Có nên cho trẻ lớp 1 học bán trú

[GD&TĐ] – Không ép trẻ phải học trước song để trẻ tự tin khi bước vào môi trường học tập mới, nhiều phụ huynh đã trang bị cho con những kiến thức và kỹ năng phù hợp với lứa tuổi. Điều này rất quan trọng để trẻ hào hứng và mạnh dạn khi bước vào trường tiểu học.

Các bé HS lớp 1 năm học [ 2013- 2014]  – Trường Tiểu học Nhựt Tân

Giúp trẻ làm quen với môi trường mới

Chị Hương ở Cầu Giấy [Hà Nội] chia sẻ: Có con chuẩn bị vào lớp 1 nên chị đã tham khảo nhiều ý kiến cũng như kinh nghiệm của các bậc cha mẹ đi trước.

Không quá nóng vội như nhiều phụ huynh bằng mọi giá cho con đi học tiền lớp 1, chị vẫn chỉ cho con theo học ở lớp mẫu giáo như bình thường. Bởi vậy con gái chị có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi phù hợp với lứa tuổi. Thay vì học toán, Tiếng Việt trước chương trình, gần một năm nay chị đã tập cho cháu có thói quen tự lập biết tự làm vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân ở những việc đơn giản. Ở nhà, chị dành cho cháu một góc học tập để cháu có ý thức sắp xếp sách truyện cho gọn gàng. Anh chị cũng thường xuyên mua truyện với nội dung giáo dục gần gũi với trường tiểu học để đọc cho cháu mỗi tối.

Để giúp con phát triển tốt, chuẩn bị tư tưởng cho việc học ở tiểu học, chị theo sát việc học ở mẫu giáo của con, có vấn đề gì chị trao đổi trực tiếp với cô giáo. Với chương trình mầm non hiện tại chị rất yên tâm vì con đã được làm quen với chữ cái và các con số từ 1 đến 10. Hiện tại cháu đã biết tô những nét đơn giản, biết cách cầm bút đúng cách và hào hứng với việc chuẩn bị vào lớp 1.

Cô Đặng Phương Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Tràng An [Thanh Xuân, Hà Nội] cũng chia sẻ trước những lo lắng của phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1: Nhà trường luôn thực hiện công tác giảng dạy theo chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT. Đối với trẻ mầm non 5 tuổi nhà trường triển khai dạy theo nội dung chương trình giáo dục mầm non mới chú trọng vào các hoạt động về kỹ năng sống, cho trẻ làm quen với chữ cái, với các số từ 1 đến 10… Đặc biệt với chủ đề “Giúp bé làm quen với trường tiểu học”, nhà trường đã tổ chức những buổi giao lưu cho trẻ làm quen với môi trường tiểu học: như thăm lớp, làm quen với các anh chị lớp một, khám phá đồ dùng sách vở… để giúp trẻ có thêm hiểu biết mới. Trong 3 tuần vào cuối năm học với chủ đề này trẻ được tập những thói quen, cách sinh hoạt khi học ở môi trường mới: Đó là độc lập trong sinh hoạt, tự lao động phục phụ bản thân, biết phối hợp trong các hoạt động nhóm… Với những giờ học nhận biết về chữ cái, bàn ghế trong lớp học được bố trí như ở trường tiểu học cũng giúp bé không lạ lẫm với trường học tương lai.

Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ vào lớp 1:

  • Kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; rèn luyện thói quen tự lập trong cả suy nghĩ và cuộc sống:
  • Kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới
  • Kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân.
  • Kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con thấy được niềm vui mới ở trường học.
  • Kỹ năng tập trung, rèn luyện tính kỉ luật.
  • Kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy.

Bên cạnh đó nhà trường cũng làm công tác tuyên truyền để phụ huynh yên tâm không nên cho con học trước. Điều quan trọng ở giai đoạn chuyển giao giữa hai môi trường là phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để chuẩn bị tâm thế cho con thật tốt về tư tưởng và các kỹ năng sống mà con sẽ phải thực hiện ở trường tiểu học.

Trang bị các kỹ năng sống cho trẻ

Sai lầm của nhiều phụ huynh là bắt con phải học trước trong khi điều quan trọng hơn là phải chuẩn bị tâm lý cho con để con không có sự thay đổi đột ngột.

