Lần đầu gặp cáo hoàng tử bé cảm nhận về cáo như thế nào

Hướng dẫn trả lời câu 4 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Câu hỏi cuối bài – Nếu cậu muốn có một người bạn

Câu hỏi: Nếu được hoàng tử bé “cảm hóa”, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được ý nghĩa gì của tình bạn?

Trả lời: Nếu được hoàng tử bé “cảm hóa”, cuộc sống của cáo sẽ được “chiếu sáng”. “Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác”. Đó là bươc chân sẽ gọi cáo ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. Màu vàng óng ả của lúa mì sẽ gợi nhớ cho cáo đến mái tóc vàng của hoàng tử bé. Qua đó, có thể thấy được ý nghĩa của tình bạn: Tình bạn thật sự chạm đến sự chân thành khi cả hai “cảm hóa” được lẫn nhau, khi cả hai tầm hồn luôn hướng về nhau, luôn trông đợi sự hội ngộ. Tình bạn chính là sự cảm nhận bằng trái tim, nó khiến thế giới của ta tốt đẹp hơn



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức

Quảng cáo

Ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn bảy mươi năm nhưng đến nay Hoàng tử bé vẫn là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới và là tác phẩm văn chương Pháp được yêu thích nhất.

Cuốn sách được viết bởi Antoine de Sain-Exupéry, một nhà văn đồng thời cũng là phi công người Pháp, đây có thể coi là tác thành công lớn nhất trong suốt sự nghiệp văn chương của ông.

Hoàng tử bé là áng văn chương giàu chất thơ, ẩn chứa nhiều suy tư và bài học cuộc đời như tình yêu, tình bạn, thái độ và cách sống. 

Vài nét về tác giả Antoine de Saint-Exupéry và cảm hứng sáng tác

Tên thật của ông là Antoine Marie Jean – Baptiste Roger de Saint-Exupéry và thường hay được gọi tắt là Saint-Ex. Ông sinh năm 1900 trong một gia đình quý tộc lâu đời, Saint-Ex nhập ngũ và trở thành phi công vào năm hai mươi mốt tuổi.

Kể từ đó ông bắt đầu hoạt động dưới cả hai vai trò, vừa là phi công vừa viết tiểu thuyết, các sáng tác của Antoine phần lớn đều được lấy cảm hứng từ những chuyến bay. 

Chân dung tác giả Antoine de Saint-Exupéry

Ông từng viết nhiều tác phẩm khác nhưng chỉ đến với Hoàng tử bé ông mới thật sự nổi tiếng.
Cuốn sách đã được dịch sang hơn hai trăm năm mươi ngôn ngữ bao gồm cả phương ngữ với hơn hai trăm triệu bản in trên khắp thế giới, trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại.

Hoàng tử bé bản song ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp

Nguồn cảm hứng cho Hoàng tử bé bắt nguồn từ chuyến bay cất cánh vào ngày cuối cùng năm 1935 của Saint-Ex và người bạn hoa tiêu là André Prévot từ Paris tới Sài Gòn với hy vọng sẽ nhanh hơn những người từng bay trước đó để giành giải thưởng 150.000 franc.

Không may, sau hơn mười chín tiếng đồng hồ cất cánh liên tục, chiếc máy bay bị rơi ở sa mạc Sahara trên lộ trình tới Sài Gòn, cả hai tuy đều sống sót nhưng lại phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết.

Saint-Exupéry và bạn cố gắng cầm cự qua ngày thứ nhất nhờ nho, táo và rượu. Song sợ hãi, mất phương hướng và phải đối diện với sự mất nước nhanh chóng ở Sahara khiến họ gần như tuyệt vọng.

Cuốn sách được dịch ra rất nhiều thứ tiếng 

Đến ngày thứ tư, khi cả hai gần như bỏ mạng ở đó thì một người Ả Rập đã phát hiện ra và tìm cách cứu sống được.

Tai nạn này được cho là nguồn cảm hứng cho Hoàng tử bé, khi mà trong tác phẩm Saint-Exupéry viết về việc bị bỏ lại trên sa mạc với chiếc máy bay hỏng, ông cũng đề cập đến việc gặp con cáo, điều mà ông đã thực sự trải nghiệm ở Sahara.

Ảnh bìa cuốn sách Hoàng tử bé do NXB Nhã Nam phát hành

Cuốn sách được viết tại biệt thự The Bevin House ở Asharoken, New York, nơi mà tác giả thuê trong những ngày sống lưu vong tại đây và được xuất bản vào năm 1943.

