Lap top không nhận máy in hp laser 2

Khi bạn in thì ngoài lỗi kẹt giấy, lỗi giấy nhăn… thì còn một lỗi phổ biến nữa mà bạn sẽ thường gặp trong quá trình in ấn tài liệu đó chính là lỗi máy in không in được. Trong bài viết này, Toàn Nhân sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lỗi máy in không in được.

Chúng ta có 3 trường hợp

  • Không nhận cáp USB
  • Đang in, máy báo Pause / Offline
  • Kết nối WiFi không nhận

Trường hợp 1: Không nhận cáp USB

Ở máy tính MAC không có cổng USB nên bạn phải kết nối qua bộ chia hub. Nhưng nếu bạn sử dụng bộ hub kém chất lượng thì tín hiệu đầu vào sẽ bị chập chờn hoặc không nhận cáp in. Cách giải quyết là sử dụng bộ hub từ các nhà sản xuất uy tín.

Hoặc cũng có thể bạn cắm nhầm cổng USB. Cáp máy in là cáp USB 2.0. Cách xử lý là bạn cắm trực tiếp vào cổng USB 2.0, rút cáp ra cắm lại, cập nhật lại USB, và nếu lỗi vẫn tiếp tục thì hãy thay cáp in.

Trường hợp 2: Máy in báo Offline / Pause

  • Bước 1: Click chuột phải vào This PC, chọn Manage
  • Bước 2: Chọn Device Manager
  • Bước 3: Ở Universal Serial Bus controllers, bấm mũi tên để xổ menu xuống. Nếu không thấy USB Printing Support thì có nghĩa là máy in không được kết nối bằng cáp USB.

Thử kiểm tra xem máy in đã bật nguồn chưa, cáp USB đã được cắm đúng cách chưa. Nếu chưa thì cắm lại USB cho đến khi thấy USB Printing Support hiện lên thì là máy in đã được kết nối.

Nhưng đôi khi thì nó chỉ bị rơi vào trạng thái tạm dừng. Ở trường hợp này thì bạn làm như sau:

  • Bước 1; Chọn biểu tượng máy in ở phía dưới
  • Bước 2: Mở giao diện
  • Bước 3: Vào Printer → bỏ tick Pause Printing. Như vậy là máy sẽ bắt đầu in tiếp.

Trường hợp 3: Khi cài đặt, kết nối WiFi máy in không nhận

Lưu ý đã cắm cáp in trước khi cài đặt. Truy cập bằng giao diện quản lý. Bạn làm như sau:

  • Bước 1: Click chuột phải vào This PC, chọn Manage
  • Bước 2: Chọn Device Manager
  • Bước 3: Ở Universal Serial Bus controllers, bấm mũi tên để xổ menu xuống. Click chuột phải vào USB Printing Support → Uninstall Device
  • Bước 4: Bấm Uninstall để tiến hành gỡ thiết bị. Nếu bạn muốn nhận lại thiết bị thì click phải vào tên máy in, chọn Scan for hardware changes để cập nhật lại thiết bị nếu muốn.

Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước khắc phục lỗi máy in không in được rồi đấy. Nếu bạn vẫn không xử lý được thì hãy liên hệ bộ phận kỹ thuật của Toàn Nhân để được hỗ trợ ngay.

1. Kiểm tra dây cáp và cổng USB [phần cứng]

Dây bị đứt hoặc bị hở, đầu cáp dính bụi hoặc dị vật, cổng USB trên máy tính, laptop bị bẩn, gỉ sét… đều là những nguyên nhân vật lý làm ảnh hưởng đến khả năng kết nối của dây cáp USB. Hãy kiểm tra xem dây và cổng USB trên máy tính và máy in có vấn đề gì không và lau sạch lại chúng nếu cần thiết.

Để kiểm tra & khắc phục, trước tiên để chắc chắn thì bạn nên thử thay dây kết nối máy in mới. Nếu vẫn không nhận máy in thì bạn nên đem máy in qua máy tính khác thử cắm dây vào xem sao. Điều này là để loại trừ nguyên nhân do máy tính.

Nếu đem qua máy tính khác mà máy tính vẫn không nhận máy in qua cổng usb thì nguyên nhân là do mainboard formatter rồi. Trường hợp này bạn nên gọi dịch vụ sửa máy in uy tín chuyên nghiệp đến kiểm tra.