Cô Lê Thị Hậu – giáo viên tiểu học quận Hoàng Mai chia sẻ: Khi trẻ bước vào lớp 1 thường có tâm lý lo âu vì phải sang học ở môi trường mới. Các em sẽ thấy lạ lẫm bởi ở tiểu học hoạt động học là chính khác với ở trường mầm non chủ yếu là vui chơi. Nếu không chuẩn bị tốt về tư tưởng và các kỹ năng cần thiết trẻ sẽ thấy tự ti so với các bạn. Vì vậy trước khi vào lớp 1 trẻ cần được tham gia nhiều các hoạt động đòi hỏi sự vận động nhanh nhẹn, các trò chơi khám phá đòi hỏi khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

Như vậy để trẻ có được sự háo hức và hào hứng với trường học mới cha mẹ hãy cho con em mình làm quen với nếp sinh hoạt của trường tiểu học và cần trang bị cho trẻ những kỹ năng tự lập để trẻ tự tin và nhanh chóng hòa nhập với việc học tập ở trường tiểu học.

Minh Chầu [GDTĐ].

Theo văn bản do Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng ký, thành phố thống nhất về nguyên tắc đề xuất của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 30 quận, huyện thị xã trở lại trường học.

Riêng trẻ mầm non vẫn nghỉ học tại nhà. Thời gian thực hiện từ thứ tư, ngày 6.4.

Học sinh tiểu học ở hầu hết các địa phương đều đã đến trường
Khi nào học sinh TP.HCM nghỉ hè?

Trước đó, Sở GD-ĐT cho biết, qua lấy ý kiến phụ huynh học sinh, kết quả 75% cha mẹ học sinh thống nhất để các em lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp tại trường.

Sở GD-ĐT cũng đề xuất trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, các trường tổ chức dạy học trực tiếp và tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ngày.

Tổng hợp của Bộ GD-ĐT đến hết ngày 1.4, Hà Nội là một trong số vài địa phương còn lại của cả nước đến thời điểm này vẫn chưa cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học đến trường.

Tin liên quan

Đây được xem là bước đệm để các trường chuẩn bị đón học sinh [HS] chính thức đi học lại sau khoảng 10 tháng không được đến trường.

Tập trung, sinh hoạt làm quen trước

Trường tiểu học Lê Đức Thọ [Q.Gò Vấp] đã phân thành 2 ca để đón HS. Riêng với HS lớp 1, đây là lần đầu tiên đến trường nên mỗi em đều đeo bảng tên, ghi rõ số lớp. Để đảm bảo phòng dịch, phụ huynh chỉ đưa con đến sân trường, HS sau khi khử khuẩn tay, đo thân nhiệt thì đi thẳng vào khu vực tập trung và ngồi xếp hàng theo lớp.

Nhiều trường tiểu học ở TP.HCM đã cho học sinh đến trường làm quen, học cách phòng bệnh trước ngày đi học trở lại

Giữa sảnh chính, HS được xem hoạt hình, kèm những video giới thiệu về quy cách phòng dịch Covid-19, sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn các nội quy, quy tắc từ cách xếp hàng, di chuyển, tham quan phòng ăn, lớp học và các khu vực xung quanh trường.

Ông Dương Trần Bình, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường sẽ tổ chức cho HS tập trung, làm quen trước 2 buổi để các em có thể tự tin đi học lại vào đầu tuần sau. Tỷ lệ HS đăng ký học trực tiếp của trường cũng rất cao, trong buổi đầu tiên nhiều lớp đạt 100%, một số lớp chỉ vắng 1 - 2 em.

Tương tự, ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân [Q.1], cũng cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để đón HS quay trở lại trường.

“Ngày 11.2, trường sẽ cho HS lớp 1 vào trường tập trung để các em được làm quen trường lớp, gặp gỡ bạn bè vì nhiều em háo hức quá rồi. Bữa giờ biết mặt cô, nhưng chỉ gặp qua máy tính, điện thoại nên mình cũng tạo điều kiện để cô trò gặp nhau trước ngày đi học”, ông Phương chia sẻ.

Một tuần sau đó, HS khối lớp 1 và 2 làm quen dần với hình thức học trực tiếp, ôn tập lại kiến thức để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.

Trong khi đó, ông Ủ Thiện Phước, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Định [Q.6], cho biết trường không đón HS trước, nhưng riêng vào ngày 14.2, trường sẽ cho các em tập trung và dành buổi đầu tiên để sinh hoạt, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng chống dịch bệnh chứ chưa dạy chương trình ngay. Hiện đã có khoảng 84% phụ huynh đăng ký cho con học trực tiếp tại trường.

“Việc đi học trở lại của HS là cấp thiết và cần thiết nên chúng tôi sẽ thực hiện các bước thật đảm bảo, đúng quy trình để phụ huynh yên tâm cho con đến trường. Tôi hy vọng sau buổi họp phụ huynh thì tỷ lệ đăng ký cho con đi học sẽ tăng lên”, ông Phước nói và cho biết thêm nhiều phụ huynh chuyển con về học ở tỉnh trước đó hiện cũng đã đăng ký cho con quay trở lại trường.

Để chuẩn bị đón HS, chiều 10.2, trường sẽ tổ chức họp phụ huynh, hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi tình trạng sức khỏe của con.

Học sinh tiểu học TP.HCM sẽ chính thức trở lại trường từ đầu tuần sau

Covid-19 sáng 11.2: Cả nước 2.430.683 ca mắc | Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi?

Có trường tổ chức bán trú ngay

Về hoạt động bán trú, ông Bùi Duy Phương cho biết sẽ tổ chức ngay tuần đầu tiên. Hiện nhà trường đã cho phụ huynh đăng ký để nắm số lượng cụ thể.

Vì khuôn viên trường nhỏ nên HS sẽ ăn, ngủ ngay tại lớp học. Tất cả các lớp đều thực hiện bán trú, HS lớp nào sẽ sinh hoạt trong khu vực của lớp đó, hiện tỷ lệ phụ huynh đăng ký cũng rất cao.

Nhà trường sẽ hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị những vật dụng cần thiết để con có đồ dùng riêng.

Còn tại Trường tiểu học Phú Định, thầy Ủ Thiện Phước cho biết trong hai tuần đầu tiên trường sẽ cho HS học một buổi, chia thành hai ca sáng và chiều. Hai tuần sau khi tình hình hoạt động ổn định, HS đã vào nền nếp thì trường mới tổ chức bán trú sau khi khảo sát ý kiến phụ huynh.

Về hình thức tổ chức, do phải giãn cách nên chỉ một số lớp ăn theo từng khu vực riêng ở nhà ăn, số còn lại sẽ ăn trên lớp học. HS lớp nào ngủ lớp đó, trường khuyến khích phụ huynh trang bị nệm, gối cá nhân cho con, đồ dùng của em nào em đó sử dụng.

“Hai tuần đầu không tổ chức bán trú phụ huynh sẽ khá vất vả, nhưng chúng tôi phải làm kỹ từng bước và phải được bên UBND quận duyệt thì mới thực hiện được. Hơn nữa, hai tuần đầu trường muốn dành thời gian để hình thành thói quen, ý thức cho HS trước mới tổ chức bán trú”, thầy Ủ Thiện Phước chia sẻ và cho biết tỷ lệ phụ huynh đăng ký bán trú cũng rất cao.

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM, nếu trường thuộc cấp độ 1 [vùng xanh] thì ngay tuần đầu tiên khi HS trở lại trường đã có thể bắt đầu tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú cho tất cả các khối theo nhu cầu của HS và phụ huynh. Còn ở cấp độ 2 [vùng vàng] thì chỉ được tổ chức bán trú cho khối lớp 1 và 2 theo nhu cầu đăng ký của phụ huynh. Còn khối lớp 3, 4, 5 chỉ tổ chức cho HS đi học một buổi/ngày. Riêng các trường ở cấp độ 3 [vùng cam], cấp độ 4 [vùng đỏ] không được tổ chức bán trú.

Các trường có quyền tự quyết định tổ chức bán trú, nhưng chỉ những cơ sở nào bảo đảm đạt ít nhất 8/10 tiêu chí thành phần thì mới tổ chức hoạt động bán trú, nội trú.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề