Lấy mắt ghép ghép vào một cây khác đó là phương pháp

 I. Khái niệm chung và cơ sở khoa học của phương pháp ghép

1. Khái niệm chung

Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận [mắt,cành] của cây nhân giống [cây mẹ] gắn lên một cây khác [cây gốc ghép] để cho ta một cây mới.

2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép

- Là quá trình làm cho tượng tầng của mắt ghép hay cành ghép tiếp xúc với tượng tầng của cây gốc ghép.

- Các mô mềm chỗ tiếp giáp do tượng tầng sinh ra sẽ phân hoá thành các hệ thống mạch dẫn giúp cho nhựa nguyên và nhựa luyện vận chuyển bình thường giữa cây gốc gép và cành ghép.

- Sau khi cây gép đã sống, cắt ngọn cây gốc ghép, từ mắt ghép hay cành ghép nảy lên những chồi, mầm mới cho ta cây mới.

II. Ưu điểm của phương pháp ghép

* Trồng bằng cây ghép có những ưu điểm sau:

- Sinh trưởng, phát triễn tốt nhờ tính thích nghi, tính chống chịu của cây gốc ghép.

- Sớm ra hoa, kết quả vì cành ghép tiếp tục giai đoạn phát dục cuả cây mẹ.

- Giữ được đầy đủ đặc tính của giống muốn nhân, có đặc tính di truyền ổn định.

- Tăng tính chống chụi của cây.

- Hệ số nhân giống cao.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống

1. Giống cây làm gốc ghép và giống cây lấy cành, mắt để ghép phải có quan hệ họ hàng huyết thống gần nha.

Ví dụ: Các giống bưởi chua, đắng… làm gốc ghép cho các giống cam, quýt, bưởi ngọt.

2. Chất lượng cây gốc ghép

Cây gốc ghép sinh trưởng khoẻ, vào thời vụ ghép cây phải có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động mạnh, dễ bóc vỏ

3. Cành ghép, mắt ghép

Khi ghép chọn những cành bánh tẻ, ở phía ngoài, giữa tầng tán.

4. Thời vụ ghép

Thời kỳ có nhiệt độ [20-300 C], độ ẩm [80 – 90]% là điều kiện lý tưởng để ghép.

5. Thao tác kĩ thuật

Cần đảm bảo các yêu cầu sau :

- Dao ghép phải sắc, thao tác nhanh gọn.

- giữ vệ sinh cho vết cắt mắt ghép, cành ghép, gốc ghép.

- Đặt mắt ghép hay cành ghép vào gốc ghép.

- Buộc chặt vết ghép để tránh mưa nắng và cành ghép thoát hơi nước quá mạnh.

IV. Các kiểu ghép

1. Ghép rời

Phương pháp này được thưc hiện bằng cách lấy một bộ phận [đoạn, cành, mắt] rời khỏi cây mẹ đem gắn vào cây gốc ghép.

a. Ghép mắt chữ T

- Lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép theo kiểu chữ T

b. Ghép mắt cửa sổ

- Lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép theo hình cửa sổ

c. Ghép mắt nhỏ có gỗ

- Lấy mắt ghép giống kiểu mắt chữ T

- Mở gốc ghép : vạt vào gốc ghép một lớp gỗ mỏng

d. Ghép đoạn cành

- Trên cây mẹ, chọn những cành bánh tẻ, khoảng cách lá thưa có mầm ngủ đã tròn mắt ở nách lá sau đó cắt hết cuống lá.

- Trên cành ghép chỉ cắt lấy một đoạn.

2. Ghép áp cành

Đây là kiểu ghép cổ truyền cho tỉ lệ sống cao.

- Cách tiến hành :

+ Treo hoặc kê các bầu cây gốc ghép lên các vị trí thích hợp gần cành ghép của cây mẹ.

+ Chọn các cành có đường kính tương đương với đường kính gốc ghép. Vạt một mảnh vỏ trên gốc ghép và cành ghép có diện tích tương đương sau đó dùng dây ni lông buộc chặt, kín hai vết đã vạt cho tượng tầng của gốc ghép và cành ghép khít chặt vào nhau.



Phương pháp ghép mắt là: *

a.Lấy mắt ghép ghép vào một cây khác

b.Phục tráng – siêu nguyên chủng – nguyên chủng – sản xuất đại trà

c.Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây và trồng xuống đất

d.Chặt cành thành từng đoạn nhỏ đem giâm xuống đất ẩm

Các câu hỏi tương tự

[1]. Trong kỹ thuật ghép mắt và ghép cành, các tế bào sinh dưỡng của cành ghép với gốc ghép có thể có kiểu gen khác nhau.

[4]. Trong kỹ thuật ghép cành, người làm vườn cắt bỏ lá của cành ghép nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép trong giai đoạn đầu cành chưa liền với thân.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

[1]. Cắt một củ khoai tây thành 2 phần khác nhau [mỗi phần đều có chồi mắt], đem trồng được 2 cây khoai tây con có kiểu gen giống nhau.

 [3]. Trong kỹ thuật ghép cành, các lá của cành ghép phải được cắt bỏ hết nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép.

[4]. Để loại bỏ toàn bộ cỏ tranh, việc cắt cỏ có hiệu quả thấp hơn nhiều so với cày, cuốc bỏ cỏ. có bao nhiêu khẳng định là chính xác?

Hay nhất

Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .Vd:cây mì,mia,...

Ghép mắt [ghép cành]: Dùng một bộ phận sinh dưỡng [mắt, chồi, cành] của một cây gắn vào một cây khác [gốc ghép].Vd:hoa hồng,...

Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.Vd:bưởi,mân,...

Video liên quan

Chủ Đề