Liên Hợp Quốc gồm bao nhiêu nước

Đại hội đồng Liên hợp quốc là gì? Sơ lược về Đại hội đồng Liên hợp quốc? Trường hợp tiến hành các kỳ họp đặc biệt? Cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc?

Là một trong sáu cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất có đầy đủ các nước tham gia.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Liên Hiệp Quốc là gì?

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc [tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN hay LHQ] là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. Liên Hiệp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai, và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả. Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành phố New York, các văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Liên Hiệp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên; hiện có 193 thành viên.

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco cho một hội nghị và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Tầm ảnh hưởng của tổ chức này đã tăng lên đáng kể sau quá trình phi thực dân hóa rộng rãi bắt đầu từ những năm 1960. Kể từ đó, 80 thuộc địa cũ đã giành được độc lập, bao gồm 11 vùng lãnh thổ được giám sát bởi Hội đồng Quản thác. Vào những năm 1970, ngân sách dành cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội vượt xa chi tiêu cho việc gìn giữ hòa bình. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hiệp Quốc đã chuyển đổi và mở rộng hoạt động thực địa, thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp.

LHQ có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế; và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới, UNESCO và UNICEF. Nhân viên nổi bật nhất của Liên Hợp Quốc là Tổng thư ký, một vị trí được chính trị gia và nhà ngoại giao Bồ Đào Nha António Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Các tổ chức phi chính phủ có thể được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham gia vào công việc chung của Liên Hợp Quốc.

Liên Hiệp Quốc, các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình. Có nhiều đánh giá khác nhau về sự hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức này là một lực lượng quan trọng cho hòa bình và phát triển con người, trong khi những người khác coi Liên Hiệp Quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc tham nhũng.

2. Đại hội đồng Liên hợp quốc là gì?

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc. Được thành lập bởi các quốc gia thành viên, Đại Hội đồng triệu tập các kỳ họp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn trong vòng các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên.

Là cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có đại diện của tất cả thành viên, Đại Hội đồng có chức năng của một diễn đàn để các thành viên đề đạt sáng kiến trong những vấn đề về hoà bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền. Cũng có thể đề xuất các cuộc nghiên cứu, đưa ra những lời khuyên, cổ xuý cho nhân quyền, soạn thảo và phát triển công pháp quốc tế và xúc tiến những chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục.

Đại hội đồng Liên hợp quốc tiếng Anh là United Nations General Assembly.

The United Nations General Assembly [UNGA or GA; French: Assemblée générale, AG] is one of the six principal organs of the United Nations [UN], serving as the main deliberative, policy-making, and representative organ of the UN. Its powers, composition, functions, and procedures are set out in Chapter IV of the United Nations Charter. The UNGA is responsible for the UN budget, appointing the non-permanent members to the Security Council, appointing the Secretary-General of the United Nations, receiving reports from other parts of the UN system, and making recommendations through resolutions. It also establishes numerous subsidiary organs to advance or assist in its broad mandate. The UNGA is the only UN organ wherein all member states have equal representation.

Xem thêm: NATO là gì? Giới thiệu về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO]

The General Assembly meets under its president or the UN secretary-general in annual sessions at UN headquarters in New York City; the main part of these meetings generally run from September to part of January until all issues are addressed [which is often before the next session starts]. It can also reconvene for special and emergency special sessions. The first session was convened on 10 January 1946 in the Methodist Central Hall in London and included representatives of the 51 founding nations.

3. Sơ lược về Đại hội đồng Liên hợp quốc:

Kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng thường bắt đầu vào ngày thứ Ba thứ ba của tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 12 với chức danh Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc được bầu vào lúc khởi đầu của mỗi kỳ họp. Kỳ họp đầu tiên được triệu tập ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại Westminster Central Hall tại Luân Đôn với các đại biểu đến từ 51 quốc gia.

Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng – đề xuất hoà bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách – cần được thông qua bởi đa số 2/3 số đại biểu có mặt và bỏ phiếu. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc thông qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm định, nghị quyết của Đại Hội đồng không có giá trị ràng buộc đối với thành viên. Đại Hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng Bảo an. Trên lý thuyết, qui chế một quốc gia, một lá phiếu cho phép các nước nhỏ với dân số tổng cộng chiếm chỉ 8% dân số thế giới có khả năng thông qua nghị quyết với đa số 2/3.

Suốt thập niên 1980, Đại Hội đồng trở thành diễn đàn cho “đối thoại Bắc-Nam” – thảo luận về các vấn đề nảy sinh giữa các nước đã công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. Những vấn đề này được đưa lên hàng đầu vì cớ sự phát triển thần kỳ và vì cớ diện mạo đang thay đổi của thành phần thành viên Liên Hiệp Quốc. Năm 1945, Liên Hiệp Quốc có 51 thành viên, nay con số này là 191, với hơn hai phần ba là các quốc gia đang phát triển. Chiếm phần đa số, các nước đang phát triển có khả năng ấn định nghị trình của Đại Hội đồng [thông qua phương pháp phối hợp các nhóm quốc gia như Nhóm G7], chiều hướng các cuộc tranh luận và thực chất của các quyết định. Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, Liên Hiệp Quốc là nguồn cung ứng cho họ ảnh hưởng ngoại giao và diễn đàn chính cho những sáng kiến ngoại giao.

4. Trường hợp tiến hành các kỳ họp đặc biệt:

Những kỳ họp đặc biệt có thể được triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an, của đa số thành viên Liên Hiệp Quốc, hoặc của một thành viên nếu được đa số tán đồng. Một phiên họp đặc biệt được triệu tập vào tháng 10 năm 1995 với sự tham dự của những người đứng đầu chính phủ để kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Một kỳ họp đặc biệt khác được tổ chức vào tháng 9 năm 2000 để chào mừng thiên niên kỷ mới và xúc tiến Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Thêm một kỳ họp đặc biệt nữa [Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005] được triệu tập vào tháng 9 năm 2000 kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Liên Hiệp Quốc và thẩm định sự tiến bộ của Mục tiêu Thiên niên kỷ, cũng như thảo luận đề án In Larger Freedom [Tự do hơn nữa] của Kofi Annan.

Đại Hội đồng được phép hành động để duy trì hoà bình quốc tế nhằm hành xử trách nhiệm chính yếu của mình trong trường hợp Hội đồng Bảo an không có khả năng làm điều này, thường là do bất đồng giữa các thành viên thường trực. Nghị quyết “Đoàn kết cho Hoà bình”, được thông qua năm 1950, dành cho Đại Hội đồng quyền triệu tập kỳ họp đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp nhằm đưa ra những biện pháp chung – kể cả quyền sử dụng lực lượng vũ trang – trong trường hợp hoà bình bị xâm phạm hoặc có tiến hành xâm lấn.

Cần có 2/3 số thành viên ủng hộ đề xuất. Những kỳ họp đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp theo qui trình này đã được triệu tập trong mười trường hợp. Hai kỳ họp gần đây nhất, lần trước vào năm 1982 và lần sau từ 1997 đến 2003, đã được triệu tập nhằm phản ứng lại những hành động của Israel. Kỳ họp thứ chín xem xét tình hình tại những lãnh thổ Ả Rập đang bị chiếm đóng sau khi Israel đơn phương gia hạn luật pháp, quyền tài phán và quyền cai trị tại Cao nguyên Golan. Kỳ họp thứ mười khởi phát bởi sự chiếm đóng Khu Đông Jerusalem và các vấn đề Palestine.

Tại kỳ họp đặc biệt của Đại Hội đồng triệu tập năm 1947, Oswaldo Aranha, khi ấy là trưởng phái đoàn Brasil tại Liên Hiệp Quốc, khởi đầu truyền thống vẫn còn duy trì đến ngày nay, theo đó diễn giả đầu tiên của diễn đàn quốc tế quan trọng này luôn luôn là người Brasil.

Xem thêm: ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN

5. Cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc:

Ngày 21 tháng 3 năm 2005, Tổng Thư ký Kofi Annan đệ trình một bản tường trình, In larger Freedom, phê phán Đại Hội đồng là quá chú trọng đến sự đồng thuận đến nỗi đã thông qua những nghị quyết kém phẩm chất chỉ để phản ảnh “mẫu số chung thấp nhất của các quan điểm dị biệt”. Ông cũng chỉ trích Đại Hội đồng chỉ cố thiết lập một nghị trình quá bao quát thay vì tập chú vào “những vấn đề căn bản chủ chốt như tình trạng di dân quốc tế và một công ước toàn diện về khủng bố đã được bàn luận từ lâu”.

Annan đề nghị thu gọn nghị trình, cơ cấu các uỷ ban và thủ tục của Đại Hội đồng; củng cố vai trò và thẩm quyền của chủ tịch Đại Hội đồng; nâng cao vai trò của những định chế dân sự và thiết lập cơ chế tái thẩm định những quyết định của các uỷ ban nhằm giảm thiểu những uỷ thác không được cấp ngân sách và phương cách quản trị vi mô của Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc. Annan cũng nhắc nhở các thành viên Liên Hiệp Quốc về trách nhiệm của họ phải thực thi cải tổ nếu họ muốn nhìn thấy Liên Hiệp Quốc ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.

Video liên quan

Chủ Đề