Làm thế nào để có trí nhớ tốt tâm lý học

Phương pháp rèn luyện trí nhớ tâm lý học xuất hiện khá lâu đời nhưng tính vận dụng vẫn còn chưa cao, bởi nó thiên về mặt trí tuệ. Nhưng đây lại là phương pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả trong việc cải thiện trí thông minh cho con người. Vậy, cách vận dụng nó như thế nào, cùng tìm hiểu rõ nét hơn trong bài viết dưới đây.

Trí nhớ tâm lý học là gì? 

Thực tế, phương pháp rèn luyện trí nhớ tâm lý học còn khá mới đối với nhiều người nên đa phần sẽ có chung thắc mắc thực chất phương pháp này là gì. Dựa vào thực tiễn chứng minh rằng, những người có kết quả học tập nổi bật thường cho rằng mình thông minh, nhưng đa phần mọi người đều có IQ trung bình và rơi vào khoảng 80 - 119, tức là mức trí tuệ bình thường. 

Và mức độ trí tuệ sẽ đạt ngưỡng vào lúc bạn 20 tuổi và giữ vững cho đến lúc bạn già. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện mức độ này thông qua phương pháp rèn luyện trí nhớ theo hình thức tâm lý học. 

>>> Xem thêm: Sketchnote là gì? Cách học sketchnote hiệu quả ngay tại nhà

Rèn luyện trí nhớ tâm lý học là phương pháp thiên về trí tuệ nhiều hơn

Cụ thể, nhà phân tích hành vi Bryan Roche thuộc đại học Quốc gia Ailen đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: “Trí tuệ là khả năng thu nhận và áp dụng kiến thức, kỹ năng bao gồm khả năng lý luận, giải quyết vấn đề, trí nhớ và sáng tạo. Và việc nâng cao trí thông minh là hoàn toàn có thể thực hiện được”.

Phương pháp rèn luyện trí nhớ tâm lý học 

Có nhiều phương pháp để cải thiện trí nhớ, trí tuệ thông qua tâm lý học, đặc biệt cách thực hiện vô cùng đơn giản nên bạn có thể áp dụng được. Cụ thể như sau: 

Rèn luyện trí nhớ mỗi ngày 

Rèn luyện trí nhớ là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người nếu muốn cải thiện khả năng trí tuệ của mình. Hãy bắt đầu bằng những cách thức rèn luyện đơn giản nhất như theo dõi sự thay đổi có quy luật của một vật, một hiện tượng nào đó, từ đó hình thành tư duy giải quyết vấn đề.

Hoặc bạn có thể lựa chọn một số trò chơi giúp rèn luyện trí nhớ, đặc biệt là các con số… Và nhiều phương pháp khác trong bài viết “Các bài tập rèn luyện trí nhớ bạn nên áp dụng ngay”. 

Tìm kiếm động lực cho bản thân 

Phương pháp rèn luyện trí nhớ tâm lý học tiếp theo mà bất cứ ai cũng phải xây dựng cho mình đó chính là tìm kiếm động lực cho bản thân. Động lực ở đây có thể là vô thức hoặc ý thức tùy vào cách thức mà chính bản thân bạn tạo dựng, ví dụ như: gia đình, cảm hứng, phấn đấu cho tương lai, xây dựng lý tưởng sống, mục tiêu đạt được… 

Động lực chính là liều thuốc giúp thúc đẩy bản thân hoàn thành mục tiêu

Khi xây dựng động lực, bạn cần chú ý không được bao giờ bỏ cuộc, cố gắng đạt được những mục tiêu, thành tựu mà mình đã xây dựng. Bạn phải chấp nhận cả việc hy sinh những thứ mà bạn cho là rất quan trọng trên con đường xây dựng và thực hiện động lực của mình. 

Tiếp nhận nhiều điều mới 

Nếu bạn muốn cải thiện trí thông minh thông qua phương pháp tâm lý học nhưng lại luôn giữ tính bảo thủ và quan điểm cá nhân thì chắc chắn rất khó để đạt được thành công. Do đó, yếu tố quan trọng mà bạn cần xây dựng cho mình là nâng tầm hiểu biết thông qua việc tiếp nhận những điều mới, quan điểm mới. 