Nếu lỗi nhẹ bị hở chân, hay lỏng chân cắm thì có thể hàn lại. Nếu lỗi quá nặng thì cần phải thay main board mới. Giá thay mainboard formatter máy in hơi đắt, thật không may nếu như gặp phải trường hợp này.

2. Cài lại Driver cho máy in

Driver máy in quá cũ hay lỗi thời cũng có thể là nguyên nhân khiến máy tính không nhận máy in qua cổng USB.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + R để mở hộp thoại Run lên.

Bước 2: Sau khi hộp thoại xuất hiện, nhập vào lệnh printmanagement.msc rồi nhấn Enter.

Bước 3: Trong cửa sổ Print Management vừa hiện lên, click chuột vào mục All Drivers.

Bước 4: Click chuột phải vào tên driver máy in cần xóa và chọn Delete.

Bước 5: Cuối cùng chúng ta sẽ cài lại driver máy in mới. Bạn lên trang chủ của nhà sản xuất máy in, hoặc bạn có thể tìm trên google [nhưng nhớ bấm vào trang web chính thức của hãng]. Bạn tìm đúng driver dòng máy in của mình [driver printer] phiên bản mới nhất rồi tải về để cài đặt là được.

3. Cài lại driver USB cho máy tính

Nếu Driver USB trên máy tính bị lỗi thì nó sẽ không thể nhận bất kỳ thiết bị nào kết nối qua USB. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách xóa và cài lại Driver.

Bước 1: Chọn Start [hoặc bấm nút Windows], nhập vào device manager rồi click vào kết quả đầu tiên hiện ra.

Bước 2: Cửa sổ Device Manager sẽ hiện lên. Tại đây bạn sẽ thấy toàn bộ thiết bị đang được kết nối với máy tính..

Bước 3: Click vào mục Universal Serial Bus Controllers. Click lần lượt vào các dòng có tên USB rồi chọn Uninstall, tiếp đó chọn OK để xóa Driver đó đi.

Bước 4: Tải về phần mềm DriverEasy để cập nhật Driver tự động cho máy tính. Hoặc bạn có thể tải phần mềm tự động cập nhật driver khác nếu muốn. Sau khi cài lại xong Driver cho máy in, bạn có thể kiểm tra lại xem máy tính đã nhận kết nối với máy in qua cổng USB chưa.

4. Tạo Local port mới

Bước 1: Khởi động Control Panel. [Start -> Control Panel]

Bước 2: Tại phần View by chọn vào Large icons, sau đó tìm và click chọn “Devices and Printers”.

Bước 3: Nhấn vào nút Add a printer nằm ở phía trên.

Bước 4: Click vào mục Add a network, wireless or Bluetooth printer

Bước 5: Click vào mục Create a new port, sửa mục Type of port thành là Local Port rồi click chọn Next.

Bước 6: Nhập tên & địa chỉ máy in vào khung. Sau đó click chọn OK và cuối cùng chọn Next.

5. Restart service Print Spooler

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Gõ lệnh services.msc vào rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK.

Bước 3: Trong mục Name, tìm và click đúp chuột vào service có tên Print Spooler, ở phần Service status, click chọn nút Stop để dừng -> Start để khởi động lại -> chờ 1 chút xong bấm OK

6. Khắc phục lỗi máy in Canon 2900 không nhận cổng USB

Bước 1: Khởi động Control Panel trên máy tính lên, sau đó chọn vào mục Network and Internet ở bên trái. Sau đó click vào Network and Sharing Center -> Change Advanced sharing settings ở danh sách bên trái giao diện.

Bước 2: Sau đó bạn cần phải tắt chế độ chia sẻ dữ liệu và máy in ở trong phần Cài đặt mạng. ở cửa sổ File and printer sharing dấu tích vào “Turn off file and printer sharing”. Tiếp đến tại ô tìm kiếm nhấn từ khóa services để truy cập vào cửa sổ quản lý các dịch vụ trên máy tính.

Bước 3: Sau đó chuyển services Windows Installer sang trạng thái Start hoặc nếu đang là Start thì chọn Restart để khởi động lại. Click vào nút Start như hình dưới. Ngay sau đó bạn cũng vào kiểm tra service Print Spooler và chuyển nó sang chế độ Start như đã làm ở trên.

Chủ Đề