Ba năm sau đó, Hoàng tử bé mới được xuất bản tại Pháp, quê hương của chính Saint-Ex. Cuốn sách cũng xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm vào năm 1966 với hai bản dịch là Hoàng tử bé của Bùi Giáng và Cậu hoàng con của Trần Thiện Đạo.

Cuốn sách mở ra một thế giới đầy diệu kỳ và thơ mộng

Truyện kể về một phi công gặp nạn ở sa mạc Sahara vì động cơ máy bay bị hỏng nên buộc phải hạ cánh khẩn cấp, tại đây anh gặp gỡ một chú bé kỳ lạ có mái tóc vàng.

Hóa ra đó là hoàng tử từ một hành tinh khác đến, đó là tinh cầu B612 xa xôi và từ đây câu chuyện về cuộc đời của cậu dần được hé lộ.

Một bìa sách đầy ấn tượng đến từ NXB Kim Đồng

Nơi hoàng tử bé sống chỉ có ba ngọn núi lửa trong đó một ngọn thì đã tắt, cậu sống một mình với một bông hồng đỏm dáng. Đó là mối tình cũng là nguyên nhân khiến cho Hoàng tử bé phải bỏ hành tinh của mình trốn chạy.

Cậu kể cho người phi công về hành trình phiêu lưu của mình từ tinh cầu B612 qua nhiều hành tinh khác và đến Trái Đất. Hoàng tử bé gặp được một con cáo trên sa mạc, chính nó đã khiến cậu nhận ra ý nghĩa của tình yêu và cuộc đời.

Cuối cùng hoàng tử bé quay trở lại hành tinh của mình.

Chuyến du hành và cuộc đời của Hoàng tử bé được kể lại bởi người phi công với ngôn từ nhẹ nhàng và trong trẻo. Vậy rốt cuộc điều gì đã tạo nên sức hút và thành công đến vậy cho cuốn sách.

Những bài học nhân sinh sâu sắc được đặt dưới lăng kính trẻ thơ

Câu trả lời có lẽ chính là những triết lý nhân sinh sâu sắc được lồng ghép khéo léo sau từng con chữ, được thể hiện thông qua các hình ảnh giàu tính biểu tượng. Gần như lật bất kì trang sách nào của Hoàng tử bé người đọc cũng dễ dàng rút ra những bài học và thông điệp sâu sắc.

Hãy cảm nhận thế giới bằng trái tim và tâm hồn thuần khiết của tuổi thơ

Mở đầu câu chuyện là lời kể của tác giả về bức tranh của chính người phi công khi còn nhỏ, bức tranh vẽ con trăn đang nằm chờ để tiêu hóa con voi mà nó đã nuốt trọn.

Nhưng không ai có thể hiểu được, tất cả mọi người đều cho rằng đó chỉ là một chiếc mũ thôi, ngay cả khi anh vẽ lại bước vẽ một cách rõ ràng thì điều duy nhất mà những người lớn làm là khuyên bảo hãy quên việc vẽ đi và dành thời gian cho học tập.

Điều đó làm cho người phi công thất vọng và từ bỏ niềm đam mê, từ đó không còn nghĩ đến chuyện vẽ vời nữa.

“Mỗi lúc gặp một người lớn có vẻ sáng sủa một tí, tôi lại thử ông ta bằng bức phác thảo số một mà tôi luôn mang theo. Nhưng luôn luôn ông ta trả lời: “Đấy là một cái mũ”. Thế là tôi chẳng thèm nói với ông ta về trăn rắn, rừng hoang hay các vì sao nữa. Tôi tự hạ mình xuống ngang tầm ông ta. Tôi nói về chơi bài, chơi gôn, chính trị và cravate. Và con người lớn kia cảm thấy hài lòng vô cùng khi được quen một con người biết điều như vậy”.

Chỉ đến khi gặp Hoàng tử bé, người duy nhất có lẽ thấu hiểu những điều ẩn giấu trong bức tranh thuở xưa, anh như tìm thấy người tri kỉ đúng nghĩa.

Bức tranh con trăn nuốt con voi độc đáo của người phi công

“Người lớn quả thật là kỳ lạ” – Đó là điều Hoàng tử bé hay nghĩ khi sau khi gặp những người lớn trong suốt hành trình phiêu lưu của mình. Những người ấy qua cách nhìn của một chú bé con tưởng xa lạ mà lại chân thực đến khó tin.

Đó là vị vua sống trên hành tinh chỉ có duy nhất một mình ông ta nhưng lại luôn muốn trị vì tất cả mọi thứ, ngay cả những vì sau. Đó là gã khóa lác luôn muốn được tán dương nhưng lại sống cô đơn trên chính hành tinh của mình.

Người lớn còn là ông bợm nhậu, người uống rượu mỗi ngày để quên nỗi xấu hổ về việc uống nghiện rượu, hay là nhà địa lý người dùng toàn bộ thời gian của mình để vẽ bản đồ nhưng chẳng bao giờ đi thám hiểm ngay cả trên chính hành tinh của mình.

Ở hành tinh nọ hoàng tử bé gặp một nhà doanh nghiệp là người suốt ngày bận rộn với việc đếm những ngôi sao mà ông ta cho rằng đó là của riêng mình.

Có một người thắp đèn sống trong tiểu tinh cầu cứ mỗi phút lại quay một vòng, khi xưa ông ta chỉ có nhiệm vụ thắp đèn vào mỗi tối và sáng thì sẽ tắt nhưng vì hành tinh quay càng ngày càng nhanh nên người đàn ông không còn lấy thời gian để nghỉ ngơi, mỗi phút đều phải làm nhiệm vụ một lần.

Mỗi người lớn mà Hoàng tử bé gặp thực ra đều là một mặt tính cách của con người

Đó chỉ là một trong số những người lớn kỳ quặc mà Hoàng tử bé gặp khi đi qua các tinh cầu nhưng lại phản ánh chân thực quá đỗi thế giới mà chúng ta đang sống.

Song tác giả không hoàn toàn phê phán hay chê bai thế giới người lớn, bởi rồi ai trong chúng ta cũng sẽ trở thành những người như vậy. Saint-Exupéry chỉ đơn giản cho thấy sự khác nhau giữa cái nhìn mộng mơ và thuần khiết của con trẻ với cái thực dụng, khô khan của người lớn.

Sáu tinh cầu mà Hoàng tử bé đi qua, sáu người lớn mà cậu gặp đều là những điển hình cho những mặt tính cách khác nhau của con người, có đơn côi, nhu nhược, có ảo tưởng và huyễn hoặc, có xấu xa và hèn nhát, có trách nhiệm nhưng cũng không khôn ngoan.

Cuốn sách là cả một thế giới đầy đẹp đẽ và trong trẻo 

Những điều đó không làm cho chúng ta cảm thấy thế giới người lớn xấu đi, chỉ giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng của Saint-Exupéry rằng hãy biết sống đẹp hơn mỗi ngày. Hãy nhìn bằng lăng kính của trẻ thơ dẫu chỉ đôi lần, để có thể đầy lùi bớt những thực dụng, khô khan và tính toán.

Hoàng tử bé và những triết lý sâu sắc về tình yêu, tình bạn

Xuyên suốt chiều dài tác phẩm người đọc đều bắt gặp và ấn tượng về mối tình giữa hoàng tử bé và đóa hoa hồng của cậu, khi thì qua lời tâm sự của cậu với người phi công, khi thì qua cuộc trò chuyện với con cáo.

Hoàng tử bé đem lòng yêu một đóa hồng ở tiểu tinh cầu B612 của mình, đóa hồng ấy đẹp nhưng kiêu kỳ và yểu điệu, chú bé chờ đợi bông hoa từ khi nó chỉ là một cái nụ mới nhú, đến lúc trổ bông và nở hoa.

Có một chú bé con đem lòng yêu mến một đóa hoa đỏng đảnh và kiêu kì

Hoàng tử yêu và che chở đóa hồng, chăm sóc từng chút một nhưng đóa hồng bao giờ cũng đòi hỏi ở cậu những sự chăm chút hơn mức bình thường.

Hoàng tử bé không chịu hiểu được tính nết đỏng đảnh của bông hoa, đến khi quá bối rối và mệt mỏi, cậu quyết định rời xa nó, rời xa cả tiểu tinh cầu B612 để khám phá thế giới.

Đến Trái Đất, hoàng tử bé ngỡ ngàng khi đứng trước một vườn hồng có tới hàng nghìn bông hoa giống hệt đóa hồng của cậu. Chú bé cảm thấy đau khổ như thể đã bị lừa dối.

“Và em cảm thấy rất đau khổ. Đóa hoa của em đã kể với em rằng nàng là duy nhất trong giống nòi của nàng khắp trong vũ trụ. Và ở đây có đến năm nghìn đóa giống như nhau, chỉ mới trong mỗi một khu vườn.

Rồi em lại tự bảo: “Ta tưởng đã giàu lắm với một đóa hoa duy nhất…”

Chính trong lúc đó, con cáo xuất hiện bên cạnh và khiến cho cậu hiểu ra nhiều điều sâu sắc.

