Sau đó, mẹ điền một số thông tin để được thăm khám. Các mẹ sẽ được qua phòng số 3 [kế bên] để được bác sĩ khám xem có dấu hiệu sinh chưa. Mẹ nhớ là lấy lại sổ khám thai ở bàn đăng ký, giấy đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu và đưa cho bác sĩ này.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tiếp đó, mẹ tiến hành đăng ký loại hình sinh [sinh thường, sinh dịch vụ, sinh dịch vụ gia đình…]. Trong trường hợp sinh dịch vụ, mẹ cân nhắc xem có muốn chỉ định bác sĩ hay không. Các mẹ cần lưu ý là nên gọi cho bác sĩ mà các mẹ muốn chỉ định trước xem bác ấy có lịch trực và tiếp nhận các mẹ được hay không. Nếu không hẹn được bác sĩ riêng, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Các bác sĩ trực ở Từ Dũ đều rất nhiệt tình.

Đóng tiền tạm ứng xong, mẹ chuyển lên phòng chờ sinh ở lầu 1. Lúc này, người thân không được lên theo. Các mẹ được phát các đồ dùng cần thiết và thay trang phục bệnh viện phát. Sau đó, mẹ gửi lại toàn bộ đồ đạc cá nhân lại cho người thân thông qua y tá. Ngay cả tiền và điện thoại cũng không được mang theo. Lưu ý các mẹ nên cạo sạch lông vùng kín trước. Nếu không các cô ý tá sẽ làm giúp mẹ [kể cũng hơi ngại].

Trong trường hợp sinh mổ, người nhà sẽ được gọi lên để ký giấy mổ và đóng thêm tiền nếu có. Chi phí sinh mổ lúc nào cũng cao hơn sinh thường. Sau đó, vào thời điểm thích hợp, các mẹ sẽ được đưa lên phòng mổ.

Sau khi mẹ lên phòng chờ sinh, các bố, hoặc người thân sẽ ngồi đợi tại phòng Chăm sóc khách hàng của bệnh viện. Từ cổng 284 Cống Quỳnh và đi thẳng vào phải bên tay phải, bạn sẽ thấy phòng Chăm sóc khách hàng. Có bất cứ điều gì, bệnh viện sẽ thông báo trên loa và các màn hình vi tính.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh mổ nhanh hơn, ít vất vả hơn. Trong lúc sinh mổ, mẹ cũng không đau gì cả, sướng hơn sinh thường nhiều. Ít ra cũng không có cảnh vật vã đau lên đau xuống mấy tiếng đồng hồ. Nhưng sinh xong mới thấy sự khác biệt. Sau khi hết thuốc tê [khoảng 3-4 tiếng sau đó] mẹ sẽ rất đau. Vừa đau do vết mổ, vừa đau do dạ con co thắt.

Sinh mổ nhiều lần lo lắm các mẹ ạ. Các mẹ nhớ lưu ý đến khoảng cách mang thai giữa các lần sinh mổ nên là 3-5 năm để cơ thể bình phục hoàn toàn.

Chúc mẹ sinh mổ lần 3 Từ Dũ "mẹ tròn con vuông" nhé!

Xem thêm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện Phụ Sản lâu đời và nổi tiếng nhất trong cả nước. Nếu chuẩn bị chọn bệnh viện để sinh ở khu vực lân cận TPHCM, thì đây là nơi các mẹ cần quan tâm. Điểm mạnh của bệnh viện Từ Dũ chính là nơi tiên phong nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, phương pháp mới liên quan đến Phụ Sản. Đồng thời nơi này cũng tập trung các chuyên gia, giáo sư – bác sĩ đầu ngành cùng các trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu trong cả nước về Phụ Sản. Chính vì thế, ngay cả các bệnh viện cao cấp như Pháp Việt, Quốc Tế Sàn Gòn, Hạnh Phúc…có các ca sinh đặc biệt khó thì cũng phải chuyển về Từ Dũ. Các mẹ trong quá trình mang thai có dấu hiệu gì không bình thường thì chúng tôi thành thật khuyên chọn Từ Dũ để sinh. Thêm một ưu điểm của bênh viện Từ Dũ, vì là bệnh viện phục vụ cho nhiều đối tầng lớp nên chi phí sinh ở đây tương đối rẻ – phù hợp với các mẹ muốn tiết kiệm…Tuy nhiên, một điểm mà nhiều người không thích chọn bệnh viện Từ Dũ đó là có quá đông người nên một số khâu không thể tránh khỏi những ảnh hưởng như: đợi chờ lâu, chung phòng – chung giường, ồn ào, không riêng tư, chăm sóc không được chu đáo…Việc phục vụ cho nhiều tầng lớp nên những người có tiền muốn hưởng các dịch vụ đăc biệt cũng hạn chế [chỉ một vài khâu là có như: phòng dịch vụ sau sinh…]. Nhiều khu nhà đã cũ chưa được xây mới như: phòng chăm sóc đặc biệt trước sinh, phòng theo dõi sau sinh…

