Gluten và lactose là gì

Chúng ta thường hay nghe nhiều đến chứng không dung nạp lactose nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Vậy không dung nạp lactose là gì? Triệu chứng của bệnh thế nào và đối tượng nào dễ mắc chứng không dung nạp lactose nhất?

Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,…

Thông thường, lactase biến lactose thành hai loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, hai loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Ảnh minh họa: Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Người mắc chứng bệnh này khi ăn uống các thực phẩm hay thức uống làm từ sữa thì lactose trong đó sẽ không phân hủy được sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí, từ đó khiến cho người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy….

Chứng không dung nạp lactose này tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân của chứng không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose nguyên phát

Đây là loại không dung nạp lactose phổ biến nhất. Do sự giảm sản xuất men lactase theo tuổi tác, do đó lactose trở nên kém hấp thu hơn khi chúng ta già đi.

Không dung nạp lactose thứ phát

Hình thức không dung nạp lactose này xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát là bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn. Điều trị bệnh này cơ bản có thể khôi phục mức độ lactase và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, mặc dù có thể mất thời gian.

Đọc thêm: Celiac - bất dung nạp gluten

Không dung nạp đường sữa bẩm sinh hoặc phát triển

Bệnh này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra đối với những đứa trẻ được sinh ra không có men lactase. Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gen lặn, có nghĩa là cả hai bố mẹ đều phải có gen bệnh và cả hai đều truyền cho trẻ, dẫn đến trẻ sinh ra mắc khiếm khuyết di truyền này. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp lactose vì nồng độ lactose không đủ.

Triệu chứng của bệnh không dung nạp lactose

Hầu hết các triệu chứng của chứng không dung nạp đường lactose diễn ra trong vòng nửa tiếng đến 2 giờ đồng hồ sau khi bạn ăn sản phẩm làm từ sữa, bao gồm:

  • Đau dạ dày;
  • Chuột rút;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy.

Ảnh minh họa: Triệu chứng của bệnh không dung nạp lactose

Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như:

  • Tiêu chảy có bọt;
  • Chậm phát triển;
  • Thỉnh thoảng ói mửa;
  • Viêm da do hăm tã.

Đối tượng nào dễ mắc chứng không dung nạp lactose

  • Tuổi tác: Không dung nạp Lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chủng tộc: Không dung nạp Lactose phổ biến nhất ở những người gốc Phi, Châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ gốc Ấn Độ.
  • Sinh non: Không dung giảm lactose ở trẻ sơ sinh bị sinh non có thể bị giảm nồng độ enzyme lactase vì ruột non không phát triển các tế bào sản xuất lactase cho đến 3 tháng cuối.
  • Mắc bệnh ảnh hưởng đến ruột non: Các vấn đề về ruột non có thể gây ra tình trạng không dung nạp lactose bao gồm loạn khuẩn, bệnh celiac và bệnh Crohn.
  • Một số phương pháp điều trị ung thư: Nếu người bệnh đã được xạ trị ung thư ở bụng hoặc bị biến chứng đường ruột do hóa trị  thì sẽ có nguy cơ mắc không dung nạp lactose.

Nếu bạn hoặc con bạn gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu gây khó chịu cho người bệnh.

Khám tiêu hóa ở đâu tốt nhất

Ảnh: Khám tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế uy tín được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại ở cả 2 cơ sở như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại nhất hiện nay với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu về tiêu hóa của bệnh nhân một cách tốt nhất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, bệnh viện E,… Bên cạnh việc xây dựng phác đồ điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân, bác sĩ còn tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt,...sao cho bệnh có thể được điều trị khỏi một cách triệt để. 

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage:  //www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Ai có nguy cơ không dung nạp thực phẩm?

Trong thực tế, ai cũng có khả năng có phản ứng với một vài loại thức ăn tại những thời điểm nào đó. Tuy nhiên, trẻ em, người cao tuổi, những người bị bệnh mãn tính… là những đối tượng có nguy cơ cao không dung nạp một hoặc nhiều loại thức ăn.

Biểu hiện của không dung nạp thực phẩm

Những người bị không dung nạp thực phẩm thường có các biểu hiện sau vài giờ đến vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm không dung nạp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi đầy hơi, chuột rút, ói mửa, ợ nóng, nhức đầu, khó chịu hay căng thẳng, mệt mỏi, các vấn đề về da...

Những loại thực phẩm không dung nạp thường gặp

Tất cả các loại thực phẩm đều có nguy cơ không dung nạp với một người nào đó. Tuy nhiên, các loại thực phẩm có chứa đường [lactose] và gluten là những loại thực phẩm không dung nạp thường gặp nhất.

Không dung nạp đường lactose

Lactose là đường chính trong sữa, nhờ men lactase thủy phân để giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu. Các trường hợp không dung nạp đường lactose xảy ra khi thiếu men lactase, đường lactose không được tiêu hóa trong ruột non, sữa đi xuống ruột già và bị lên men bởi các vi khuẩn ở đây gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, tiêu lỏng… Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi dùng sữa. Không dung nạp lactose có thể do di truyền hoặc do tuổi tác, tổn thương ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.

Lactose là đường chính trong sữa

Không dung nạp đường lactose thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, do hệ tiêu hóa non nớt của trẻ đang tập thích nghi và tăng cường chức năng hấp thu, miễn dịch. Có thể gặp ở trẻ em thiếu enzyme lactase nhất thời do hậu quả của một đợt nhiễm vi-rút hay vi khuẩn đường tiêu hóa, hoặc ở người mới bị bệnh, bị phẫu thuật hoặc tổn thương ruột non gây thiếu hụt men lactase, gây tình trạng không dung nạp lactose kéo dài vài ngày đến vài tuần rồi hết. Tình trạng này cũng gặp trong một số trường hợp không có thói quen uống sữa từ nhỏ, cơ thể không tiết men lactase.

Để cải thiện khả năng dung nạp lactose có thể tập sử dụng từng ít sữa mỗi lần và tăng dần lượng sữa khi cơ thể đã chấp nhận, nên uống sữa trong bữa ăn với thức ăn đặc giúp hấp thu từ từ, hệ thống tế bào màng ruột sẽ được kích thích tiết men lactase tăng dần. Hoặc có thể thay bằng sữa không chứa lactose như sữa từ đậu nành, các loại sữa đã tách bỏ lactose. Sữa dê chứa ít lactose hơn và dễ tiêu hóa hấp thu hơn, hoặc sữa chua trong đó đường lactose đã bị các vi khuẩn lên men, chuyển hóa thành axit lactic trở nên dễ tiêu hóa, hấp thu hơn.

Một số trường hợp rất hiếm gặp, trẻ bị bất dung nạp lactose bẩm sinh do thiếu hẳn enzyme lactase, trường hợp này phải cho dùng các sản phẩm không có lactose.

Không dung nạp gluten

Một số trẻ không dung nạp được gluten, đây là một loại chất đạm thường thấy trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch. So với trường hợp trên, trường hợp này có thể kéo dài suốt đời, hoặc xuất hiện vào bất kỳ độ tuổi nào. Trẻ không dung nạp gluten có những biểu hiện như: biếng ăn, tay chân khẳng khiu, bụng căng phồng, mông teo tóp, hay đại tiện, phân nhiều và hôi, đồng thời trẻ thường cáu giận hoặc bơ phờ. Khi đó, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt cả về dinh dưỡng lẫn chăm sóc y tế.

Gluten là một loại chất đạm thường thấy trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch...

Không dung nạp Gluten thường gặp trong bệnh Celiac, là bệnh do ruột non teo các vi nhung mao dẫn đến không dung nạp được gluten, hậu quả là kém hấp thu toàn thể các loại thức ăn. Nếu loại bỏ gluten trong thức ăn, chức năng của ruột non trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thức ăn có chứa gluten trở lại, bệnh tiếp tục tái phát. Đây là bệnh lý hay xảy ra ở trẻ em nhất là khi bắt đầu cho ăn thức ăn có gluten.

Với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non yếu chưa tiết đủ men tiêu hóa tinh bột, do đó không nên cho trẻ ăn bột quá sớm, chỉ nên cho ăn khi trẻ được 6 tháng, cơ thể trẻ bắt đầu khỏe mạnh hơn và có thể thích nghi dần dần với các thực phẩm có chứa gluten. Nên cho trẻ ăn một số loại ngũ cốc không có gluten như: gạo, kê và bắp khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm để tránh trường hợp không dung nạp gluten xảy ra khi cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.

Vấn đề không dung nạp thực phẩm gây những hậu quả xấu về dinh dưỡng. Biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất là tìm ra loại thực phẩm không dung nạp và loại bỏ nó ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, sử dụng thực phẩm thay thế hoặc tập thích nghi với loại thức ăn đó.

[BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt - Thành viên HĐQT Công ty NutiFood]

Video liên quan

Chủ Đề