Phương pháp này sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức của mình. Và bạn cũng đừng chỉ học thêm trong sách vở mà nên tìm hiểm thêm nhiều lĩnh vực khác nhau, mở rộng mối quan hệ, tăng khả năng giải quyết mâu thuẫn trong tư duy. Hãy cứ mở lòng để lắng nghe ngay cả khi điều đó không có ý nghĩa đối với bạn. 

Bài tập rèn luyện sức khỏe 

Các bài tập rèn luyện sức khỏe cũng là một trong những phương pháp rèn luyện trí nhớ tâm lý học cực kỳ hiệu quả. Trong đó điển hình nhất là bài tập về tim mạch. Cụ thể, nghiên cứu của trường Đại học Gothenburg [Thụy Điển] đã chứng minh rằng, các bài tập tim mạch sẽ giúp bạn trở nên thông minh và nâng cao trí nhớ một cách tốt nhất. 
Bên cạnh bài tập về tim mạch thì bạn cũng có thể thực hiện nhiều bài tập nâng cao sức khỏe khác như: chạy bộ, nhảy hiện đại, yoga… 

Các bài tập sức khỏe chính là phương pháp rèn luyện trí nhớ cực hiệu quả 

Chơi điện tử 

Nghe qua có vẻ vô lý nhưng việc chơi điện tử sẽ giúp kích thích sự phát triển của các nơ ron thần kinh, từ đó thúc đẩy sự kết nối các vùng não với nhau, nhằm tạo ra sự định hướng không gian, nâng cao trí nhớ và lập kế hoạch chiến lược cho bản thân. 

Tuy nhiên, bạn không nên hiểu nhầm rằng cứ chơi điện tử giỏi là thông minh mà chỉ nên xem đây là một phương pháp cải thiện kỹ năng cho bản thân. Bạn nên sắp xếp khung thời gian hợp lý để đảm bảo sức khỏe và sự tập trung. 

Nếu áp dụng phương pháp rèn luyện trí nhớ tâm lý học mà Unica chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn có thể cải thiện trí thông minh hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học “Phương pháp ghi nhớ siêu tốc” của giảng viên Phan Thanh Dũng để áp dụng phương pháp cải thiện trí nhớ một cách dễ dàng. 

>>> Xem thêm: Nguyễn Phùng Phong và top 3 khóa học Dạy con thành tài được đánh giá cao

Khóa học "Phương pháp ghi nhớ siêu tốc"

Giáo trinh: 42 bài giảng

Thời lượng" 03 giờ 39 phút

Giảng viên: Phan Thanh Dũng

Tham khảo khóa học "Phương pháp ghi nhớ siêu tốc"

Điểm đặc biệt của khóa học?

Như các bạn cũng đã biết, hiện nay có rất nhiều những phương pháp khác nhau giúp bạn có thể ghi nhớ một cách thông minh, hiệu quả mà không tốn quá nhiều công sức, thời gian, trong đó phương pháp ghi nhớ siêu tốc. Đây là một trong những phương pháp vô cùng thú vị, giúp bạn cảm thấy việc học không còn trở nên quá áp lực và căng thẳng. Hiểu được ý nghĩa đó, khóa học "Phương pháp ghi nhớ Siêu Tốc" giúp bạn sở hữu được những bí quyết ghi nhớ vô cùng dễ dàng.

Ngoài ra, thêm một điểm đặc biệt nữa là tất cả học viên sẽ nhận được ưu đãi mua khóa học một lần sở hữu trọn đời. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet là bạn có thể nắm trong tay trọn bộ các phương pháp mà các chuyên gia ghi nhớ hàng đầu nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng như: Adam Khoo, Tone Buzan, Eran Katz.....

Nội dung khóa học ?

Lộ trình khóa học có 42 bài giảng với thời lượng 03 giờ 39 phút. Nội dung chủ đạo của khóa học bao gồm các chủ đề như: Phương pháp đọc sách nhanh thần kỳ, phương pháp ghi chú tối ưu toàn não bộ, các yếu tố chủ chốt của trí nhớ siêu phàm, các yếu tố ảnh hưởng đến bộ não của bạn....

Kết thúc khóa học, học viên sẽ được trang bị những kiến thức vô cùng bổ ích như sau:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ghi nhớ nhanh và lâu

- Sở hữu được phương pháp đọc và ghi nhớ thông tin hiệu quả

- Kết hợp học lý thuyết và thực hành để áp dụng kỹ năng ghi nhớ và công việc thực tế một cách hiệu quả.

Nếu bạn cũng muốn sở hữu phương pháp ghi nhớ siêu tốc thì hãy nhanh tay Click để đăng ký khóa học của chúng tôi nhé !

XEM NGAY TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
Xem ngay: Phương Pháp Ghi Nhớ Siêu Tốc

Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé ! Ngoài ra các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo khóa học ukulele khoá học siêu trí nhớ - Dạy con siêu trí nhớ cùng kỷ lục gia đến từ chuyên gia Nguyễn Phùng Phong để giúp trẻ phát triển toàn diện não bộ và sở hữu trí nhớ siêu phàm xây dựng tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn ngay từ hôm nay. Hãy để trẻ được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.


Tags: Rèn luyện trí nhớ

Bộ não con người có thể nói giống như một thư viện khổng lồ chứa trong đó là hàng tá thông tin. Các thông tin này có thể được gợi lại một cách ngay lập tức nhưng cũng có những lúc bạn không thể nhớ nổi những thông tin khi rất cần. Chính vì thế, chúng ta cần luyện tập để phát huy "tối ưu" trí nhớ của mình.

Vậy làm thế nào để có trí nhớ tốt? Hãy tham khảo bài viết sau nhé!

1. Lặp đi lặp lại

Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.

2. Hãy nhìn cho kỹ

Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.

3. Kích thích tinh thần

Mọi người đều biết tầm quan trọng của hoạt động thể chất để giữ cơ thể bạn luôn trong trạng thái khoẻ mạnh. Điều này cũng đúng với tinh thần của bạn. Tất cả các hoạt động tinh thần kích thích có thể giữ cho bộ não của bạn trong tình trạng tốt. Vì vậy, để ngăn cản mất trí nhớ, bạn nên đọc tờ báo, giải quyết một số câu đố ô chữ và đi một con đường mới khi lái xe. Trong thực tế, học một nhạc cụ mới cũng có thể kích thích não của bạn. Bạn nên nhớ rằng bộ não cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, bạn phải luôn hoạt động để giữ cho nó khỏe mạnh.

4. Liên tưởng một cách có hình ảnh

Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu… thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng.

5. Giao tiếp cơ bản thường xuyên

Giao lưu chia sẻ với mọi người có thể ngăn ngừa stress và trầm cảm. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội để trò chuyện với bạn bè và những người thân yêu. Bất cứ khi nào bạn được mời đến một bữa tiệc hay bữa ăn tối, không nên nghĩ quá nhiều về nó. Trong thực tế, khi bạn gặp nhiều loại người khác nhau, tham gia vào các cuộc đàm thoại sẽ giữ cho bộ não luôn hoạt động và sắc nét và cải thiên được trí nhớ nhiều hơn.

6. Tập trung vào tiếng động

Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.

7. Làm mọi thứ có tổ chức

Theo hầu hết các nghiên cứu, mọi người hay quên khi nhà cửa lộn xộn hoặc không được tổ chức tốt. Bạn nên giữ một nhật kí và ghi lại các cuộc hẹn quan trọng, các sự kiện và nhiệm vụ. Duy trì ghi chép lịch luôn luôn là cách tốt nhất để làm sắc nét bộ nhớ của bạn. Một danh sách liệt kê những thứ cần làm sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể cất chìa khoá và những thứ cần thiết khác ở một địa điểm cụ thể, từ đó hình thành thói quen và bạn sẽ không cần cố gắng ghi nhớ tất cả.

8. Gắn liền con người với hoàn cảnh

Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?

9. Cố gắng để tập trung

Đừng nên cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, mà tập trung vào các thông tin bạn muốn ghi nhớ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ kĩ nó sau này. Trong thực tế, nó có thể giúp bạn nhớ những điều cụ thể, thậm chí nếu bạn không nhớ chính xác, bạn chắc chắn sẽ thấy quen thuộc nếu bạn tập trung.

10. Tách tên người ra thành những từ độc lập

Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.

11. Tập thể dục hàng ngày rất quan trọng

Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu trong cơ thể cũng như bộ não của bạn. Điều này giúp bộ nhớ của bạn khá sắc nét. Hầu hết các chuyên gia y tế tin rằng người trưởng thành khỏe mạnh nên tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải mỗi tuần. Trong trường hợp bạn không thể dành thời gian tập luyện toàn thân, 10 phút tập cardio [các bài tập cho tim mạch] hàng ngày cũng có thể giữ vai trò quyết định.

12. Tǎng tốc độ

Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ “b”, cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.

13. Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng

Như đã nói ở trên, bộ não cũng giống như bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể. Bạn cần giữ cho nó khỏe mạnh. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bộ nhớ của bạn. Cố gắng tăng tiêu thụ các loại rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm protein ít béo như thịt nạc, cá, thịt gia cầm không da cũng sẽ tốt hơn. Trong thực tế, bạn cũng nên tập trung vào việc uống nhiều chất lỏng. Uống nhiều nước, và cố gắng bỏ rượu. Rượu và các loại thuốc lá khác có thể dẫn đến mất trí nhớ vì vậy cần tránh dùng các thức ăn, đồ uống có hại cho trí nhớ [xem thêm: cách cai thuốc lá hiệu quả]

14. Thiết kế bộ “Số-Hình ảnh”

Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp “Số=Hình ảnh”. Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.

15. Cố gắng kiểm soát những bệnh mãn tính

Nếu bạn đang bị bất kỳ bệnh mãn tính nào như huyết áp cao, tiểu đường hay trầm cảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và làm theo. Nếu bạn có thể kiểm soát bệnh mãn tính, bạn sẽ làm giảm căng thẳng và làm sắc nét trí nhớ của bạn. Bạn cũng nên kiểm tra các loại thuốc và thảo luận với bác sĩ. Một số loại thuốc có xu hướng ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn.

16. Học những điều mới

Không phải chỉ khi ngồi trên ghế nhà trường bạn mới cho rằng việc học quan trọng. Điều đó hoàn toàn sai lầm, nếu bạn ngưng việc học đồng nghĩa với việc trí nhớ của bạn cũng sẽ ngưng lại với những kiến thức đã tích luỹ được trước đó và mất dần theo thời gian. Vì vậy, dù làm gì bạn cũng cần liên tục học những cái mới như: Ngoại ngữ, nhạc hoặc một môn phụ đạo mà bạn yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não bộ, làm cho não của bạn không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình.

17. Đặt câu hỏi

Rèn luyện trí nhớ không phải chỉ là lắng nghe, làm theo và nghi nhớ. Mà bạn cũng cần có sự sáng tạo cho riêng mình, hãy đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề bắt buộc bạn phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu. Đó vừa là cách giúp bạn ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách giúp bạn rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả.

18. Hiểu vấn đề

Trước khi bạn muốn nhớ một điều gì đó bạn phải hiểu được vấn đề đó là gì. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp cho bạn định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, cách đó chỉ giúp bạn nhớ tạm thời, đối phó và sẽ quên nhanh nếu một thời gian không sử dụng đến.

19. Sự liên tưởng

Không phải ai cũng có thể nhớ nhanh và lâu được nhiều việc khác nhau. Tuy nhiên, một phương pháp rất hữu ích có thể giúp bạn rèn luyện trí nhớ đó là sự liên tưởng. Khi gặp một vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những vấn đề bạn đã biết rõ có liên quan đến nó. Việc liên tưởng không chỉ giúp bạn rèn luyện trí nhớ mà còn góp phần làm cho sự liên tưởng sự việc của bạn trở nên phong phú hơn rất nhiều.

20. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

Bạn sẽ không thể nhớ nỗi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin bạn đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.

Hy vọng rằng với 20 bí quyết giúp trau dồi trí nhớ này bạn sẽ có một trí nhớ tốt hơn. Hãy chia sẽ với bạn bè để họ cũng biết được những bí quyết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề