Làm thế nào để bắt chuyện với người lạ năm 2024

Giao tiếp là kỹ năng cần thiết cho dù bạn đang ở trong bất kỳ môi trường làm việc nào, giao tiếp giúp chúng ta kết nối với nhau dễ dàng, giúp đỡ khi ta gặp khó khăn, hoặc dựa vào mối quan hệ này sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tự cày 1 mình. Dưới đây là 10 cách giúp bạn bắt chuyển với người lạ 1 cách tự nhiên và dễ dàng nhất, các bạn đọc và áp dụng ngay nhé!

1. Đừng sợ hãi

Chắc bạn đang nghĩ nếu không sợ hãi thì bắt chuyện với người lạ đâu có gì khó. Thoải mái nào! Đừng bao giờ lo họ sẽ không thích bạn hay cuộc nói chuyện của bạn không thú vị. Chính điều đó khiến bạn không biết nói gì. Hãy là chính mình và cư xử phải phép, mọi chuyện sẽ thật dễ dàng. Sẽ không ai phán xét bạn như bạn nghĩ đâu.

2. Giới thiệu về bản thân

Hãy bắt đầu bằng nụ cười thật thân thiện và giới thiệu tên tuổi, nghề nghiệp hoặc trường học của bạn. Điều này ai cũng làm được đúng không?

3. Hãy bắt đầu bằng những điểm chung

Hãy quan sát xung quanh và tìm ra điểm thú vị, ví dụ như: ở gần đây có một quán ăn ngon lắm hay nổi tiếng lắm; tôi đã từng đến đây từ hồi nhỏ; hoặc cũng có thể đưa ra bình phẩm về con vật hay xe cộ đang đi trên đường.

4. Đặt câu hỏi mở

Câu hỏi đóng là câu để đối phương trả lời có hoặc không. Chúng rất dễ khiến cuộc nói chuyện của bạn đi vào điểm dừng. Vì thế, hãy bắt đầu bằng câu hỏi mở để họ có thể kể về bản thân mình. Câu hỏi mở thường bắt đầu với Ai, Khi nào, Cái gì, Tại sao và Như thế nào, trong khi đó những câu hỏi đóng thường chỉ bắt đầu bằng từ Có…? Ví dụ: Cậu hay đi mua túi xách ở đâu?

5. Đừng quên gợi chuyện cho đối phương

Nếu làm được như vậy, cuộc nói chuyện của bạn sẽ được duy trì lâu hơn, thú vị hơn nhiều. Ví dụ: “ Đó là một cái túi đẹp, bạn mua ở đâu vậy?”; “Gần đây có nhiều quán ăn rất ngon, bạn thích ăn gì?”; “Năm nay sẽ có nhiều phim hay lắm; gu phim của bạn như thế nào?”

6. Nói về thú nuôi

Chủ đề về loài vật lúc nào cũng rất thông dụng và cũng là cách giải bí hiệu quả khi bạn không biết nói gì. Hỏi thăm về sở thích thú nuôi của người khác và chia sẻ về sở thích của mình có thể khiến đối tượng cởi mở và chủ động giao tiếp với bạn hơn.

7. Gợi lại những chuyện cũ

Nếu đã biết người này, gợi chuyện cũ lại và tiếp tục nó. Bằng cách đó, bạn thể hiện ra rằng bạn có chú ý đến đối tượng và dành sự quan tâm cho họ.

8. Nói về các tin tức đang diễn ra trong ngày

Các tin tức, sự kiện này hầu như đều được biết đến mỗi ngày trên các kênh truyền thông đại chúng. Bạn cập nhật chúng hàng ngày, và khi cần thiết đó cũng trở thành một đề tài thú vị.

9. Hãy tinh tế khi nói chuyện

Nguyên tắc tinh tế khi nói chuyện rất đơn giản. Hãy tôn trọng đối phương và đừng chê bai họ. Chẳng ai thích lần đầu tiên gặp đã bị chê bai đúng không?

10. Dùng ngôn ngữ cơ thể

Đây cũng là một phần khá quan trong để bạn nắm bắt được diễn biến của cuộc nói chuyện. Bạn cần chủ động quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối tượng như cái gãi đầu, sự ngập ngừng, hay ngó lơ đều là biểu hiện cho thấy cuộc nói chuyện đang nhàm chán; bạn cần thay đổi.

Ngoài ra, bản thân bạn cũng nên tạo ngôn ngữ cơ thể bản thân được thoải mái, thỉnh thoảng trao đổi ánh mắt, gật đầu để cho thấy bạn đồng cảm với họ.

Những kỹ năng giao tiếp cơ bản cần nằm lòng

Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi khi chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.

Ngôn ngữ cơ thể

Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.

Nói ra suy nghĩ

Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.

Đào sâu

Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.

Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.

Rành mạch, dễ hiểu

Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.

Biết lắng nghe

Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.

Tôn trọng những điểm khác nhau

Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

Gặp nhau ở điểm giữa

Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

Xem xét lại quyết định

Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.

——————- Giao tiếp tốt là chìa khóa mở ra những mối quan hệ của bạn. Điều đó giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống hơn. Nhưng không phải ai sinh ra đã có khiếu giao tiếp hay biết xây dựng mối quan hệ với mọi người.

Nhưng mọi thứ đều có thể học được và giao tiếp cũng vậy. Hãy kiên trì tập luyện những mẹo nhỏ này, chắc chắn dần dần bạn sẽ thành người giao tiếp tốt nhanh thôi!

Làm thế nào để làm quen với 1 người lạ?

Kỹ năng làm quen trong giao tiếp.

Gạt bỏ sự ngại ngùng, lo âu, sợ hãi..

Mở đầu câu chuyện bằng những lời chào..

Kỹ năng đặt câu hỏi..

Luôn thể hiện sự chân thành, cởi mở.

Dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp..

Gọi và nhớ tên người đối diện khi bắt chuyện..

Tôn trọng khoảng cách cá nhân..

Nói về những vật xung quanh..

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp khéo léo.

Lắng nghe khi giao tiếp..

Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ phản chiếu..

Tạo sự thân thiện trong giao tiếp..

Tự tin khi nói chuyện..

Tạo sự đồng cảm..

Sự tôn trọng..

Tư duy cởi mở.

Hiểu thấu và tìm ra điểm chung của nhau..

Kỹ năng tiếp khách là gì?

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng là gì? Kỹ năng giao tiếp với khách hàng là khả năng tương tác, truyền đạt thông tin, giải quyết vấn đề và mang lại giá trị cho khách hàng, làm cho khách hàng thấy hài lòng và tin tưởng vào sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Như thế nào là giao tiếp?

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể [có thể là một cá thể hay một nhóm] tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu. Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là: Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.

Chủ Đề