Nếu các mẹ có ý định sinh ở Từ Dũ thì nên chọn và theo khám thai định kỳ 01 bác sĩ sản khoa ở Từ Dũ luôn là tốt nhất. Vui lòng tham khảo “Danh sách các bác sĩ sản khoa giỏi ở Từ Dũ

Vị trí bệnh viện Từ Dũ TPHCM

Hôm nay, nguoibenh.com xin đưa ra các kinh nghiệm cùng quy trình thực tế từ A đến Z dành cho các mẹ và cả người thân [người đưa các mẹ đi sinh] khi đến sinh tại bệnh viện Từ Dũ, hi vọng giúp ích một phần nào đó về mặt tinh thần cho các mẹ trước khi lâm bồn.

I. Chi phí dự kiến [2016] & bảo hiểm khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Chi phí sinh tại bệnh viện Từ Dũ

+ Sinh thường : khoảng 2 triệu

+ Sinh dịch vụ : khoảng 4 triệu

+ Sinh mổ thường : khoảng 4,5 triệu

+ Sinh mổ dịch vụ : khoảng 6.5 triệu

+ Sinh dịch vụ gia đình : khoảng 4.5 triệu

Chú ý: “Dịch vụ” khác “thường” thế nào? “Dịch vụ” là chúng ta được phép yêu cầu chỉ định bác sĩ đỡ sinh [hoặc mổ] cho mẹ và được ưu tiên chọn phòng nằm sau sinh [nếu không biết bác sĩ nào thì chọn bác sĩ trực]. “Thường” thì mọi khâu được thực hiện theo tiêu chuẩn của bệnh viện mà chúng ta không được yêu cầu, theo đó bệnh viện sẽ chỉ định bác sĩ trực hoặc một điều dưỡng đỡ sinh cho mẹ [thường là bác sĩ trực theo dõi – giám sát, điều dưỡng/hộ lý trực tiếp đỡ sinh]. Nếu chọn “thường” thì mẹ sau sinh sẽ được bệnh viện đưa vào phòng còn trống và thường là phòng tiêu chuẩn để nằm [phòng quạt – 10 sản phụ – 100.000đ/phòng/ngày].

Sinh dịch vụ gia đình là một hình thức mới của bệnh viện Từ Dũ, cho phép 01 người thân vào chung lúc các mẹ sinh [dĩ nhiên là một phòng riêng cho mỗi mẹ và người thân]

Hiện tại trên 1 số website và diễn đàn, có thông tin khác về con số này là vì họ chưa đưa một số chi phí thực tế khác vào như tiền phòng [trong lúc sinh], tiền công sinh, tiền các cận lâm sàng cơ bản [xét nghiệm máu, siêu âm…], tiền thuốc và các chi phí vật tư [bông băng…].

Tùy vào từng trường hợp cụ thể của từng mẹ [nhiều hay ít thuốc hơn, nhiều hay ít cận lâm sàng hơn…] mà con số này có thể thay đổi đôi chút nhưng thông thường hầu như không vượt quá chi phí ở trên nên các mẹ hoàn toàn yên tâm.

Chi phí trên chưa bao gồm tiền phòng nằm sau sinh. Chúng tôi liệt kê một số giá để các mẹ và người thân thao khảo thêm

  • Phòng chuẩn của bệnh viện: 100.000 đồng/ngày [10 sản phụ – nằm quạt]
  • Khu H [tòa nhà có phòng Cấp cứu]: 600.000đ/giường/phòng 2 sản phụ
  • Khu M [tòa nhà mới xây trên đường Cống Quỳnh]: 700.000đ/giường/phòng 2 sản phụ
  • Khu N [tòa nhà mới xây trên đường Nguyễn Thị Minh Khai]: 750.000đ/giường/phòng 2 sản phụ
  • Và còn rất nhiều loại phòng với nhiều chi phí khác nhau… [giá từ 100.000 đến 2.000.000đ/ phòng/ ngày – tùy theo loại phòng 10 người, 2 người, 1 người…]. Người thân của các mẹ sẽ được nhân viên bệnh viện giới thiệu từng loại phòng còn trống với giá tương ứng để lựa chọn khi các mẹ sinh xong.

Thông thường thì bệnh viện sẽ cho nằm lại khoảng 3 ngày nếu sinh thường và 5 ngày đối với sinh mổ.

Bảo hiểm tại bệnh viện Từ Dũ

Nếu các mẹ có bảo hiểm y tế [BHYT] thì cần chú ý đền các thông tin sau:

  • Đúng tuyến: là trường hợp các mẹ có BHYT tại một bệnh viện nào đó [kể cả các bệnh viện ở tỉnh] và có giấy chuyển tuyến đúng tuyến [giấy chuyển viện] từ bệnh viện này đến bệnh viện Từ Dũ thì được xem là đúng tuyến. Các mẹ nên nhờ là bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 nên không thuộc danh sách các cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của BHYT nên chắc chắn các mẹ không thể mua BHYT tại bệnh viện Từ Dũ được nhé. Hoặc các mẹ có BHYT tại một bệnh viện nào đó và không có giấy chuyển tuyến đúng tuyến đến Từ Dũ nhưng lại đươc xác định là “cấp cứu” tại bệnh viện Từ Dũ thì cũng được xem là đúng tuyến [“cấp cứu” là những trường hợp nguy cấp, cần sự can thiệp chuyên môn nhanh chóng, cần hỗ trợ gấp…và việc các mẹ có được xem là cấp cứu hay không là do bác sĩ Từ Dũ khám, đánh giá và quyết định cho cả trường hơp sinh thường và sinh mổ]. Với 02 trường hợp “đúng tuyến” này, BHYT chi trả 100% của mức thanh toán 80% [một số danh mục con số này là 90%, 100% nhưng rất ít] các chi phí thuộc phạm vi chi trả của BHYT.
  • Trái tuyến: là trường hợp các mẹ có BHYT nhưng không có giấy chuyển tuyến đúng tuyến. Với trường hợp này, BHYT chi trả 40% của mức thanh toán 80% [một số danh mục con số này là 90%, 100% nhưng rất ít] các chi phí thuộc phạm vi chi trả của BHYT.
  • Phạm vi chi trả của BHYT: được quy định tùy thuộc vào từng hạng mục khác nhau. Chúng tôi không liệt kê ở đây vì có quá nhiều thông tin. Về nguyên tắc, tất cả các loại thuốc, xét nghiệm, cận lâm sàng [xét nghiệm, siêu âm…] cần thiết cho quá trình khám và điều trị, có nằm trong phác đồ điều trị thì sẽ nằm trong phạm vi chi trả của BHYT. Tuy nhiên, đối với các hạng mục thuộc “dịch vụ” [sinh dịch vụ, mổ dịch vụ, phòng nằm dịch vụ sau sinh…] không nằm trong phạm vi chi trả của BHYT nên các mẹ sẽ không được thanh toán BHYT nếu chọn các hạng mục “dịch vụ”.

Ví dụ, chi phí sinh tại bệnh viện Từ Dũ của các mẹ là 1.500.000 đồng trong đó bao gồm 1.100.000 đồng thuộc danh mục BHYT thanh toán [được quy định sẵn tùy vào từng hạng mục] và 400.000 đồng không thuộc danh mục BHYT thanh toán. Khi đó, số tiền BHYT thanh toán và số tiền các mẹ phải thanh toán như sau:

  1. Đúng tuyến:  BHYT thanh toán: 1.100.000 x 80% x 100% = 880.000 đồng; Các mẹ thanh toán:  400.000 + 1.100.000 – 880.000 = 620.000 đồng
  2. Trái tuyến: BHYT thanh toán: 1.100.000 x 80% x 40% = 352.000 đồng; Các mẹ thanh toán:  400.000 + 1.100.000 – 352.000 = 1.148.000 đồng

Nếu các mẹ có mua các gói bảo hiểm cao cấp [như của Dầu Khí, Bảo Việt, Vietnam Care…loại bảo hiểm mà chúng ta thường đóng khoảng 2.5 triệu đến 5 triệu/năm] thì sẽ được thanh toán 100% tấc cả các chi phí trong quá trình sinh ở bệnh viện Từ Dũ [dĩ nhiên là có giới hạn nhưng thường các gói bảo hiểm này số tiền giới hạn là đến vài chục triệu nên các mẹ yên tâm là sinh ở Từ Dũ không thể cao hơn được]. Một điều các mẹ cần lưu ý khi mua các gói bảo hiểm này là “thời gian chờ”, tức là phải mua trước khi có thai.

II. Giấy tờ và vật dụng chuẩn bị khi đi sinh tại Từ Dũ

Chuẩn bị cho mẹ

  • Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG [nếu có] và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai [khám tại bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân].
  • Hộ khẩu [gốc] + 01 bản photo, KT3 [nơi chấp thuận cho làm giấy khai sanh] của các mẹ
  • Chứng minh nhân dân [gốc] hoặc giấy tờ tùy thân [có ảnh] của các mẹ + 01 bản photo kèm theo
  • Nếu các mẹ có sử dụng BHYT:
    • Thẻ BHYT [có dán ảnh] + 2 bản photo.
    • Thẻ gia hạn BHYT [không có dán ảnh] + 2 bản photo [nếu có, sử dụng trong trường hợp BHYT cũ hết hạn…]
    • Chứng minh nhân dân [gốc] + 2 bản photo [để làm thủ tục BHYT]
    • Giấy chuyển viện [nếu có].
  • Vật dụng cá nhân của sản phụ:
    • Quần, áo, vớ, băng vệ sinh.
    • Quần lót [vải hoặc giấy], khăn [dùng cho sản phụ].
    • 1 bộ quần áo của sản phụ khi xuất viện

Chuẩn bị cho bé

  • Áo, nón, tã [coton].
  • Vớ tay, vớ chân.
  • Khăn lông lớn, khăn lông nhỏ
  • Bình sữa nhỏ [phòng khi trường hợp mẹ bị tắc sữa lâu thì phải cho bé bú sữa non bằng bình này]
  • Phích đựng nước nóng [cái này có thể chuẩn bị hoặc không vì hiện tại bệnh viện Từ Dũ có trang bị sẵn máy nước nóng, khi nào cần nước nóng thì lấy thôi]

Chú ý: khi vào sanh tại bệnh viện, các mẹ sẽ được cung cấp mỗi ngày một bộ áo váy đồng phục của bệnh viện. Khi bé sanh ra sẽ được bệnh viện trang bị 1 áo, 1 nón, tả, vớ tay, vớ chân và 1 khăn lông lớn quấn bé cho trong ngày đầu sau sanh.

Những vật dụng ở trên là cơ bản dành cho mẹ và bé, cái nào còn thiếu thì người thân sẽ mua thêm [trong căn tin bệnh viện, xung quanh bệnh viện có bán đầy đủ, không thiếu thứ gì cả]. Tuy nhiên, với các mẹ và người thân có nhà trong thành phố [gần với bệnh viện Từ Dũ] thì không cần mang theo bất cứ vật dụng nào cả [chỉ mang theo các giấy tờ để làm thủ tục sinh thôi]. Sau khi sinh xong, khi đó hãy về nhà lấy hoặc gọi người thân đem lên [có rất nhiều thời gian sau đó vì sau khi sinh xong mẹ và bé được bệnh viện cấp các vật dụng cần thiết rồi]. Việc phải ngồi chờ các mẹ sinh [có nhiều trường hợp 2-3 ngày mới sinh xong], vừa trông chừng những vật dụng này, đi đâu cũng mang theo bên mình… thì rất cực cho người thân các mẹ. Không giống như các bệnh viện phụ sản khác [như bệnh viện Phụ Sản MeKong] là cho đặt phòng nằm sau sinh ngay khi các mẹ nhập viện, ở Từ Dũ, người thân chỉ đươc đặt phòng nằm sau sinh khi các mẹ sinh xong [có lẽ vì quá đông sản phụ].

III. Phòng trọ và khách sạn cho các mẹ ở các tỉnh khi sinh ở Từ Dũ

Đối với các mẹ ở xa [các tỉnh] thì nên lên trước ngày dự sinh [dự mổ] và lưu trú gần sát bệnh viện Từ Dũ cho yên tâm, khi nào chuyển dạ là nhập viện ngay. Chúng tôi gợi ý một số khách sạn cạnh bệnh viện Từ Dũ [duy chuyển đến bệnh viện chỉ vài trăm mét] để các mẹ tham khảo.

  • White Lion Hotel [15C Cao Thắng, Phường 2, Quận 3 – 08.62 66 78 78]: cách bệnh viện 110 mét, 3 sao, thích hợp cho các mẹ có điều kiện [giá phòng từ 800.000 đồng/ ngày]
  • Festival Hotel [31, Cao Thắng, P.2, Quận 3 – 08.3839 0704]: cách bệnh viện 150 mét, giá bình dân [khoảng 400.000 đồng/ngày]
  • Saigon Boutique hotel [57 Pham Viết Chánh – 08.38330540]: cách bệnh viện 200 mét, giá bình dân [khoảng 400.000 đồng/ngày]
  • Vạn Phát hotel [61 Phạm Viết Chánh – 08.39 254 360]: cách bệnh viện 210 mét, giá bình dân [khoảng 400.000 đồng/ngày]

Trong một số trường hợp đặc biệt, có mẹ cấn ở thời gian dài để theo dõi…và tiện duy chuyển qua bệnh viện thì các mẹ nên chọn phòng trọ

  • Đối diện với bệnh viện Từ Dũ [cổng Cống Quỳnh], bên tay phải siêu thị Coop Mart [ngã 3 Cống Quỳnh – Phạm Viết Chánh] là bệnh viện Biên Phòng, các mẹ vào đó hỏi thuê phòng dưỡng thai.
  • Vào hẻm A1 [sát bệnh viện Biên Phòng], có rất nhiều phòng trọ cho thuê, các mẹ cứ đi xem và quyết định chọn phòng nào. Phòng ở đây cũng sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, chi phí khoảng 3-5 triệu đồng/tháng.

Anh/chị có thể xem bản đồ đường đi đến bệnh viện Từ Dũ TPHCM [Tại Đây]

IV. Quy trình sinh thường và một vài kinh nghiệm tại Từ Dũ để các mẹ tham khảo

Sơ đồ cổng 284 Cống Quỳnh bệnh viện Từ Dũ

Các mẹ nên chờ cho đến khi đau thật sự thì mới vào bệnh viện [tránh trường hợp chưa gì đã vội đến rồi lại không có dấu hiệu sinh thì bị trả về]. Bây giờ thì ngay cả sinh mổ cũng phải có dấu hiệu sinh mới cho tiến hành mổ được [trừ một số trường hợp: cạn ối, con già tháng, nước ối đục hay các trường hợp bất thường khác…]. Các mẹ khi có các triệu chứng: đau bụng âm ỉ một thời gian, sau đó chuyển qua đau bụng từng cơn dài thì hãy đến bệnh viện [đau dồn dập liên hồi 3 lần/10 phút là có dấu hiệu sinh rồi].

Các mẹ và người thân vào bệnh viện Từ Dũ cổng 284 Cống Quỳnh và đi thẳng vào phòng cấp cứu [bên tay trái – đứng ở cổng nhìn vào là thấy chữ “Cấp Cứu”]. Đến bàn đăng ký để đăng ký khám trước khi sinh. Tại đây các mẹ hay người thân sẽ nộp sổ khám thai và các giấy tờ liên quan như siêu âm, xét nghiệm…trong quá trình mang thai từ trước đến giờ và điền 1 số thông tin để được thăm khám. Sau đó các mẹ sẽ được qua phòng số 3 [kế bên] để được bác sĩ khám xem có dấu hiệu sinh chưa [nhớ là lấy lại sổ khám thai ở bàn đăng ký + giấy đo độ mờ da gaý + xét nghiệm máu và đưa cho bác sĩ này]. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra sau khi bác sĩ thăm khám dấu hiệu sinh từ các mẹ.

  1. Chưa có dấu hiệu sinh và thai nhi cũng như mẹ bình thường: chờ bên ngoài bệnh viện [ở gần thì có thể các mẹ có thể về nhà, ở xa thì ở các khách sạn – nhà trọ xung quanh bệnh viện như chúng tôi có liệt kê ở trên] và quay lại phòng cấp cứu khi có dấu hiệu sinh.
  2. Chưa có dấu hiệu sinh nhưng bác sĩ phát hiện có điều bất thường ở thai nhi hoặc mẹ và yêu cầu cần theo dõi [nhau quấn cổ, nhau tiền đạo, mẹ bị đường huyết cao, huyết áp cao, tiền sản giật…]: bác sĩ sẽ chuyển các mẹ qua Khoa sản – Khu A để nằm và theo dõi cho đến khi có dấu hiệu sinh hoặc có quyết định kế tiếp
  3. Có dấu hiệu sinh rồi: tiến hành làm thủ tục nhập viện để sinh [nếu các mẹ đang thuộc trường hợp 1 hoặc 2 rồi cũng sẽ phải đến lúc thực hiện trường hơp 3 này]

Thủ tục nhập viện để sinh:

  • Các mẹ hoặc người thân mang sổ khám thai nộp lại chỗ bàn đăng ký lúc đầu và điền các thông tin quy định
  • Đăng ký loại hình sinh [sinh thường, sinh dịch vụ, sinh dịch vụ gia đình…]: trong trường hợp sinh dịch vụ thì có chỉ định bác sĩ hay không [nếu không thì chỉ định bác sĩ trực]. Các mẹ lưu ý là lúc này các mẹ hay người thân nên gọi điện thoại cho bác sĩ mà các mẹ muốn chỉ định và hỏi thông tin về việc đỡ sinh cho các mẹ, từ đó đánh giá xem khả năng bác sĩ đó vào bệnh viện Từ Dũ đỡ sinh cho các mẹ có cao hay không? Nếu nhận định khả năng là thấp hơn 70% thì nên chỉ định luôn bác sĩ trực, vì trong trường hợp các mẹ chỉ định bác sĩ riêng mà họ không vào đúng thời điểm thì bác sĩ trực rất ít quan tâm, và nếu bắt buộc bác sĩ trực phải đỡ sinh cho các mẹ thì cũng không vui vẻ và tận tâm như các ca khác. Với lại các bác sĩ trực ở Từ Dũ cũng rất tốt nên không phải lo lắng gì cả
  • Tạm ứng chi phí theo yêu cầu [2 triệu, 3 triệu…tùy vào loại hình sinh mà các mẹ đã chọn]
  • Do vòng bụng, cho đi làm các cận lâm sàng cần thiết để chuẩn bị sinh: lấy nước tiểu, máu để xét nghiệm, siêu âm

Sau khi hoàn thành thủ tục nhập viện thì các mẹ được chuyển lên phòng chờ sinh ở lầu 1. Lúc này là người thân không được lên theo [phòng cách ly]. Các mẹ được phát đầm, dép, 1 túi đồ [quần lót giấy, BVS, khăn giấy]. Các mẹ sẽ thay đầm vừa được phát và gửi lại toàn bộ đồ đạt cá nhân lại cho người thân thông qua y tá [cả tiền và điện thoại cũng không được mang theo]. Sau đó, các mẹ được y tá bơm thuốc vào hậu môn và cố gắng chờ 15 phút sau hãy đi cầu cho sạch trước khi sinh [kinh nghiệm là sau khi bơm xong, các mẹ nên vào toilet và đứng luôn trong đó cho đến khi nào sạch ruột nhé]. Các mẹ cũng chú ý là việc làm sạch lông vùng kín nhé [nên nhờ ông xã cạo giúp cho, dùng kéo cắt cho ngắn trước sau đó mới dùng dao cạo râu mới để cạo], vì nếu không, các y tá sẽ thực hiện việc này [xấu hổ mà lại không đẹp gì cả].

Các mẹ vào phòng chờ sinh và nằm chờ [mỗi người 1 giường, lúc đông thì phải chịu cảnh 2-3 người 1 giường] và 30 phút sẽ có bác sĩ thăm khám 01 lần. Các mẹ sẽ được đặt máy đo tim thai, cơn gò, truyền dịch, tăng co… tùy vào tình trạng của từng mẹ. Các mẹ nhớ là cố gắng chịu đau và hợp tác với y tá – điều dưỡng và bác sĩ [tránh trường hợp đau quá rồi nổi nóng…không chịu hợp tác thì người chịu thiệt chính là mình – tấc cả cũng vì con mà].

Nếu thấy có điều gì bất thường hoặc đau quá không chịu nổi có thể yêu cầu bác sĩ khám ngay cho mình [lưu ý là nếu đau quá không chịu nổi thì có thể yêu cầu để chích mũi giảm đau và giúp sinh con nhanh hơn, nhưng việc thuốc này có ảnh hướng đến bé hay không đang còn tranh cãi]. Trong thời gian chờ sinh này, các mẹ có thể đặt đồ ăn, thức uống. Đồng thời, vào các giờ cố đinh các buổi sáng, trưa, chiều, bệnh viện đều phục vụ cơm ở ngoài hành lang [26,000 đ/phần], các mẹ có thể dùng bữa ở đây [người thân sẽ được thông báo để trả tiền bằng loa hoặc tin nhắn từ quầy trực]

Về phần người thân các mẹ, lúc này cứ thoái mái và không cần lo lắng quá. Mọi chuyện đã có các bác sĩ và y tá lo hết rồi, mình có lo thì cũng không giải quyết được gì. Cứ ngồi đợi tại phòng chăm sóc khách hàng của bệnh viện [từ cổng 284 Cống Quỳnh và đi thẳng vào phải bên tay phải]. Có bất cứ điều gì, bệnh viện sẽ thông báo trên loa và các màn hình vi tính.

Đối với các trường hợp được xác định là “cấp cứu” thì các mẹ bỏ qua quy trình từ lúc vào phòng “cấp cứu” đến đây vì lúc này bác sĩ sẽ chuyển ngay các mẹ từ phòng cấp cứu vào phòng sinh luôn [sinh thường hoặc sinh mổ].

Khi bác sĩ khám và nhận thấy là có thể sinh được thì sẽ cho chuyển các mẹ vào phòng sinh gần bên cạnh [nếu đi không nổi thì sẽ được chuyển sang bằng xe đẩy]

Các mẹ được y tá dìu lên bàn sinh [2 người 1 phòng, nếu chọn dịch vụ gia đình thì 1 người 1 phòng] và nằm chờ ở đây. Phòng này rất lạnh nên các mẹ sẽ được mang vớ chân và 2 ống vải trùm 2 ống chân [nếu quá lạnh thì có thể xin y tá mền để đắp]. Nếu các mẹ chỉ định bác sĩ thì phải chờ bác sĩ đến, nếu không bác sĩ trực sẽ đỡ cho các mẹ. Các mẹ lưu ý là không có gì phải nôn nóng, mặc dù vào phòng sinh rồi nhưng không hẳn là sinh được liền [thường thì phải chờ mở khoảng 9-10 phân thì các bác sĩ mới cho mình rặn sinh và bấm tầng sinh môn…]

Bác sĩ đỡ sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách rặn như thế nào và khi nào thì cần rặn. Dù đau thế nào các mẹ cũng tuyệt đối đừng la, phải để dành sức cho việc rặn, cứ thư giãn và hít thở đúng cách như bác sĩ hướng dẫn. Cộng với việc hỗ trợ [đẩy/vuốt bụng…] của các chị điều dưỡng/y tá, các mẹ sẽ sinh dễ dàng thôi.

Khi em bé ra đời, sẽ được hút đờm nhớt, cắt rốn và vệ sinh cơ thể. Sau đó bé sẽ được đặt ngay lên người mẹ [để tiếp xúc da] trong lúc đó bác sĩ sẽ may tầng sinh môn và làm vệ sinh cho mẹ.

Việc da tiếp da này vô cùng quan trọng trong việc rút ngắn thời gian tiết sữa của mẹ. Bé càng ở gần mẹ thì sữa càng về sớm và bé cũng tập bú sớm hơn. Nếu mẹ và bé cùng khỏe khoắn sau sinh thì mẹ nên yêu cầu cho con da tiếp da sớm nhé!

Các mẹ nên nhớ thời gian bé chào đời nhé [chính xác từng giờ từng phút], việc này rất quan trọng trong việc xem tử vi cho con sau này vì giờ sinh quyết định rất nhiều đến tử vi

Sau đó, bé và mẹ được chuyển xuống phòng hậu sinh để các bác sĩ theo dõi [thường khoảng sau 3 tiếng, nếu không có vấn đề gì thì sẽ được cho ra phòng nằm sau sinh]

Người thân của các mẹ sẽ thấy thông tin bé thông qua màn hình vi tính tại phòng chăm sóc khách hàng của bệnh viện Từ Dũ ngay khi mẹ sinh [tên mẹ, sinh mấy giờ, căn nặng, giới tính]. Và được thông báo đăng ký phòng nằm sau sinh sau đó [đối với trường hợp sinh dịch vụ].

Khi có phòng, mẹ và bé sẽ được chuyển xuống. Mỗi ngày, y tá cập nhiệt và phát thuốc 1 lần [5 giờ sáng], điều dưỡng làm vệ sinh mẹ 2 lần [8 giờ sáng và 4 giờ chiều], bác sĩ khám mẹ và bé 1 lần [khoảng 8 giờ 30 sáng], điều dưỡng tắm bé 1 lần [khoảng 9 giờ sáng]

Lưu ý: Trong một số trường hợp mẹ hoặc bé có vấn đề sau sinh [vd: mẹ bị huyết áp cao, bé thiếu kg…] thì mẹ và bé sẽ được tách ra sau khi tiếp da. Nếu mẹ có vấn đề gì đó sau sinh thì mẹ sẽ được đưa đến khu A để chăm sóc và theo dõi cho đến khi ổn thì mới chuyển vào phòng nằm sau sinh. Bé nếu không cho gần mẹ thì mặc định sẽ được đưa qua khu chăm sóc trẻ [được nuôi trong lồng kính], hằng ngày người thân sẽ được vào thăm 1 lần duy nhất, cho đến khi nào cả 02 bình thường thì mẹ và bé mới được ở chung.

Điều dưỡng và y tá sẽ nhắc các mẹ và người thân việc đưa bé đi tiêm ngừa những mũi cần thiết lúc này nên các mẹ cũng không lo lắng về việc này.

Trước khi xuất viện 1 ngày, mẹ và người thân sẽ được thông báo để chuẩn bị. Người thân các mẹ cần đi lấy giấy chứng sinh [nộp 1 bản photo CMND của mẹ là có thể lấy, nhớ là phải kiểm tra lại thông tin như: giới tính, cân nặng, chiều dài, vòng đầu]. Sau đó, chuẩn bị hết các giấy tờ [liên màu vàng] mà người thân các mẹ nhận lại khi đi nộp tiền trước lúc sinh + photo CMND của mẹ + photo BHYT [nếu có] và đến khu thanh toán viện phí nộp vào để được ký giấy xuất viện [nếu dư so với tiền tạm ứng thì sẽ được trả lại]. Nên nhớ mua thuốc cho mẹ và bé [nếu có] trước khi xuất viện, nộp photo CMND + photo BHYT[nếu có] để được mua/cấp thuốc.

V. Quy trình & kinh nghiệm khi sinh mổ tại Từ Dũ

Đối với trường họp sinh mổ thì hoàn toàn cũng tương tự như sinh thường ở trên, chỉ khác như sau ở một số điểm như sau:

  1. Sinh mổ không xác định trước: tấc cả các bước ban đầu vào bệnh viện thì giống như mô tả ở trên [sinh thường]…Cho đến khi các mẹ vào phòng chờ sinh và được thăm khám bởi các bác sĩ, trong trường hợp bác sĩ xác định trường hợp này cần phải mổ thì người nhà được gọi lên để ký giấy mổ và đóng thêm tiền nếu có [vì sinh mổ lúc nào cũng cao hơn sinh thường]. Cũng tương tự nhu sinh thường, các mẹ có chọn là mổ dịch vụ hay không [dịch vụ thì được chỉ định bác sĩ…]. Sau đó, vào thời điểm thích hợp, các mẹ sẽ được đưa lên phòng mổ [nếu đi không nổi thì sẽ có Điều dưỡng đẩy các mẹ đi]. Vào phòng mổ [cũng như phòng sinh], các mẹ sẽ được thay đồ riêng và gây tê tủy sống. Khi bác sĩ mổ, các mẹ vẫn hoàn toàn tình táo và biết mọi chuyện đang diễn ra, chỉ là không nhìn thấy gì bên dưới vì đã được che lại [nếu ngủ được thì cố gắng ngủ cho tốt]. Khi mổ xong, các mẹ sẽ được y tá thông báo và tiếp da với em bé. Sau đó các mẹ sẽ được đưa xuống phòng hồi sức. Lúc này em bé sẽ được đưa qua khu Dưỡng nhi mà không ở chung với mẹ [sinh thường thì mẹ và bé được ở cùng nhau], ở đây bé sẽ được làm vệ sinh, hút nhớt trong miệng và tiêm ngừa luôn. Cho đến khi mẹ được chuyển qua phòng nằm sau sinh thì bé sẽ được trả lại cho mẹ. Mọi việc sau đó cũng giống sinh thường ở trên.
  2. Sinh mổ đã được xác định trước [vì một số lý do nào đó]: nếu nguyên nhân mổ là do bất thưởng ở mẹ hoặc bé thì thường các mẹ sẽ được đến bệnh viện Từ Dũ sớm hơn ngày mổ để được làm các xét nghiệm, siêu âm, x quang…và theo dõi trước khi mổ [sẽ nằm ở khoa sản – khu A]. Về quy trình và thủ tục còn lại thì cũng giống như sinh thường ở trên. Đến thời gian mổ [được sắp lịch trước], các mẹ cũng được cấp đồ đạt, làm vệ sinh…nhưng không vào phòng chờ sinh nữa mà lên thẳng phòng mổ luôn. Thường thì với những trường hợp bất thường, các mẹ sẽ được cho gây mê [ngủ không biết gì]. Sau đó, các mẹ cũng sẽ cực hơn so với gây tê vì người lúc nào cũng muốn buồn nôn [cố gắng đừng nôn vì sẽ rất đau co vết mổ].

Sinh mổ thì nhanh hơn, ít vất và hơn, trong lúc sinh thì cũng không đau gì cả, tấc cả đều được xem là sướng hơn sinh thường nhiều. Nhưng giờ mới là lúc thấy sự khác biệt. Sau khi hết thuốc tê/thuốc mê [khoảng 3-4 tiếng sau đó] thì đau như chết đi sống lại, vừa đau do vết mổ, vừa đau do dạ con co thắt.

Về vấn đề ăn uống thì sau khi mổ cũng cực hơn so với sinh thường. Tuy nhiên, việc này sẽ được các điều dưỡng căn dặn kỹ nên các mẹ cứ yên tâm.

VI. Một số chú ý quan trọng khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

  1. Với những trường hợp bất thường của mẹ dù bác sĩ chỉ định sinh mổ hay sinh thường [có can thiệp] thì trước và sau sinh các mẹ được chăm sóc và theo dõi đặc biệt tại Khoa sản – khu A [phải nằm ở đây ít nhất 1-2 ngày]. Khi đó em bé cũng sẽ không được ở chung với mẹ mà nằm ở khu chăm sóc nhi đặc biệt [cho uống sữa của bệnh viện hoặc nếu mẹ có sữa thì được đưa vào cho bé].
  2. Khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ, bạn sẽ được cấp giấy nghỉ hưởng BHXH [để làm thủ tục hưởng BHXH].
  3. Trong quá trính nộp tiền, người thân các mẹ nhớ là giữ lại các tờ màu vàng để sau đó làm thủ tục xuất viện.

Anh/chị nếu có ý định theo một bác sĩ sản khoa giỏi từ lúc có thai đến khi sinh thì có thể tham khảo bài viết sau “Danh sách bác sĩ sản khoa giỏi ở TPHCM“ hoặc “Danh sách bác sĩ sản khoa giỏi ở Hà Nội

Chúng tôi là một nhóm sinh viên đại học Y Dược, thành lập website nguoibenh.com với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh tất cả mọi thông tin cần thiết liên quan đến thuốc, bệnh, quy trình khám bệnh, bác sĩ giỏi…và sắp tới là khám bệnh trực tuyến miễn phí. Chúng tôi hiểu và chia sẻ khó khăn với những người mắc phải một triệu chứng hoặc không may là một căn bệnh nào đó. Mới ra đời năm 2016 nên rất ít người bệnh biết đến website, vì thế chúng tôi rất cần quý anh/chị giúp chúng tôi một tay bằng cách giới thiệu cho người quen của mình hoặc đơn giản là chia sẻ website lên Facebook, Google Plus…để nhiều người bệnh hơn nữa biết đến trang web. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cùng hi vọng ngày càng nhiều người bệnh được giúp đỡ.

HÃY CÙNG CHUNG TAY CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY ĐẾN MỌI NGƯỜI

Video liên quan

Chủ Đề