Lãnh bảo hiểm xã hội ở đâu

Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi người lao động đang cư trú [Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú KT3].

Có rất nhiều người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội có nhu cầu muốn lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần.

Tuy nhiên họ không biết lấy bảo hiểm xã hội ở đâu 1 lần ở đâu.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho câu hỏi Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu theo quy định?



Một trong những giấy tờ cần chuẩn bị khi làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Tuy nhiên có nhiều người lao động không biết Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần lấy ở đâu, hay đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần mua ở đâu?

Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này như sau:

Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có mẫu là mẫu 14-HSB, người có nhu cầu lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ dễ dàng tìm kiếm mẫu 14-HSB vì mẫu đơn này đã được ban hành công khai kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.

Người lao động khi rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần có thể tự mình tìm kiếm mẫu đơn 14-HSB trên Internet rồi in ra và tự điền mẫu đơn ở nhà trước khi đi đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh việc tự tìm kiếm và in mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần từ nguồn Internet, nếu người lao động không thể tìm được mẫu 14-HSB hoặc lo lắng mình sẽ tìm và điền sai mẫu thì người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội nơi nộp hồ sơ lãnh tiền bảo hiểm xã hội 1 lần để xin mẫu đơn tại cơ quan này.

Một số cơ quan sẽ cung cấp mẫu sẵn cho người lao động.

Ngoài đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội ra thì khi nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần người lao động cần mang theo:

  • Sổ bảo hiểm xã hội bản chính đã được chốt với đầy đủ các tờ rời có quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội;
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
  • Bản sao sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú KT3


Trả lời cho câu hỏi nơi nhận tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? lấy tiền bảo hiểm 1 lần ở đâu? lãnh tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

Người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi người lao động đang cư trú [Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú KT3 theo quy định của pháp luật].

Căn cứ theo Điểm 1.1.3 khoản 1 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định:

Điều 2. Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng

1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

1.2. Bảo hiểm xã hội cấp huyện

1.2.3. Lập danh sách chi trả chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần do bảo hiểm xã hội huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần do bảo hiểm xã hội huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phân cấp thu.

Quy định trên đã trả lời cho câu hỏi rút tiền bảo hiểm ở đâu? làm thủ tục hưởng bảo hiểm 1 lần ở đâu? lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? lấy bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

Bạn đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại nơi nào thì bạn nộp hồ sơ và nhận bảo hiểm xã hội 1 lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện đó.

Sau khi bạn nộp hồ sơ cho đúng cơ quan có thẩm quyền, theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả bạn sẽ nhận được Quyết định hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sau không quá 5 ngày làm việc.

Trong thời gian không quá 6 ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ sẽ được nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần theo phương thức đã đăng ký.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi hướng dẫn về việc rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Trả lời:

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b] Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c] Ra nước ngoài để định cư;

d] Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 thì “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. [Trường hợp này có thể lãnh tiền bảo hiểm xã hội luôn mà không cần đợi 1 năm];

- Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc. [Trường hợp này bắt buộc phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc mới có thể thể lãnh tiền BHXH];

- Ra nước ngoài định cư;

- Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ Y tế quy định. [Trường hợp này không phân biệt thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu lâu, và cũng tương tự như trường hợp đầu tiên, có thể lãnh BHXH 1 lần luôn mà không cần đợi 1 năm].

2. Rút tiền bảo hiểm xã hội được bao nhiêu?

 Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

[…]

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội được chia ra làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

- Trước năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 1,5 x Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;

- Sau năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 2  x Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở về sau.

3. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ vào Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 20 Quyết định số 636/QĐ-BHXH về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thì hồ sơ rút BHXH bao gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội bản chính;

- Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần [mẫu 14-HSB];

- CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu.

Ngoài ra, đối với người ra nước ngoài định cư cần có thêm một trong các loại giấy tờ như:

- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; 

- Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;

- Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì nộp kèm theo trích sao hồ sơ bệnh án

Người lao động nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần tại  cơ quan BHXH cấp huyện nơi người lao động có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú [Tuy nhiên căn cứ tình hình thực tế tại một số địa phương, cơ quan BHXH cấp tỉnh cũng có thể được giao thẩm quyền giải quyết hồ sơ hưởng BHXH một lần.]

Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Video liên quan

Chủ Đề