“Hãy trở lại thăm những đóa hồng đi. Cậu sẽ thấy đóa hoa của cậu là duy nhất trên đời. Chính thời giờ cậu đã mất, cho đóa hồng của cậu làm cho đóa hồng của cậu trở nên quan trọng đến thế.”

Hay nói cách khác, bông hoa hồng đỏng đảnh ở tinh cầu B612 có thể không phải là thứ kiêu kì và đẹp nhất trong vũ trụ, ngoài kia có rất nhiều những điều tương tự hoặc thậm chí hơn thế nhưng bởi vì tình yêu của hoàng tử bé, nên nó trở thành điều đẹp đẽ duy nhất.

Hoàng tử yêu mến đóa hồng bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất thật sự của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim.

“Đây là cái bí mật của tớ. Nó đơn giản thôi: Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy.”

Rộng ra hơn nữa, không chỉ là triết lý về tình yêu mà cuốn sách còn muốn nói đến việc thấu cảm cốt lõi của bản chất sự việc, sự vật và tìm ra ý nghĩa của chúng trên cõi đời này.

Con người ta thường hay dùng định kiến của mình, dùng những biểu hiện bề ngoài để đánh giá mọi thứ nên dễ dàng quên đi bản chất tốt đẹp của những điều xung quanh.

Cuộc trò chuyện giữa hoàng tử bé và con cáo còn đem đến cho người đọc nhiều suy tư về những giá trị tốt đẹp của tình bạn.

“Cảm hóa, ấy là một điều bị lãng quên quá rồi, cáo nói. Nó có nghĩa là “tạo nên những liên hệ”. Người ta chỉ hiểu được những vật người ta đã cảm hóa.”

Hoàng tử bé nhận ra mối liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa, cậu đã dành thời gian và công sức, kiên nhẫn và dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó.

Hình ảnh minh họa chú bé và con cáo

Con cáo vốn loài vật hoang dã và cũng là đại diện cho những điều gian xảo, ranh mãnh nhưng rồi trước trái tim thuần khiết của chú bé con, nó khao khát được thuần hóa. Đó có lẽ còn là ước mơ và quá trình hướng thiện của mỗi con người.

Trên đây có lẽ chỉ là một trong số rất ít những biểu tượng và triết lý được gửi gắm trong Hoàng tử bé, Sain-Exupéry gần như không bỏ sót bất kì một câu từ hay hình ảnh nào, tất cả đều chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.

Chính bởi vậy mà cuốn sách giống như một lăng kính vạn hoa kỳ diệu mà ở mỗi góc nhìn khác nhau, mỗi người khác nhau đều đem đến những triết luận và kiến giải độc đáo.

Hoàng tử bé là tác phẩm thơ mộng và u uẩn nhất trong những tác phẩm của Saint-Exupéry

Đó là lời nhận xét của dịch giả Bùi Giáng dành cho cuốn sách, quả vậy, Antoine đã sáng tạo ra một thế giới vô tiền khoáng hậu.

Cuốn sách mở ra một thế giới trẻ thơ cổ tích đầy trong trẻo

Hoàng tử bé là câu chuyện triết học giàu chất thơ được viết dưới dạng truyện dành cho thiếu nhi, bởi thế trước tiên cuốn sách phần lớn có ngôn từ dễ hiểu, ngắn gọn và nhiều tranh minh họa.

Được kể lại bằng lời của người phi công nhưng người đọc dễ dàng nhận ra điểm nhìn bị chi phối nhiều bởi nhân vật hoàng tử bé, do đó lăng kính của trẻ thơ cũng góp một phần không nhỏ tạo ra sự thơ mộng cho tác phẩm.

Cuốn sách giống như một câu chuyện cổ tích nhiều màu sắc, mỗi một nét vẽ là một lần đưa người đọc quay lại với những suy tư hồn nhiên của tuổi thơ mà đã có lúc trong cuộc sống bộn bề chúng ta quên đi.

Và những giọt buồn thánh thót rơi trên trang văn

Nhưng không chỉ đơn giản là tác phẩm viết cho thiếu nhi, Hoàng tử bé còn là cuốn ngụ ngôn mang nỗi buồn u uẩn. Những con chữ của Sain-Exupéry có chứa đựng chút gì đó buồn thương tràn chảy mãi không thôi.

“- Có một ngày, tôi nhìn mặt trời lặn bốn mươi ba lần!

Một chốc sau đó em nói thêm:

– Ông biết đấy… Khi người ta buồn quá, người ta thích cảnh mặt trời lặn…

– Thế cái ngày bốn mươi ba lần mặt trời lặn ấy, có phải em buồn quá không?

Nhưng hoàng tử bé không trả lời.”

Lật giở một trang bất kỳ đều khiến cho người đọc có cảm giác man mác không nói lên lời.

“Đời tớ tẻ nhạt. Tớ săn gà, người săn tớ. Tất cả loài gà đều giống nhau, và tất cả loài người đều giống nhau. Vì thế, tớ hơi chán. Nhưng nếu cậu cảm hóa tớ, đời tớ sẽ rực nắng.

Tớ sẽ nhận ra một bước chân khác hẳn mọi bước chân khác. Các bước chân khác sẽ làm cho tớ chui ngay xuống đất. Nhưng bước chân của cậu lại sẽ gọi tớ từ hang chạy ra, như là một điệu nhạc.

Và cậu hãy nhìn kia! Cậu thấy không, ở kia, những đồng lúa mì ấy? Tớ không ăn bánh mì. Lúa mì đối với tớ là vô dụng. Các cánh đồng lúa mì đối với tớ chẳng có gì khêu gợi. Cái đó buồn lắm. Nhưng cậu có mái tóc màu vàng kim. Thế thì sẽ rất tuyệt một khi cậu cảm hóa tớ! Lúa mì, vốn màu vàng kim, sẽ gợi cho tớ kỷ niệm về cậu. Và tớ sẽ yêu tiếng gió reo trong lúa mì…”

Không chỉ con cáo nhỏ, hoàng tử bé hay người phi công, bất kì nhân vật nào trong trang văn của Saint-Exupéry cũng đều chứa đựng những nỗi buồn và niềm cô đơn miên mải.

“Giống như bông hoa của tôi. Khi ông yêu một bông hoa ở trên một ngôi sao, thật là êm đềm, ban đêm, khi ông nhìn trời. Tất cả các ngôi sao đều nở hoa. Giống như nước vậy. Nước mà ông cho tôi uống như là âm nhạc, là vì cái ròng rọc và sợi dây…Ban đêm, ông sẽ nhìn sao. Chỗ tôi bé quá không thể chỉ cho ông đâu là ngôi sao của tôi được. Thế lại càng hay. Ngôi sao của tôi, đối với ông sẽ là một trong các ngôi sao kia…

Như thế, tất cả các ngôi sao, ông đều sẽ thích nhìn. Tất cả chúng sẽ là bạn của ông. Và rồi tôi sẽ biếu ông một món quà… Khi ông nhìn trời, ban đêm, bởi vì ở một trong những ngôi sao đó có tôi ở, bởi vì tôi cười trên một trong những ngôi sao đó, cho nên đối với ông tưởng chừng như tất cả các ngôi sao đều cười. Ông, ông sẽ có được những ngôi sao biết cười.”

Nhưng đó không phải là nỗi buồn khiến người ta đớn đau, day dứt và tuyệt vọng, đó là nỗi buồn thương dễ chịu và đẹp đẽ như nỗi ngẩn ngơ sau giấc chiêm bao buổi ban trưa.

Sức sống mãnh liệt vượt thời gian và không gian

Hoàng tử bé là cuốn sách vượt thời đại một cách diệu kỳ, đằng sau mỗi bài câu chuyện là những bài học khác nhau ở mỗi góc nhìn riêng biệt của từng người, trải dài ở mọi lứa tuổi trong suốt gần một thế kỷ qua.

Cuốn sách vượt qua giới hạn của không gian, được xuất bản và dịch ra nhiều thứ tiếng bao gồm cả phương ngữ, trở thành tài liệu học ngoại ngữ của nhiều quốc gia và là một trong những tác phẩm bán chạy nhất trên toàn thế giới. 

Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Mark Osborne

Mới đây, Hoàng tử bé lần đầu tiên được chuyển thể lên màn ảnh rộng vào năm 2015 nhờ đạo diễn Mark Osborne. Những tưởng tượng và hình dung về chú bé và thế giới đẹp đẽ ấy không chỉ còn nằm trên trang giấy mà đã được tái hiện đầy chân thực và xúc động.

Hoàng tử bé là một tác phẩm thành công và đặc biệt, ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về cuộc đời, mỗi người lại tìm thấy ở đó những vẻ đẹp đặc biệt và rực rỡ.

Cuốn sách có thể có nhiều cách diễn giải và phân tích khác nhau, song suy cho cùng Hoàng tử bé vẫn cứ mãi là một mảng tuổi thơ đầy trong trẻo và mát lành, nơi mà ở đó, mỗi người đều sẽ tìm được cho mình chút thiện tâm ban đầu.

Hải Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề