Làng mẫn xá văn môn yên phong bắc ninh năm 2024

VOV.VN - Ông Đỗ Việt Anh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cho biết: “Với đề án thành lập cụm công nghiệp nhằm phát triển ngành công nghiệp và thu hút đầu tư, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trong các làng nghề vào khu sản xuất tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Ngày 16/10/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định chủ trương đầu tư dự án Cụm Công nghiệp [CCN] làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn với diện tích khoảng 29,65 ha. Với mục tiêu thành lập cụm công nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương; thu hút, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trong các làng nghề vào khu sản xuất tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.

Với mục đích phát triển kinh tế của địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn xã Văn Môn, huyện Yên Phong [Bắc Ninh] để từng bước chuyển hóa lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện tốt hơn công tác đảm bảo an sinh xã hội.

Toàn cảnh cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá

Ông Đỗ Việt Anh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cho biết, ngay khi được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án, nhà đầu tư đã triển khai cho các hộ/công ty thuê theo đúng đối tượng, chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các quyết định phê duyệt đầu tư tại dự án.

“Trong hồ sơ QHCT 1/500 cũng như dự án đầu tư đã được thẩm định phê duyệt Nhà đầu tư chia nhỏ các lô [diện tích 200m2/lô] mục đích để cho những người dân làm nghề không có điều kiện vẫn có thể thuê lại được đất. Trong chủ trương cho thuê không hề có bất kỳ quy định nào quy định khống chế một cá nhân/tổ chức chỉ được thuê lại một lô”- ông Đỗ Việt Anh thông tin.

Trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp có công suất 2000 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư trên 47 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 10/2023. Trong tháng 10, chủ đầu tư cũng sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc triển khai thi công hạ tầng và khi xây dựng xong phần hạ tầng kỹ thuật Công ty đã có thông báo [tại UBND xã Văn Môn và các thôn] các hộ đăng ký thuê [thậm chí cả vận động], nhưng các hộ không đăng ký. Nguyên nhân nhiều hộ không đăng ký mua vì khi vào trong Cụm Công nghiệp làng nghề phải chi trả thêm các khoản phí môi trường, phí xử lý chất thải… làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến giảm lợi nhuận.

Cũng theo ông Đỗ Việt Anh, hiện nay phần hạ tầng kỹ thuật Nhà đầu tư đã thi công hoàn thiện theo hồ sơ được phê duyệt, đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng hạng mục đường giao thông, hệ thống cấp nước, hạng mục thoát nước thải, hệ thông cấp điện lực phục vụ nhu cầu sản xuất của các hộ cho thuê…

Hiện, có 86 hộ cá thể và doanh nghiệp đăng ký thuê đất và đang sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp

Tại buổi làm việc với huyện Yên Phong ngày 3/3/2023, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, về lâu dài, địa phương cần có lộ trình chuyển đổi, tiến tới xóa bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển xanh, sạch, bền vững hơn.

Câu chuyện về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra tại làng tái chế nhôm Mẫn Xá, thuộc xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần được phản ánh trên chương trình Chuyển động 24h.

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhôm lớn nhất miền Bắc, đầu năm 2015, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá với diện tích 29,6 hecta, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka làm chủ đầu tư.

Được xây dựng với chủ trương di dời các cơ sở sản xuất nhôm ra khỏi khu dân cư nhằm mục tiêu giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhôm truyền thống. Tuy nhiên thực tế, đến nay, một làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá thứ 2 lại đang dần được hình thành và tồn tại ngay trong chính cụm công nghiệp này.

Khu dân cư bị bao phủ và chìm trong khói thải từ Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, Văn Môn. Dù cụm công nghiệp làng nghề này đã đi vào hoạt động với 275 cơ sở, nhưng tất cả đều trong tình trạng 3 không: không có giấy phép môi trường, không trạm xử lý nước thải và không có giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Bầu không khí ở làng Mẫn Xá đặc quánh bụi nhôm. [Ảnh: VOV]

"Đến nay công ty thực hiện chưa đủ và còn thiếu rất nhiều trong quy định Luật Bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở, công ty đã vào xây dựng, hoạt động, nhưng không có hồ sơ giấy phép gì liên quan đến môi trường cả", ông Lê Đức Thọ, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, cho biết.

Ngang nhiên hoạt động trái phép với quy mô lớn, do đó hiện tại, điểm khác biệt lớn nhất giữa các lò nấu nhôm trong khu dân cư và cụm công nghiệp chỉ là vị trí địa lý. Còn cơ bản, công nghệ tái chế nhôm không khác gì nhau.

Thậm chí, thay vì sử dụng than đá hay gỗ, hiện nay để cắt giảm chi phí nhiên liệu và tăng công suất, nhiều lò tại cụm công nghiệp đã sử dụng cả dầu thải để đốt lò khiến mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Sự lạc quan của những người lao động ở đây không khiến phóng viên có thể làm quen được với bầu không khí đặc quánh bụi nhôm, vì sự độc hại của nó có thể làm những người mới đến choáng váng sau một vài phút có mặt.

Theo quy hoạch, cụm công nghiệp làng nghề được thiết kế gồm có trạm xử lý nước thải lẫn khu tập kết xỉ thải tập trung, nhưng đến nay, mọi thứ vẫn nằm trên giấy. Vì nơi xây dựng trạm xử lý nước thải vẫn chưa được giao đất. Còn khu lưu chứa xỉ thải tập trung chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên điều vấp phải sự phản ứng nhiều nhất của các hộ dân lại đến từ cách triển khai dự án. Vì cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp chưa được nghiệm thu, cấp phép, doanh nghiệp đã bán đất, thu tiền cho các hộ vào xây dựng nhà xưởng, với mức giá không đúng như lời hứa hẹn lúc thu hồi đất nông nghiệp thời điểm ban đầu.

Do đó, một số hộ không đồng tình di dời cơ sở nấu nhôm từ trong làng ra cụm công nghiệp nên thực tế nhiều vị trí, đất trong cụm hiện để cỏ mọc hoang.

Một dự án vốn sinh ra để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường trong làng nghề lại đang chính là nguồn phát sinh thêm sự ô nhiễm. Vì cùng lúc, các lò nấu nhôm trong làng lẫn ở cụm công nghiệp đều đua nhau xả thải ra môi trường, từ trên trời… cho đến dưới đất.

Nhức nhối nạn đổ xỉ thải trái phép tại làng nghề tái chế nhôm

Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, từ khi hoạt động trái phép đến nay, chủ đầu tư dự án cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, Văn Môn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, mới chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính duy nhất một lần với số tiền 275 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Hiện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với địa phương, thành lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, Văn Môn. Trong khi chờ giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng ô nhiễm tại xã Văn Môn, vấn nạn đổ xỉ thải trái phép vẫn đang là bài toán chưa có lời giải tại địa phương này.

Vốn được xếp trong diện chất thải nguy hại, có độc tính cao, có thể đe dọa tính mạng con người, bã xỉ nhôm lẽ ra phải được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, nhưng cuộc xâm chiếm của bã thải xỉ nhôm vẫn chưa dừng lại ở ngôi làng này.

Thực tế, tại bãi thải của cả làng, ngoài những bao tải nhỏ, còn có vô số các bao chứa xỉ nhôm cỡ lớn, với trọng lượng lên đến 1 tấn. Một số bao tải vẫn còn nhằng nhịt chữ nước ngoài.

"Mỗi một chuyến xe 3 chân là hàng mấy chục tấn xỉ thải họ mang về. Khi tôi báo cáo với ủy ban thì công an môi trường lại không bắt được những người ấy, mà chỉ bắt được toàn nhân dân trong thôn Mẫn Xá đổ trộm xỉ thải ra, nên thực sự rất bức xúc", ông Mẫn Văn Tĩnh, Trưởng thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cho hay.

Cũng theo vị Trưởng thôn Mẫn Xá, trên địa bàn có một số cá nhân nhận thu gom xỉ thải cho các cơ sở tái chế nhôm bên ngoài, sau đó lợi dụng đổ trộm tại đây. Trên thực tế, trong quá trình tìm hiểu, nhóm phóng viên thu thập được hợp đồng mua bán cũng như hóa đơn của một cá nhân tại thôn Mẫn Xá đã từng mua gom xỉ nhôm thải từ một doanh nghiệp ở Hải Dương.

Ung thư hiện là nỗi sợ của người dân trong vùng ảnh hưởng, nhưng nguyên nhân có phải xuất phát từ sự ô nhiễm của các lò tái chế nhôm hay không lại chưa có cơ quan nào nghiên cứu đánh giá, nên xỉ thải từ nhiều nguồn đổ về cứ mặc nhiên xâm chiếm ruộng đồng… và tiến sát đến bãi nghĩa địa của người dân như không có sự liên quan.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Làng Mẫn Xá xã Văn Môn huyện Yên Phong được biết đến là xứ sở của nghề đúc gì?

Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn [Yên Phong] nổi tiếng khắp vùng với nghề cô đúc nhôm truyền thống. Cuộc sống của người dân giàu lên nhanh chóng Đường làng ngõ xóm được bê tông hoá, những ngôi nhà kiên cố màu sơn mọc lên san sát. Xưa kia, người Mẫn Xá đi khắp nơi đúc xoong thuê.

Làng Mẫn Xá xã Văn Môn Huyện Yên Phong nổi tiếng với các sản phẩm gì?

Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong [tỉnh Bắc Ninh] được xem là làng nghề tái chế nhôm có quy mô lớn nhất miền Bắc. Hiện cả làng có 296 hộ sản xuất với khoảng 400 lò cô đúc nhôm. Nghề đúc nhôm đã đem đến cuộc sống khấm khá cho người dân Mẫn Xá. Tuy nhiên, làng nghề này cũng để lại nhiều hệ lụy về môi trường.

Ở Bắc Ninh có truyền thống gì?

Bắc Ninh - trung tâm của xứ Kinh Bắc cổ xưa. Nơi này còn có danh xưng "vùng đất trăm nghề" với nhiều nghề truyền thống như: gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian và nhất là nghệ thuật quan họ đặc trưng.

Yên Phong Bắc Ninh có chứa gì?

Di tích lịch sử văn hóa.

Chủ Đề