Là học sinh em cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta

Phát huy truyền thống yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

Dân tộc Việt Nam là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người Việt Nam, bao gồm các dân tộc đa số, thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, đã cùng nhau lập nên một quốc gia với các tên gọi Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa có bản sắc riêng, cùng nhau đấu tranh dựng nước và giữ nước trong hàng nghìn năm lịch sử.
Đặc điểm nổi bậc của lịch sử dân tộc Việt Nam là truyền thống dựng nước gắn với truyền thống giữ nước, đấu tranh xã hội giai cấp không tách rời đấu tranh dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân tộc ta có lòng nồng nàng yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước[1].
Dân tộc Việt Nam đã trãi qua chặng đường lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước từ thế hệ này qua thế hệ khác, cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn phải đối mặt và vượt qua những thử thách vô cùng nghiệt ngã mà thử thách lớn nhất là những kẽ thù xâm lược hùng mạnh phương Bắc, phương Tây, để xây dựng một quốc gia dân tộc có truyền thống văn hiến lâu đời, biểu hiện ở những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo.
Ở Việt Nam, yêu nước được xem là chuẩn mực cao nhất của đạo đức truyền thống và là tiêu chuẩn đứng đầu thang bậc của giá trị. Yêu nước là đá thử vàng đối với các phẩm chất khác như lòng yêu thương con người, tư tưởng yêu tự do, dân chủ, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống Việt Nam có những đặc điểm mà không phải bất cứ chủ nghĩa yêu nước truyền thống nào cũng có, đó là:
Thứ nhất, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức làm chủ rất cao của nhân dân Việt Nam đối với đất nước, quê hương, làng xóm, đối với vận mệnh của Tổ quốc, của giống nòi.
Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất trong đấu tranh vì độc lập, tự do. Được ghi nhận qua các thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Lạc Long Quân Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương, và lịch sử đấu tranh hào hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh, tinh thần độc lập, tự chủ, yêu nước, bất khuất của nhân dân ta còn thể hiện trên lĩnh vực đời sồng tinh thần, chống lại sự nô dịch văn hóa và sự đồng hóa thông qua các cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển để đất nước ngày nay có nền văn hóa có bản sắc riêng.
Thứ hai, tinh thần cộng đồng và tính nhân văn sâu sắc.
Đối với truyền thống Việt Nam, tinh thần yêu nước gắn với tinh thần cố kết cộng đồng để mưu sinh, để dựng nước và giữ nước, đặc biệt là để chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Đó là cộng đồng gia đình, cộng đồng làng xã và cộng đồng dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam giàu tính nhân văn, lấy nhân nghĩa làm gốc. Nhân nghĩa là yêu thương Nhân dân, yêu nước mà trước hết là tình thương yêu đồng bào, ruột thịt và mở rộng trở thành tình yêu thương con người.
Một trong những nét đặc sắc của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam là sự kết hợp tinh thần đấu tranh trừ bạo với tinh thần khoan dung, nhân hậu. Nguyễn Trãi đã từng nói: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống bao gồm các tình cảm của con người Việt Nam đối với Tổ quốc, quê hương, đất nước và những quan niệm về Tổ quốc, về Dân tộc, về Nhân dân, đó là tài sản chung của dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam có xu hướng gặp gỡ những quan điểm, đường lối xã hội, chính trị tiến bộ.
Đất nước ta trãi qua các triều đại Phong kiến đều thi hành chính sách khoan thư sức dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do đó đã phát huy được lòng yêu nước của Nhân dân. Ngược lại, tinh thần yêu nước, yêu công bằng xã hội của Nhân dân có tác dụng làm chỗ dựa cho các triều đại và các chính sách thân dân, tiến bộ. Tất cả các phong trào yêu nước chân chính đều là những phong trào xã hội tiến bộ và những phong trào xã hội tiến bộ đều là những phong trào yêu nước với xu hướng kết hợp tinh thần yêu nước với khát vọng về công bằng xã hội.
Từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, thống nhất đến nay chúng ta đã bắt tay vào công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước của Nhân dân ta càng được phát huy tạo thành một động lực mạnh mẽ của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lớn của đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc không thể có được nếu không có sức mạnh của lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta.
Để đất nước vững bước trên hành trình đã chọn và nhất là để phát huy tinh thần yêu nước của mỗi cá nhân trong giai đoạn hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng và sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; cụ thể hóa thành các chính sách và các phong trào thi đua yêu nước cụ thể, thiết thực. Theo đó, công tác tư tưởng không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và kêu gọi lòng yêu nước của mỗi người mà cao hơn, quan trọng hơn là phải hướng dẫn lòng yêu nước, chỉ dẫn các hành động yêu nước đúng đắn thông qua công tác tuyên truyền, bồi dưỡng.
Hai là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phải góp phần làm cho mỗi người Việt Nam nhận thức rõ yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hành yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lòng yêu nước ấy, tinh thần yêu nước ấy rất cụ thể và sinh động, hiển hiện trong mỗi việc làm hằng ngày của mỗi người tại mỗi cơ quan, đơn vị, gia đình và trong cộng đồng. Đó chính là ý thức chấp hành pháp luật, là tinh thần là cần, kiệm, liêm, chính, nỗ lực góp sức dựng xây quê hương, đất nước, kiên quyết chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; là lối sống giản dị, chan chứa tình yêu thương con người, không vô cảm trước khó khăn của đồng chí, đồng bào, sẻ chia và cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau khi gặp nguy nan, thử thách.
Ba là, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động lực để trước hết gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng; trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế, cần thấm nhuần sâu sắc và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách...
Bốn là, cùng với đó, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước cho Nhân dân, đổi mới và đa dạng hóa các phong trào thi đua yêu nước với nhiều hình thức, nội dung phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Năm là, đặc biệt đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, thì việc giáo dục lòng yêu nước là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ, để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế./.

---------
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, t7, tr38.

Video liên quan

Chủ Đề