Kinh thủ lăng nghiêm hòa thượng tuyên hóa ebook năm 2024

Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 2 CHÚ LĂNG NGHIÊM Kệ và Giảng Giải HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ Thích Minh Định dịch Chú Lăng Nghiêm Kệ và giảng giải Tái bản lần thứ hai Hoà Thượng Tuyên Hoá giảng Việt dịch : Tỳ Kheo Thích Minh Định Chùa/Pagode Kim Quang 75 Allée Circulaire 93600 Aulnay Sous Bois-France Tel : 01.48.69.01.24 e-mail : [email protected] website: chuakimquang.com Hoà Thượng TUYÊN HOÁ Nội dung Lời tựa………………………………………11 Dẫn nhập.........................................................14 Chú Lăng Nghiêm kệ và giảng giải................17 Phương tiện trì Chú............................. ...........19 Lược thích danh nghĩa....................................46 Tôn chỉ dịch Chú............................................51 Phật đảnh quang minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát La Vô Thượng Thần Chú...................................82 Lời tựa Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia, vì nghĩ rằng trước sau gì cũng phải học, học trước thì thôi sau, nên thuộc lòng trước khi xuất gia. Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Trước kia không hiểu nghĩa Chú Lăng Nghiêm, chỉ học và tụng thôi. Vì đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng không thể nào thiếu Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và thập Chú, rồi Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng… Bây giờ nhờ sự giảng giải của cố Hoà Thượng Tuyên Hoá, mới hiểu được tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm. Đây cũng là nhân duyên lớn, tôi được gặp Hoà Thượng tại nước Pháp, nhân chuyến Ngài sang hoằng pháp ở Âu châu vào năm 1990 và tôi có xin Ngài sang Vạn Phật Thành tu học, tu học được khoảng 5 năm thì Ngài viên tịch (1995), tôi trở về lại Pháp và có xin đem những Kinh giảng giải của Ngài bằng Hán văn, mang về Pháp để dịch ra tiếng Việt, truyền bá cho người Việt mình. Không màng tài hèn đức mọn, xin dịch ra để cống hiến cho tất cả mọi người đọc, nếu có gì sơ sót, mong các bậc cao Tăng chỉ dạy thêm. Thiết nghĩ, gặp được Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Vì như lời cố Hoà Thượng Tuyên Hoá nói, thì sẽ không có người thứ hai giảng giải Chú Lăng Nghiêm. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Nhưng rất tiếc là bản Hán văn chỉ thấy đệ Nhất và đệ Nhị thôi, cò ba đệ cuối thì không thấy, nên không thể dịch ra tiếng Việt. Nhưng trong hai đệ nầy, cố Hoà Thượng Tuyên Hoá cũng đã nói rõ tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh. Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều không thể nghĩ bàn được. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả. Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Nói chung người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm. Như chúng ta đều biết, Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Thủ Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì làm sao mà thành tựu đạo Nghiệp ! Như thế mới biết, trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả. Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh. Nam Mô Thủ Lăng Nghiêm hội thượng Phật Bồ Tát Dịch giả Tỳ Kheo Thích Minh Định - Hằng Lý Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 14 Dẫn nhập Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương : 1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Ðông, Ðức Phật A Súc là chủ. 2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Đức Phật Bảo Sinh là chủ. 3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ. 4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Đức Phật A Di Ðà là chủ. 5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Đức Phật Thành Tựu là chủ. Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 15 đây chính là hộ pháp, và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì. Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm. Nhưng chính mấy chục người này nghe giảng, đã giữ chân của bọn thiên ma. Khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này. Tôi đã nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiều, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít. Có một lần đệ tử của tôi nói : \"Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.’’ Ðừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Ðừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp. Ví dụ, đọc câu ‘’Nam Mô Tát Ðát Tha Tô Già Ða Da A La Ha Ðế Tam Miệu Tam Bồ Ðà Tỏa...’’, đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp. Nếu bạn tham học hết một lần, thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Ðừng học hết một lần, đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò. Học Chú phải từng chút, từng chút. Ðừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ‘’Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được.’’ Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được. Nếu ai muốn xuất gia với tôi, thì phải học thuộc Chú Lăng Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 16 Nghiêm và Chú Ðại Bi. Nếu không tôi sẽ không nhận làm đệ tử. Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó. Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng. Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ, để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ. Tất cả các pháp đều là pháp diệu. Tôi giảng chữ \"pháp diệu\" phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh kịp được với Trí Giả Ðại Sư. Ngài giảng một chữ \"diệu\", phải mất chín chục ngày. Cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài sự tính toán phân biệt. Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu. Ðừng nghĩ : ‘’Tại sao tôi không thể học Chú này‘’? Ðừng nghĩ gì hết ! Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Ðừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường. Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy. Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan. Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học, mà coi nhẹ việc tu định. Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt. Ðừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp. Hoà Thượng Tuyên Hoá Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 17 Chú Lăng Nghiêm Kệ và giảng giải Kệ : \"Cứu kính kiên cố định trung vương Trực tâm tu học chí đạo tràng Thân, miệng, ý nghiệp tu thanh tịnh Tham, sân, si niệm yếu tảo quang Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng Chuyên năng thành tựu đại thần thông Hữu đức ngộ tư vinh diệu cú Thời khắc mạc vong thiệu long xương\". Giảng Giải : Lăng Nghiêm là tiếng Phạn dịch là \"Tất cả sự cứu kính kiên cố\", cũng có nghĩa là \"định », định này là vua trong tất cả các định. \"Cứu kính kiên cố định trung vương.’’ Lăng Nghiêm là vua trong tất cả các định. ‘’Trực tâm tu học chí Ðạo tràng.’’ Tu đạo phải dùng tâm ngay thẳng, đừng dùng tâm cong vạy. Tâm ngay thẳng mới đạt được mục đích. Nếu bạn dùng tâm cong vạy ngoằn ngoèo tu Phật Pháp, thì tu chẳng thành tựu. ‘’Thân, miệng, ý nghiệp tu thanh tịnh,’’ ‘’Tham, sân, si niệm yếu tảo quang.’’ Tu pháp này thì miệng không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không chưởi mắng. Thân thì Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 18 không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Ý niệm thì không tham, sân, si. Khi thân, miệng, ý ba nghiệp thanh tịnh tức là tổng trì. ‘’Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng.’’ Phải thành tâm thì mới có cảm ứng. Hiện tại thì chứng được năng lực không thể nghĩ bàn của Chú này. Lực lượng của Chú không thể nghĩ bàn. ‘’Chuyên năng thành tựu đại thần thông.’’ Nếu bạn chuyên tâm, tâm không phóng túng, không có tạp niệm, thì sẽ thành tựu đại thần thông. Chú Lăng Nghiêm có năm hội (năm đệ), có trên ba mươi đoạn pháp. Trong Chú lại có : Pháp hàng phục, pháp câu triệu, pháp tiêu tai, pháp tăng ích, pháp thành tựu, pháp cát tường .v.v… rất nhiều loại pháp. ‘’Hữu đức ngộ tư linh diệu cú.’’ Có đức hạnh mới gặp được pháp này. Người không có đức hạnh, thì có gặp được cũng không hiểu. Những câu Chú thâm diệu này, thâm sâu không thể nghĩ bàn. ‘’Thời khắc mạc vong thiệu long xương.’’ Thời thời phút phút đừng quên pháp này, hay thành tâm chuyên nhất, thì rạng rỡ hưng thạnh Phật Pháp. Ðó là lược nói đại khái về Chú Lăng Nghiêm. Nếu nói tỉ mỉ thì nói không hết được. Bạn muốn minh bạch, thì phải tự mình nghiên cứu kỹ càng. Ðây là diệu pháp trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được, đừng để lỡ mất cơ hội. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 19 PHƯƠNG TIỆN TRÌ CHÚ Trì tức là thọ trì, thọ nơi tâm, trì nơi thân. ‘’Trì‘’ cũng giống như dùng tay cầm vật gì. Trì niệm thần Chú thì đừng quên nó, đừng thiếu nó, phải niệm từ từ, thời thời phút phút tụng trì Chú này. Trì Chú nên có một đàn tràng, gọi là Chú đàn, cũng giống như truyền giới, cần có giới đàn. Chú đàn phải thanh tịnh, không cho người vào hỗn tạp, chỉ có người trì Chú, tu pháp ở trong đó. Nghi kiến lập đàn là phương tiện trước khi trì Chú, kiến lập đàn vốn có quy củ nhất định, trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến, đây là vì người tụng Kinh hành đạo, cầu hiện chứng mà thiết lập. Hiện chứng là đời này đắc được lợi ích của Chú. Nếu \"truy tố\" phát tâm tán trì. \"Truy\" là người xuất gia ; \"tố\" là người tại gia, tán trì tức là không có đàn tràng, như vậy phải chuyên nhất tâm ý kiền thành cung kính. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói : ‘’Nếu có chúng sinh, tâm khởi tán loạn, thì chẳng phải là Tam Ma Ðịa (định lực). Tâm nhớ miệng trì là Kim Cang Vương, thường tùy tùng theo các người thiện nam, hà huống người quyết định phát đại tâm bồ đề.’’ ‘’Tán tâm trì Chú không ở trong định, thì có tám vạn bốn ngàn Kim Cang Vương hộ pháp thường theo bạn, hà huống quyết định phát đại tâm bồ đề !‘’ Trong Kinh lại nói : ‘’Nếu không làm đàn, không nhập đạo tràng, cũng không hành đạo, Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 20 tụng trì Chú này, vẫn đồng công đức nhập đạo tràng không khác. Cho đến đọc tụng biên chép Chú này, có ở trong người, thì ở đâu cũng yên nhà cửa vườn tược, tích nghiệp như thế không lâu sẽ ngộ vô sinh nhẫn.’’ Chỉ nói đơn giản chỗ chính yếu. Trì Chú phải \"ba mật\" tương ưng mới đắc được cảm ứng. Ba mật tức là : Miệng tụng thần Chú, tâm tưởng chữ Phạn, tay kết ấn tướng, cũng gọi là ba đàn. Tại sao gọi là thần Chú ? Vì diệu không thể tả. Tâm tưởng chữ Phạn, là quán tưởng mặt sau tâm Chú của mỗi chữ Phạn. Ba mật tương ưng tức là phương tiện trước khi trì Chú. Thứ nhất là ‘’Chú ngữ đàn.’’ Trì Chú thì tự nhiên kết thành đàn, đây là nói mỗi ngày, hoặc mỗi lần trước tiên niệm Chú Lăng Nghiêm một biến, sau đó trì tâm Chú một trăm lẻ tám biến. Tâm Chú tức là : ‘’Ðát điệt tha. Án a na lệ tì xá đề, bệ ra bạt xa ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàng ni, phấn hổ hồng đô lô ung, phấn ta bà ha.’’ Tâm Chú này diệu không thể tả. Nếu trên thế gian không còn ai niệm Chú Lăng Nghiêm, thì tất cả yêu ma quỷ quái đều xuất hiện ra đời. Tâm Chú này có hai câu : ‘’A na lệ, tì xá đề.’’ Một câu nghĩa là \"dọc cùng tam tế\", một câu nghĩa là \"ngang khắp mười phương\". Một khi niệm hai câu Chú này, thì thiên ma ngoại đạo không có chỗ đào thoát. Chúng sẽ lão lão thực thực nghe vẫy kêu. Chỉ sức lực của hai câu Chú này, thật không thể nghĩ bàn. Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 21 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời. Ðây là nói bạn muốn cầu phước báu trời người, nếu không muốn cầu, thì đương nhiên không cần. Nếu bạn muốn cầu quả báo xuất thế, thì sẽ đạt được mục đích. Ðây là ‘’Chú ngữ đàn.’’ Thứ hai là : ‘’Tâm tưởng đàn.’’ Nghĩa là khi tụng tâm Chú, thì quán tưởng từng chữ Phạn. Nói đến chữ Phạn, có lúc sự tình không nhất định minh bạch, nếu minh bạch thì nhuệ khí cảm thấy đã đủ rồi. Nếu không minh bạch, thì cảm thấy có chút ý nghĩa trong đó. Không minh bạch thì ví như ăn thức ăn, chưa ăn thì cảm thấy ngon, ăn rồi thì nếm qua : chua, ngọt, đắng, cay, tâm tham ăn đã dừng lại, cảm thấy chẳng còn ngon nữa. Tu hành cũng như thế. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 22 Án Phå NhÆt Ra ñà ñ° M¶t Nan Va Jra Two Du Wan Án Lam Sa Ha Nan Lan Swo He Án Hå HÒng Nan Ya Hung Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 23 Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 24 Tâm Chú Læng Nghiêm b¢ng ch» Phån Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 25 Tâm Chú Lăng Nghiêm bằng chữ Phạn, có phiên âm đọc tiếng Anh. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 26 Nếu bạn không biết ý nghĩa của Chú, ý nghĩa chữ Phạn, thì cảm thấy diệu không thể tả. Tâm niệm luôn luôn nghĩ muốn biết, nếu bạn biết rồi thì không chú ý. Quán tưởng chữ Phạn cũng lại như thế, vì chữ Phạn chúng ta chưa học qua, nên không biết ý nghĩa của nó, không giống như chữ Tàu. Ðây là chữ‘’đại‘’ kia là hai chữ ‘’Bồ Tát.‘’ Quán tưởng chữ Phạn sẽ đắc được ngũ nhãn lục thông, phải quán tưởng từng chữ rõ ràng, mở mắt nhắm mắt đều thấy rõ ràng, lâu dần thì chỗ diệu dụng sẽ phát sinh, có thể khiến cho bạn khai mở ngũ nhãn lục thông, thông nhân đạt quả, là vì chúng ta không minh bạch chữ Phạn, thì có một sức lực thần diệu. Quán tưởng chữ Phạn cũng là phương pháp khóa tâm lại, chế tâm tại một chỗ, đừng cho khởi vọng tưởng, ấn nhập từng chữ Phạn vào trong tâm, bất cứ mở hoặc nhắm mắt đều rõ ràng. Như thế lâu dần sẽ đắc được tam muội. Thứ ba là : ‘’Thủ ấn đàn.’’ Thủ ấn cũng gọi là thủ quyết. Một số cho rằng Kháp quyết niệm Chú tức là Sáp quyết. Ðã minh bạch Chú ngữ đàn và quán tưởng đàn rồi, thì Thủ ấn đàn cũng phải minh bạch. Trong quyển Nhứt Tự Phật Ðảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Quy cũng nói rõ : ‘’Bạch tản cái Phật đỉnh ấn‘’, dùng hai ngón cái, mỗi ngón bắt lấy đầu ngón thứ tư, chạm nhau, hai đầu ngón cong như hình cái lọng, hai ngón giữa cong một chút chạm nhau, hai ngón út dựng thẳng chạm nhau tức thành đại bạch tản cái Phật đỉnh luân vương. (Xem hình ở dưới). Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 27 Kháp quyết niệm Chú, tức là bạn phải tập trung tinh thần, bạn làm động tác này, thì không nên khởi vọng tưởng gì khác. Chẳng phải ý nghĩa gì khác, chẳng phải nói một khi Kháp quyết thì linh. Nếu bạn không có vọng tưởng gì khác, không Kháp quyết cũng là ba mật tương ưng. Nên biết chân lý, tại sao phải có ba mật tương ưng ? Vì Chú ngữ đàn, quán tưởng đàn, thủ ấn đàn, đều muốn bạn đừng khởi bất cứ vọng tưởng gì. Cho nên chuyên nhất thì linh, phân chia thì tán loạn. Lại có Thủ ấn Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược. Không giống ‘’Bạch tản cái Phật đỉnh ấn’’ rất phức tạp. Hai bàn tay nắm lại, gọi là Kim Cang chưởng, nhưng đừng trợn mắt, bằng không thì thành Kim Cang trợn mắt. Mười ngón tay bắt chéo với nhau ngửa lên, gọi là thủ ấn Kim Cang chưởng, úp xuống gọi là thủ ấn Kim Cang phược. (Xem hình ở dưới) Hết thảy pháp Tam muội đều do Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược sinh ra. Khi bạn niệm Chú thì ba đàn tương ưng. Ba thủ ấn này muốn kết ấn nào cũng được, đều thành ‘’Lăng Nghiêm vương đại bạch tản cái Phật đỉnh tâm Chú ấn.’’ Sau đó quán tưởng tụng niệm Chú này, thì ba mật sẽ tương ưng. Ðược như thế thì sẽ đắc được thân, miệng, ý, tam luân không thể nghĩ bàn của mười phương chư Phật. Bất cứ sở cầu thế gian, xuất thế gian, không có gì mà chẳng được như ý, nhưng tốt nhất vẫn là vô sở cầu. Vì có sở cầu thì có tâm tham, có tâm tham thì chẳng đắc được cảm ứng hiện thời, Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 28 không thể được vô lượng công đức. Nếu vô sở cầu thì công đức mới lớn. Nếu bạn không thể bắt ấn, thì trong bộ mật có ba bài Chú, tùy ý niệm cũng thành đàn. Thứ nhất là Pháp Giới Chân Ngôn : \"Án phạ nhật la đà đổ một.’’ Niệm rồi thì pháp giới đều thanh tịnh. Thứ hai là Thanh Tịnh Chân Ngôn : ‘’Án lam sa ha.’’ Thứ ba là khi Phóng Diệm Khẩu thì niệm Ba Ðàn Chân Ngôn : ‘’Án hạ hồng.’’ Ba đàn tức là Phật, Pháp, Tăng. Chữ \"Án\" là trên đỉnh Tỳ Lô làm Phật đàn. Chữ \"Hạ\" là trong miệng Di Ðà làm Pháp đàn. Chữ \"Hồng\" là trong tâm A Súc làm Tăng đàn. Ba câu Chú này mỗi câu niệm bảy biến, thì ba mật cũng tương ưng. Trước khi niệm Chú, niệm ba bài Chú này cũng rất tốt. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 29 Án Phå NhÆt Ra ñà ñ° M¶t Båch tän cái PhÆt ÇÌnh Ãn Án Lam Sa Ha Thû Ãn kim cang quyŠn Án Hå HÒng Thû Ãn Kim Thû Ãn Kim cang chܪng cang phÜ®c Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 30 Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát Giảng giải : Nam Mô là tiếng Phạn, dịch là \"quy mạng\", \"cung kính\". Tức là đem thân tâm tính mạng của chúng ta đều quy y cho Phật. Cung kính Phật năm thể sát đất. Chỉ có Phật là chúng ta tin. Lăng Nghiêm tức là tất cả sự việc, tức không phải là một thứ việc, mà là bất cứ sự việc gì cũng đều bao quát trong đó, cứu kính đạt đến mức không thể phá hoại được. Câu này là quy mạng tất cả chư Phật trong hội Lăng Nghiêm, tất cả các Bồ Tát. Tụng Chú Lăng Nghiêm thì trước hết phải quy mạng Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát, đọc ba lần. Kinh văn : Diệu trạm tổng trì Bất Động Tôn, Thủ Lăng Nghiêm vương thế hi hữu. Nghĩa : Diệu trạm tổng trì Ðấng Bất Ðộng, Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm có trong đời. Giảng giải : \"Diệu trạm\", diệu tức là không thể nghĩ bàn, không thể tưởng tượng được. Nếu tưởng tượng được, biết được, thì không nói đến diệu. Diệu là vượt ra ngoài ý dự đoán. Tư tưởng không đạt đến được, cho nên gọi là ‘’Không thể nghĩ bàn.’’ Trạm là Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 31 trạm thâm, tức là sâu dày thậm thâm. Không những là diệu, mà còn diệu sâu dày thậm thâm, không thể nghĩ bàn. \"Tổng trì\" là \"tổng tất cả Pháp, trì vô lượng nghĩa\". Tổng tất cả Pháp tức là bao quát hết thảy các Pháp. Trì vô lượng nghĩa, tức là thọ trì nghĩa vô lượng, đều bao quát ở trong đó. Cho nên ‘’diệu trạm‘’ là hiển mật viên dung. Tổng trì là tùy duyên phổ ứng, tất cả tận hư không biến pháp giới, cảnh giới có sự mong cầu, không thể không cảm ứng. Bổn thể thường trụ tức bất động, bổn thể là tịch nhiên bất động, cảm mà toại thông. Diệu trạm, Tổng trì và Bất động cả ba đều là diệu trạm, ba mà một. Cả ba đều là tổng trì, một mà ba. Cả ba đều là bất động, chẳng phải ba, chẳng phải một, cũng ba cũng một. Phân tích kỹ thì ý nghĩa trong mỗi một cái đều có ba ý nghĩa. \"Ðấng Bất Ðộng\" tức là danh hiệu chỉ cho Phật. \"Hiếm có trong đời\" là thế, xuất thế đều tốt hơn hết. \"Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm có trong đời.’’ Câu này là khen ngợi Lăng Nghiêm đại định. Tu hành Lăng Nghiêm vương đại định này, sẽ sinh ra tất cả các định, tất cả các định đều từ định này mà sinh ra. Hiếm có trong đời là nói trên thế gian không dễ gì có, khó gặp khó thấy nhất. Câu kệ này là do Ngài A Nan bị Chú Phạm Thiên mê hoặc, Phật nói Chú Lăng Nghiêm rồi phái Bồ Tát Văn Thù dùng ‘’Chú‘’ đi cứu Ngài A Nan đem về. Ngài A Nan cảm Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 32 tạ thâm ân của Phật, cho nên nói bài kệ hình dung sự cảm thọ của Ngài. Kinh văn : Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng. Bất lịch Tăng kỳ hoạch pháp thân. Nghĩa : Tiêu diệt tưởng điên đảo của con, trong trăm ngàn ức kiếp, không phải trải qua số kiếp A Tăng Kỳ, mà chứng được pháp thân. Giảng giải : Con người từ vô lượng kiếp đến nay, có những vọng tri vọng kiến, tà tri tà kiến, điên đảo mộng tưởng. Tưởng điên đảo tức là chẳng phải thường cho là thường, chẳng phải đoạn cho là đoạn, chẳng có cho là có, chẳng không cho là không ; chạy theo cảnh giới không thật, không thể chuyển được cảnh giới không thật, tức cũng là người bị cảnh chuyển, mà không thể chuyển được cảnh, tức cũng thường bị gió nghiệp dắt đi. Sự sai lầm chỉ là chút chút không nhiều, nhưng chỉ một chút chút này, mà khác biệt với chân chánh thường trụ chân tâm, tính tịnh minh thể, sai lầm hàng ngàn dặm. Ðiên đảo tức là không nên tưởng mà tưởng, không nên tham mà tham, không nên sân mà sân, không nên mê hồ mà mê hồ. Nói rõ ra là tưởng điên đảo trong tự tánh. Không thể đại công vô tư, tức là điên đảo. Thứ tưởng điên đảo này, là nguyên nhân khiến cho chúng ta thọ sinh tử, trong sáu nẻo luân hồi. Tu thì phải tiêu trừ tưởng điên đảo. Như Ngài A Nan là người thông minh như Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 33 thế, mà vẫn có tưởng điên đảo giống nhau. Sức trí nhớ của Ngài rất phi thường. Phật nói hết thảy Kinh điển, một khi lọt qua tai thì vĩnh kiếp không quên. Nhưng khi Ngài thấy nữ Ma Ðăng Già, thì Ngài bị giao động, liền theo cô ta vào trong nhà ngoại đạo. Ðây là tưởng điên đảo của Ngài. Người nam thì tham, người nữ thì ái, tức là tưởng điên đảo. Ðây là từ vô lượng kiếp đến nay đều có. Cho nên nói Thủ Lăng Nghiêm Vương đại định, đại pháp này rất hiếm có trong thế gian, sẽ tiêu trừ tưởng điên đảo đời đời kiếp kiếp, từ vô lượng kiếp đến nay. ‘’Không phải trải qua số kiếp A tăng kỳ mà chứng được pháp thân.’’ Ðức Phật tu hành trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Cho nên : Nghĩa là : Tam kỳ tu phước huệ, Bách kiếp chủng tướng hảo. \"Ba A Tăng kỳ tu phước huệ Trăm kiếp trồng tướng tốt\". Tu phước một trăm đại kiếp, mới đắc được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. A tăng kỳ kiếp tức vô lượng số, ba A tăng kỳ kiếp tức là ba vô lượng số. Số mục này có bao nhiêu ? Dùng máy điện toán cũng đếm không được. Bây giờ Ngài A Nan nói : ‘’Không phải trải qua số kiếp A tăng kỳ, mà chứng được pháp thân.’’ Tôi đắc được đại định kiên cố của Chú Lăng Nghiêm, không cần trải qua ba A tăng kỳ kiếp, mà có thể đắc được pháp thân, cũng sẽ thành Phật, chứng được pháp thân tự tại, thần thông Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 34 biến hóa. Thành tâm tụng Chú Lăng Nghiêm, thì không cần trải qua thời gian lâu dài cũng sẽ đắc được pháp thân. Kinh văn : Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương, hườn độ như thị Hằng sa chúng, tương thử thâm tâm phụng trần sát, thị tắc danh vi báo phật ân. Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh, ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, như nhứt chúng sinh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê-hoàn. Nghĩa : Nay con nguyện khi đắc được quả Bảo Vương, trở lại độ chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng, đem thân tâm này phụng sự chúng sinh, khắp các cõi nhiều như số hạt bụi, đó mới là báo ơn Phật. Lại thỉnh Ðức Thế Tôn chứng minh : Vào đời ác năm trược, con thề xin vào trước. Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật, con sẽ không thủ chứng quả vị Nê Hoàn. Giảng giải : Ngài A Nan ở trước nói : ‘’Tiêu diệt tưởng điên đảo của con trong trăm ngàn ức kiếp, không phải trải qua số kiếp A tăng kỳ mà chứng được pháp thân.’’ Bây giờ lại nói : ‘’Nay con nguyện khi đắc được quả Bảo vương.’’ Nay tôi phát nguyện, Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 35 nguyện trước khi thành Phật, đắc quả tức là đắc Phật quả, Bảo Vương tức là Phật. \"Trở lại độ chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng\". Tôi thành Phật không phải vì chính mình, còn phải trở lại thế giới Ta Bà, giáo hóa chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng. Tất cả chúng sinh tôi đều phải giáo hóa. ‘’Ðem thân tâm này phụng sự chúng sinh, khắp các cõi nhiều như số hạt bụi.’’ Tâm tức trí huệ Bát nhã. ‘’Phụng sự chúng sinh khắp các cõi, nhiều như số hạt bụi.’’ Biến hóa đến mười phương thế giới để giáo hóa chúng sinh. Tôi dùng nguyện lực phổ biến khắp mười phương cõi nước, nhiều như số hạt bụi thế giới, để giáo hóa chúng sinh. ‘’Ðó mới là báo ân Phật.’’ Dùng tâm chí thành khẩn thiết, mới báo đáp được ân đức của Phật đối với tôi. ‘’Lại thỉnh Ðức Thế Tôn chứng minh.’’ Lại kiền thành thỉnh cầu Thế Tôn chứng minh nguyện lực này của A Nan. ‘’Vào đời ác năm trược con thề xin vào trước.’’ Chúng sinh trong đời ác năm trược rất khó độ, tôi phải độ trước. Năm trược là : Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược, chúng sinh cang cường khó điều, khó phục. Tôi phải vào trước thế giới Ta Bà tội ác để độ chúng sinh. ‘’Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật, con sẽ không thủ chứng quả vị Nê Hoàn.’’ Tôi thủy chung không thể thủ chứng quả A La Hán. Sơ quả Tu Ðà Hoàn, nhị quả Tư Ðà Hàm, tam quả A Na Hàm, tứ Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 36 quả A La Hán, cũng không thể thủ quả vị Niết Bàn của Phật. Nếu còn chúng sinh chưa thành Phật, thì tôi ở tại đây đợi để giáo hóa họ, khiến cho họ đều thành Phật, rồi sau tôi mới thủ chứng quả vị Nê Hoàn. Quả vị Nê Hoàn của nhị thừa, tức quả vị A La Hán, Phật thì quả vị Niết Bàn, tức cũng là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Ðây là sự phát nguyện của Ngài A Nan, đến giúp Phật hoằng dương, trợ giúp Phật Thích Ca Mâu Ni để giáo hóa Chúng sinh. Kinh văn : Đại hùng đại lực đại từ bi, hi cánh thẩm trừ vi tế hoặc, linh ngã tảo đăng Vô thượng giác, ư thập phương giới tọa đạo tràng. Nghĩa : Ðại hùng đại lực đại từ bi. Nguyện cầu trừ sạch hết hoặc vi tế, khiến cho con sớm thành Vô thượng giác. Kiến lập đại đạo tràng trong khắp mười phương. Giảng giải : ‘’Ðại hùng‘’, tức là đại anh hùng, cũng bao quát đại trí, đại huệ, đại hạnh, đại nguyện trong đó. ‘’Ðại lực’’, càng không thể so sánh thứ sức lực to lớn này. Tức có đại hùng lực, lại có đại từ bi. Dùng đại hùng đại lực để chủ trì tâm đại từ bi. Từ là ban cho chúng sinh hết thảy sự vui sướng, bi là cứu hết thảy khổ của chúng sinh. Thương chúng sinh không thể cùng tận, tất cả nguyện của chúng sinh đều đầy Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 37 đủ. Chúng sinh có nguyện cầu gì với Phật, Phật đều làm cho họ được như ý. ‘’Nguyện cầu trừ sạch hết hoặc vi tế’’. Ở trên đã thỉnh Phật ‘’Tiêu diệt tưởng điên đảo của con, trong trăm ngàn ức kiếp‘’, là chỉ tiêu trừ kiến hoặc, tư hoặc, bây giờ lại tiêu trừ trần sa hoặc. Trần sa hoặc là một thứ hoặc vi tế, chỗ mà bạn cảm giác không đến được, chìm ở dưới đáy tâm của bạn, vọng niệm vi tế, vô minh. Nguyện cầu đại hùng đại lực của Phật Thế Tôn trừ khử mê hoặc vi tế của tôi. ‘’Khiến cho con sớm thành vô thượng giác.’’ Khiến cho con sớm thành Phật đạo. ‘’Kiến lập đại đạo tràng trong khắp mười phương.’’ Kiến lập đạo tràng lớn trong mười phương thế giới, để hoằng dương Phật Pháp. Có người nói Ngài A Nan phát nguyện này rất mâu thuẫn. Ở trước nói : ‘’Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật, con sẽ không thủ chứng quả vị Nê Hoàn.’’ Bây giờ lại hy vọng sớm thành Phật đạo, ngồi đạo tràng trong mười phương thế giới. Nguyện này không phải là mâu thuẫn chăng ? Không phải. Ở trước Ngài nói : ‘’Con sẽ không thủ chứng quả vị Nê Hoàn‘’. Là độ hết chúng sinh mới thủ chứng quả Nê Hoàn, nếu chưa độ hết thì không thủ chứng Chánh giác ! Bây giờ thỉnh Phật gia bị cho Ngài. Khiến cho thô hoặc, tế hoặc của Ngài dứt sạch, chúng sinh cũng độ hết, khiến cho nguyện lực của Ngài mau chóng được thành tựu. ‘’Khiến‘’ là sử khiến cho Ngài sớm chứng được Vô thượng giác, sớm thành Phật đạo, tức cũng thỉnh Phật giúp Ngài, Ngài phải độ hết chúng sinh. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 38 Nói : ‘’Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật‘’, là chỉ chúng sinh có duyên với Ngài, Ngài đều phải độ hết. Nếu chúng sinh không có pháp duyên với Ngài, thì đợi người khác độ, không phải tôi là luật sư biện hộ cho Ngài A Nan, chắc chắn là như thế. Nếu hết thảy tất cả chúng sinh trên thế giới đợi Ngài A Nan đi độ, thì các Bồ Tát khác làm gì ? Ðợi hương khói chăng ? Không có lý này. Phật, Bồ Tát cũng phân công hợp tác, mỗi vị tận hết khả năng, tùy duyên độ sanh. Giống như chúng ta ở đây có nhiều người khách đến, mọi người phân công hợp tác, bên đây lo phòng xá, bên kia lo quét dọn, đằng kia thì cắt cỏ. Ðây đều là ai lo việc nấy, là vì thành tựu đạo tràng, là ý nghĩa này. Cho nên bạn đừng cho rằng Ngài A Nan phát nguyện này mâu thuẫn, bạn phê bình như thế cũng làm cho Ngài A Nan một thân tội quá. Ngài A Nan muốn độ bạn, nhưng mà bạn lại phê bình Ngài, nói Ngài mâu thuẫn. Ngài A Nan mâu thuẫn là việc của Ngài, chính bạn không mâu thuẫn thì được rồi. Các vị nghĩ xem, \"đừng dùng tâm phàm phu để dò Thánh trí, dùng tâm tiểu nhân để đo bụng quân tử\", chỉ loạn thêm, phê bình là không thể được. Kinh văn : Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong, Thước-ca-ra tâm vô động chuyển. Nghĩa : Tánh hư không có thể tiêu vong, tâm hư không chẳng bao giờ lay động. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 39 Giảng giải : ‘’Thuấn nhã đa‘’ là gì ? ‘’Thước ca la ‘’ lại là gì ? ‘’Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong.’’ Là nói tánh hư không cũng có thể không còn. Bạn nói hư không có thể không còn chăng? Không thể. Vì nó là không, còn tiêu cái gì ? Nó vốn là không có gì, có gì để tiêu ? Nhưng Ngài A Nan lại nói nó có thể tiêu vong. Ðây chỉ là từ giả thiết. Hư không không thể tiêu vong cũng có thể tiêu vong. Kinh văn : Nam mô thường trụ thập phương Phật. Nam mô thường trụ thập phương Pháp. Nam mô thường trụ thập phương Tăng. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Kim Cang Tạng Bồ Tát. Giảng giải : ‘’Nam mô thường trụ thập phương Phật, Nam mô thường trụ thập phương Pháp, Nam mô thường trụ thập phương Tăng.’’ Ðây là quy y Tam Bảo. Chúng ta quy y mười phương chư Phật. Lại quy y pháp của Phật nói. Lại quy y mười phương ba Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 40 đời hiền Thánh Tăng. Hiền Thánh Tăng là đại Bồ Tát, đại A La Hán đều bao quát trong đó. ‘’Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật‘’. Quy y mười phương Tam Bảo rồi, lại quy y Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni theo tiếng Phạn dịch là \"năng nhân tịch mặc\", \"năng nhân\" là phổ độ chúng sinh, \"tịch mặc\" là tịch nhiên bất động. Năng nhân cũng là cảm mà toại thông. Hay dùng nhân từ thí cho chúng sinh. Ðây là động tĩnh không hai. Năng nhân là động, tịch mặc là tĩnh. Ðộng tĩnh nhất như. Trong động tức là tĩnh, trong tĩnh tức là động. Ðộng không ngại tĩnh, tĩnh không ngại động. Bạn tu đạo, tu đến động tĩnh nhất như, thì tìm được bổn thể, càng không có vọng niệm gì. ‘’Nam mô Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm‘’. Lại quy y Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm đại định này. ‘’Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.‘’ Lại quy y Quán Thế Âm Bồ Tát. ‘’Nam mô Kim Cang Tạng Bồ Tát.’’ Lại quy y tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát. Niệm Chú Lăng Nghiêm thì có tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát thường bảo hộ bạn, theo hầu hai bên. Cho nên trì tụng Chú Lăng Nghiêm không phải là sự trồng căn lành một đời, một kiếp, mà là đã trồng căn lành trong vô lượng trăm ngàn vạn ức kiếp về trước, mới có thể học và trì tụng Chú Lăng Nghiêm. Không phải trồng căn lành nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà đã trồng căn lành với vô lượng ngàn vạn đức Phật, mới gặp được Chú Lăng Nghiêm. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 41 Có người nghĩ : \"Sư phụ, hôm qua Ngài nói, không minh bạch là diệu. Vậy tại sao lại phải giảng cho chúng con nghe\"! Tôi giảng là việc của tôi, bạn không nghe là việc của bạn. Bạn có thể ngủ tại đó, đó lại càng diệu, nhập Tam ma địa ngủ. Một khi ngủ thì đi gặp Chu Công. Chu Công nói : ‘’Hoan nghênh bạn đến ! Ðánh một ván cờ với bạn‘’, thì đánh cờ tại đó, đợi giảng xong Chú Lăng Nghiêm thì bạn cũng đánh cờ xong, nói : ‘’Ồ, cái gì thế ?‘’ Tôi cũng không biết. Có một vị cư sĩ muốn cầu tôi quán đảnh cho các vị. Tôi cũng muốn làm tròn ý nguyện của các bạn. Bây giờ tôi dùng Quán Âm đại pháp, để quán đảnh toàn thể các bạn. Mọi người đều ngồi tại chỗ, chắp tay lại, nhất tâm niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, tốt nhất là hãy nhắm mắt lại, đem tâm chân thành ra, đừng hoài nghi, cũng đừng có tâm thử nghiệm. Phải nhất tâm nhất ý để tiếp thọ quán đảnh. Các bạn tu Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn, phải thành tâm một chút, từ từ tu pháp này. Tu pháp này tương lai sẽ đắc được thiên thủ thiên nhãn (ngàn tay ngàn mắt). Giống như Bồ Tát Quán Âm đến giáo hóa chúng ta. Ðây là kỳ vọng của tôi đối với các bạn. Tu pháp phải có hành vi chánh đáng, tâm địa tốt, không thể dùng tâm tham, không thể dùng tâm ô nhiễm đi lường gạt người. Không thể dùng pháp này đi phan duyên bên ngoài. Phải lão lão thực thực, không thể có hành vi bất chánh đáng, điều này rất quan trọng. Kinh văn: Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bá bảo quang, Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 42 quang trung dõng xuất, thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung, đảnh phóng thập đạo, bá bảo quang minh, giai biến thị hiện thập Hằng hà sa, Kim Cang Mật Tích, kình sơn trì sử, biến hư không giới, đại chúng ngưỡng quan, úy ái kiêm bảo, cầu Phật ai hựu, nhứt tâm thính Phật, vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai, tuyên thuyết Thần Chú. Nghĩa: Lúc bấy giờ, từ trong nhục kế của Ðức Thế Tôn, vọt ra trăm luồng quang minh báu. Trong quang minh vọt ra hoa sen báu ngàn cánh. Trong hoa sen báu ngàn cánh, có hóa thân Như Lai ngồi trên đỉnh, phóng ra mười đạo trăm quang minh báu, mỗi mỗi quang minh, đều biến hiện vô số Kim Cang Mật Tích, nhiều như số cát mười sông Hằng, tay bưng núi, tay cầm chùy, đầy khắp trong hư không. Ðại chúng đều chiêm ngưỡng quan sát, vừa sợ vừa thích, cầu Phật thương xót, một lòng lắng nghe đức Phật, từ tướng vô kiến đảnh của Như Lai, phóng quang minh diễn nói thần Chú. Giảng giải : ‘’Lúc bấy giờ‘’, tức là lúc nói Chú Lăng Nghiêm. Bây giờ lại là lúc giảng Chú Lăng Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 43 Nghiêm. Nói Chú Lăng Nghiêm là mấy ngàn năm về trước. Giảng Chú Lăng Nghiêm là mấy ngàn năm về sau. Nghe Chú Lăng Nghiêm là bây giờ, không phải quá khứ, cũng không phải vị lai. Vì quá khứ đã qua rồi, vị lai thì chưa đến. Còn về hiện tại, hiện tại cũng không ngừng. Nay bạn nói đây là hiện tại thì đã quá khứ rồi. Hiện tại cũng không tồn tại. Tại sao nói như thế ? Vì tâm quá khứ không thể đắc được, tâm hiện tại không thể đắc được, tâm vị lai không thể đắc được, ba tâm không thể đắc được. Chỉ có Chú Lăng Nghiêm là đắc được. ‘’Ðức Thế Tôn‘’, là thế, xuất thế, đều tôn kính. Lại không so sánh thì càng tôn quý, cao siêu tức là Phật. Lúc đó, từ trên đỉnh nhục kế của đức Phật phóng ra trăm luồng quang minh báu, trong quang minh báu, vọt ra hoa sen báu ngàn cánh. Trăm báu ở đây là biểu hiện bách giới. Hoa sen báu ngàn cánh là biểu hiện thiên như. Nói là nói như thế, thật ra không phải là biểu hiện bách giới thiên như, mà là vô cùng vô tận, vô lượng vô biên. Có thể nói ba ngàn đại thiên thế giới, đâu chẳng phải từ trăm quang minh báu hóa thành. Trên hoa sen báu có hóa thân của Phật. Hóa thân là do không mà hóa có. Nói nó có, nó lại không có, nói nó không có, nó lại có. Lúc hiển, lúc ẩn, lúc có, lúc không. Ngước mặt xem ở trước, đột nhiên lại ở sau. Hóa thân Như Lai, tức là Phật biến hóa thân, ngồi trên hoa sen báu ngàn cánh. Trên đầu hóa thân Như Lai, lại phóng ra mười luồng trăm quang minh báu. Mười luồng quang minh biểu hiện mười pháp giới. Mỗi mỗi quang minh đều phổ biến thị hiện Bồ Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 44 Tát Kim Cang Mật Tích, nhiều như số cát mười sông Hằng. Kim Cang Mật Tích cũng là Kim Cang Hộ Pháp, tức cũng là Hộ Pháp Kim Cang. Mật Tích tức là âm thầm bảo hộ bạn. Niệm Chú có ít nhứt tám vạn bốn ngàn Kim Cang bảo hộ bạn. Thực ra không chỉ có chừng ấy, mà có nhiều như số cát mười sông Hằng, dùng máy điện toán cũng tính không được, số Hộ Pháp Kim Cang trong sự ầm thầm bảo hộ bạn. Chính bạn không nhìn thấy, nhưng có thật. Bồ Tát Kim Cang Tạng một tay bưng quả núi lớn, một tay cầm cái chùy báu lớn, xem lớn cỡ nào, đầy khắp hư không. \"Ðại chúng đều chiêm ngưỡng quan sát, vừa sợ vừa thích, cầu Phật thương xót\". Sợ sệt, trong tâm như có con thỏ đang nhảy nhót. Nói không dám nhìn, lại bỏ chẳng đặng, muốn nhìn lại sợ sệt, đầu tóc đều dựng đứng, toàn thân đều nổi da gà. \"Vừa sợ vừa thích\", vừa có sợ, vừa có sự ưa thích. Hai thứ tâm tình, hai thứ tư tưởng. ‘’Cầu Phật thương xót‘’. Lúc đó bèn cầu đức Phật Thích Ca thương xót chúng ta. ‘’Một lòng lắng nghe Phật‘’. Lúc đó thật không có vọng tưởng, nhất tâm, không có tâm thứ hai. Không giống như các bạn nghe Chú Lăng Nghiêm, pháp sư giảng tại đây mà trong tâm khởi vọng tưởng, không thể nhất tâm. Ðương nhiên tôi không có đại oai đức như đức Phật, cho nên tôi giảng cho các bạn nghe, các bạn đều khởi vọng tưởng. ‘’Từ tướng vô kiến đảnh của Như Lai.‘’ Không thấy được tướng đảnh của Phật. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 45 Tướng vô kiến đảnh này, nhìn tựa có như không có, nói không có lại như có. Tướng vô kiến đảnh là bạn nhìn không thấy, cũng là không chỗ nào mà chẳng thấy, chẳng nhìn chẳng thấy. ‘’Phóng ra quang minh diễn nói thần Chú.’’ Tức là Như Lai biến hóa trên hoa sen báu lớn, trên tướng vô kiến đảnh của Ngài, sinh ra trăm quang minh báu, trăm quang minh báu lại có hoa sen báu ngàn cánh. Trên hoa sen báu ngàn cánh, lại có hóa thân Như Lai, lại phóng đại quang minh diễn nói thần Chú. Ðây là Phật hóa Phật tuyên thuyết thần Chú. Không phải một số người có thể nghe được. Ðương thời, đều là những vị pháp thân Ðại Sĩ, đại Bồ Tát mới có thể nghe được thần Chú. Bạn muốn nghe thì trước phải học Chú Lăng Nghiêm. Học xong rồi mới có thể nghe. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 46 Phật Ðảnh Quang Minh Ma Ha Tát Ðát Ða Bát Ðát La Vô Thượng Thần Chú Lược thích danh nghĩa : Giảng giải : Tên Chú Lăng Nghiêm gọi là : ‘’Ma Ha Tát Ðát Ða Bát Ðát La Ðà La Ni.’’ Lại gọi là : ‘’Ma Ha Tát Ðát Ða Bát Ðát La Vô Thượng Thần Chú.’’ Ma Ha là tiếng Phạn, dịch là \"Ðại\" (lớn). Thể, tướng và dụng đều lớn. Thể khắp mười phương, tận hư không biến pháp giới là đại dụng. Nói đến tướng, nó không có tướng. Chú có tướng gì ? Nhưng vô tướng vô bất tướng. Cũng có thể nói nó chẳng có dụng gì, nhưng vô sở bất dụng (không có dụng gì mà không dụng). Tận hư không khắp pháp giới không chỗ nào mà không dụng. Dụng này là đại dụng, tướng là đại tướng, thể là đại thể, đó là nghĩa chữ Ma Ha. ‘’Tát Ðát Ða‘’, cũng là tiếng Phạn. Dịch là \"bạch sắc\" (màu trắng), cũng là thanh tịnh, nghĩa là không nhiễm ô. Cho nên nói : ‘’Tướng tuyệt không nhiễm là trắng.’’ Chú Lăng Nghiêm là pháp trắng tịnh, là pháp thanh tịnh không nhiễm. ‘’Bát Ðát La‘’, cũng là tiếng Phạn. Dịch là \"cái lọng\". Ðây là ví dụ. Ví dụ một cái lọng dùng để che vạn vật, che hộ hết thảy người có đức, ai có đức hạnh thì người đó gặp được pháp này. Người không có đức hạnh thì Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 47 không gặp được pháp này. Cho nên nói : ‘’Tam quang phổ chiếu thấu tam tài.’’ Phần đông cho rằng : ‘’Tam quang‘’ là : Nhật, nguyệt, tinh (mặt trời, mặt trăng, và sao). Nhật, nguyệt, tinh là ba thứ ánh sáng bên ngoài. Tụng trì Chú Lăng Nghiêm, thì trên thân có quang minh của thân, trong miệng có quang minh của miệng, trong tâm có quang minh của tâm. Thân miệng ý ba nghiệp đều phóng quang. Bạn nghe nói qua cái này chưa ? Ðây là nghe cái chưa nghe, thấy cái chưa thấy. Quang trên thân phóng ra là hoàng quang (quang minh màu vàng). Tu thành công rồi liền thành kim quang, kim quang vạn đạo. Bắt đầu tu Chú Lăng Nghiêm là hoàng quang, lâu dần thì biến thành kim quang. Cho nên nói : ‘’Tử ma kim sắc vạn đạo quang minh sung mãn pháp giới.’’ Nghĩa là vạn luồng hào quang vàng tía đầy khắp pháp giới. Ðều do tu Chú Lăng Nghiêm mà thành. Quang minh trong miệng phóng ra là hồng quang (quang minh màu đỏ). Quang minh trong tâm phóng ra là bạch quang (quang minh màu trắng). Nhưng có khi trong miệng cũng phóng ra hoàng quang, có khi lại phóng thanh quang (quang minh màu xanh), có khi lại phóng ra hắc quang (quang minh màu đen). Có lúc quang minh xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đều phóng ra. Bất quá phải tu thành rồi mới có được. ‘’Bát Ðát La‘’ tức là uẩn ấm vạn đức (bao che vạn đức). Cây lọng trắng lớn bảo hộ che chở hết thảy chúng sinh có đức, chúng sinh thọ trì Chú Lăng Nghiêm. Cho nên nói : ‘’Tam quang phổ chiếu thấu Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 48 tam tài.’’ Tam tài tức là thiên, địa và nhân (trời, đất và con người). ‘’Diêm phù thế giới nễ bất lai.’’ Tại thế giới Diêm Phù này, bạn tìm khắp nơi cũng không được, nhất định phải thọ trì Chú Lăng Nghiêm mới đắc được thứ quang minh này. ‘’Ðại đức đại thiện năng ư đắc.’’ Phải có đại đức hạnh, đại thiện, mới đắc được pháp môn này. ‘’Vô đức vô thiện bất minh bạch.’’ Nếu người không có đức hạnh, không có công đức lành, thì dù có gặp được cũng sẽ lầm lẫn, hai bên trái nhau. Nhìn thấy vàng cho là đồng, thấy vòng kim cương cho là pha lê. Thấy được Chú Lăng Nghiêm, nhưng mà cho rằng rất là tầm thường, không có gì, không biết là quý báu ! Không biết là diệu, không biết công đức của Chú Lăng Nghiêm, là không thể nghĩ bàn. Tâm quang tức là ý niệm, tức là thức thứ sáu. Nếu bạn không tu hành, thì dùng gì cũng chẳng có. Nếu tu hành thì sẽ phóng quang. Vừa mới nói quang minh, không những chỉ thân miệng ý ba nghiệp thanh tịnh, phóng ra quang minh thanh tịnh, mà còn có quang minh mầu đỏ quấn chung quanh. Nếu bạn tụng Chú Lăng Nghiêm, thì tự nhiên có quang minh mầu đỏ quấn chung quanh. Cho nên nói : ‘’Thiên đóa hồng liên hộ trụ thân.’’ Hoa sen đỏ phóng ra quang minh màu đỏ. ‘’Tọa câu kỵ tu mặc kỳ lân.’’ Thời đại khoa học mà nói cái này, thì người học khoa học sẽ cười rụng răng, bất quá như vậy cũng tốt, bằng không chẳng thể cười rụng răng, ngày ngày còn tại đó, khoa học, khoa học ! Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 49 ‘’Vạn yêu nhất kiến vãng viễn đóa.’’ Khi yêu ma, quỷ quái thấy oai đức tướng pháp thân, thân ngàn đóa hoa sen đỏ, thì đều xa lánh ẩn trốn. ‘’Tế Công pháp sư hữu diệu âm.’’ Tụng Chú Lăng Nghiêm lại có quang minh màu tím, quang minh màu trắng quay chuyển. Tại sao khi tụng Chú Lăng Nghiêm, thì yêu ma quỷ quái không dám xuất hiện ? Vì sức mạnh quá lớn, khắp tận hư không biến pháp giới, không có chỗ nào mà không có tường quang khí đầy khắp. Cho nên có người tụng Chú Lăng Nghiêm, thì bổ thêm chánh khí cho trời đất. Một người tụng Chú Lăng Nghiêm là sức lực của một người, trăm người tụng Chú Lăng Nghiêm là sức lực của trăm người, như vậy thì yêu ma quỷ quái trên thế gian đều lão lão thực thực. Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, cũng dài nhất trong các Chú. Chú này quan hệ đến sự hưng suy của Phật Giáo. Nếu trên thế giới không có người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì thế giới sớm sẽ hủy diệt. Vì trên đời không còn chánh pháp. Chỉ có Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm là quan trọng nhất trong chánh pháp. Kinh Lăng Nghiêm mà nói, là vì Chú Lăng Nghiêm, là giải thích Chú Lăng Nghiêm, tán thán Chú Lăng Nghiêm. Trong Kinh Lăng Nghiêm có đoạn Kinh nói về kết pháp đàn rất tỉ mỉ. Muốn biết tỉ mỉ thì xem Kinh Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm gọi là Phật đảnh quang minh, là trên đảnh hóa thân của Phật nói. Cho nên là vi diệu không thể nghĩ bàn. Mỗi câu có đường lối Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 50 dùng của mỗi câu, mỗi chữ đều có ảo diệu của mỗi chữ, đều không thể nghĩ bàn. ‘’Phật đảnh quang minh‘’, tức là biểu thị năng lực của Chú, phá trừ hết thảy hắc ám, thành tựu hết thảy công đức. Nếu bạn thọ trì Chú Lăng Nghiêm, thì tương lai nhất định sẽ thành Phật, nhất định sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nếu thường tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng đời quá khứ. Ðây là diệu dụng của Chú Lăng Nghiêm. Sao gọi là ‘’Vô‘’ ? Vì cao minh vô cực, quang minh đến cực điểm rồi, thì không có gì siêu hơn quang minh này. ‘’Thượng‘’, là tôn thượng chẳng gì bằng. ‘’Thần‘’, tức là không thể nghĩ bàn, cũng là oai linh không thể dò được. ‘’Chú‘’, tức là cảm ứng đạo giao, có một thứ sức mạnh. Bạn niệm Chú thì có cảm ứng. ‘’Phật Ðảnh Quang Minh, Ma Ha Tát Ðát Ða, Bát Ðát La, Vô Thượng Thần Chú.’’ Phật đảnh quang minh như cây lọng lớn, che chiếu khắp hết thảy người trì tụng Chú. Trên đây là đại khái ý nghĩa danh xưng. Chú Læng Nghiêm giäng giäi - H.T Tuyên Hoá 51 Tôn chỉ dịch Chú Phiên dịch Kinh, Chú gồm có bốn cách : Phương pháp phiên dịch Kinh Chú có bốn nguyên tắc. Thứ nhất : ‘’Âm chữ đều dịch, như Kinh văn vậy.’’ Âm cũng dịch, chữ cũng dịch, tức là hết thảy tất cả Kinh văn. Thứ hai : ‘’Âm chữ đều không dịch, Kinh sách bằng tiếng Phạn.’’ Âm là Phạn âm, chữ là chữ Phạn, tức là Kinh điển bằng Phạn văn. Thứ ba :‘’Dịch âm không dịch chữ, chữ vạn vậy.’’ Như chữ vạn chỉ dịch âm của nó. Thứ tư : ‘’Dịch chữ không dịch âm, các Chú ngữ vậy.’’ Dịch chữ thành văn tiếng Trung Hoa, nhưng âm là âm tiếng Phạn. Tất cả các Chú đều là một loại này, dịch sang tiếng Anh cũng giống nhau, chữ là chữ Anh văn, nhưng âm là âm tiếng Phạn. ‘’Kim Cang đệ tứ.’’ Bây giờ nói là loại thứ tư này, dịch chữ không dịch âm. Lại có năm loại không dịch : 1. ‘’Bí mật : Là các Chú vậy‘’. Người khác không biết được, rất bí mật, làm sao có thể dịch. Chú ngữ mà dịch ra, thì không còn bí mật nữa. Bí mật như thế nào ? Là trong một câu bao hàm nhiều ý, rất nhiều sức lực, rất nhiều cách dùng cho nên không dịch.