Loại ARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là

I. PHIÊN MÃ

1. Khái niệm

- Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN mạch kép sang ARN mạch đơn.

- Trong nhân tế bào gen mang mật mã di truyền nhưng lại nằm cố định trên NST không thể di chuyển được. Để giúp gen làm nhiệm vụ truyền thông tin và điều khiển quá trình dịch mã phải nhờ đến một cấu trúc khác đó là mARN – bản sao của gen.

- Sau khi mARN được tổng hợp xong sẽ di chuyển ra ngoài tế bào chất với vai trò là bản sao của gen để điều khiển quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

2. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

- ARN thông tin (mARN): là phiên bản của gen, mang các bộ 3 mã sao, làm nhiệm vụ khuôn mẫu cho dịch mã ở ribôxôm.

- ARN vận chuyển (tARN): có chức năng vận chuyển axit amin và mang bộ 3 đối mã tới ribôxôm để dịch mã. Trong tế bào có nhiều loại tARN khác nhau, mỗi loại tARN vận chuyển một loại axit amin tương ứng.

- ARN ribôxôm (rARN): kết hợp với prôtêin tạo thành ribôxôm là nơi tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

3. Cơ chế phiên mã

- Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN pôlimeraza di chuyển dọc theo mạch khuôn giúp cho các ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A - U, G - X) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’ → 3’.

- Đối với sinh vật nhân thực khi toàn bộ gen được phiên mã thì mARN sơ khai được cắt bỏ intron và nối các êxôn với nhau thành mARN trưởng thành.

4. So sánh giữa tự nhân đôi ADN và phiên mã:

a) Khác nhau

- Tự nhân đôi ADN:

+ Chịu sự điều khiển của enzim ADN pôlimeraza.

+ Thực hiện trên cả 2 mạch (mạch gốc tổng hợp liên tục, mạch bổ sung tổng hợp gián đoạn).

+ 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A, T, G, X.

+ Sản phẩm tạo thành là ADN mạch kép.

- Phiên mã:

+ Chịu sự điều khiển của enzim ARN pôlimeraza.

+ Chỉ thực hiện trên mạch gốc (vì ARN chỉ có 1 mạch đơn).

+ 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A, U, G, X.

+ Sản phẩm tạo thành là ARN mạch đơn.

b) Giống nhau

- Khi thực hiện tự nhân đôi hoặc phiên mã thì NST chứa ADN phải ở trạng thái tháo xoắn.

- Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu.

- Được thực hiện trong nhân tế bào với khuôn mẫu là ADN.

- Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.

II. CƠ CHẾ DỊCH MÃ

1. Khái niệm

- Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin.

2. Diễn biến

a) Hoạt hóa axit amin (aa)

- Nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa được hoạt hóa và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa - tARN.

b) Tổng hợp chuỗi pôlipeptit

- Giai đoạn mở đầu:

+ tARN mang aa mở đầu tiến vào vị trí côđon mở đầu sao cho anticôđon trên tARN của nó khớp bổ sung với côđon mở đầu trên mARN.

- Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit:

+ tARN mang aa thứ nhất đến côđon thứ nhất sao cho anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa1 và aa mở đầu.

+ Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời tARN mang aa mở đầu rời khỏi ribôxôm.

+ tARN mang aa thứ hai đến côđon thứ hai sao cho anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon thứ hai trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa2 và aa1.

+ Sự dịch chuyển của ribôxôm lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.

- Giai đoạn kết thúc chuỗi pôlipeptit:

+ Quá trình dịch mã tiếp diễn cho đến khi ribôxôm gặp côđon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

+ Ribôxôm tách khỏi mARN và chuỗi pôlipeptit được giải phóng, aa mở đầu cũng rời khỏi chuỗi pôlipeptit để trở thành prôtêin hoàn chỉnh.

3. Pôliribôxôm (pôlixôm)

- Trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động được gọi là pôliribôxôm. Như vậy, mỗi một phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại rồi tự hủy.

- Ribôxôm có tuổi thọ lâu hơn và đa năng hơn.

4. Mối liên hệ ADN - mARN - prôtêin - tính trạng:

- Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử:

ADN → (Nhân đôi) ADN → (Phiên mã) mARN → (Dịch mã) Prôtêin → Tính trạng

Loại ARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là

+ Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi.

+ Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua các cơ chế phiên mã và dịch mã.


Page 2

Loại ARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là

SureLRN

Loại ARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là

Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?


A.

B.

C.

D.

Loại ARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là

154362 điểm

trần tiến

Cho các phát biểu sau: (1) mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. (2) mARN có cấu tạo mạch thẳng. (3) Ở đầu 3’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. (4) Loại ARN trong cơ thể bền vững nhất là mARN. (5) Tất cả các ADN dạng sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã. (6) Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn. (7) tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp protein). (8) Phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch kép. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 1

D. 4

Tổng hợp câu trả lời (2)

Đáp án D. Những phát biểu đúng: 1, 2, 5, 6. 1 Đúng. ARN thông tin mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom. 2 Đúng vì dùng làm khuôn để tổng hợp protein nên mARN có cấu tạo mạch thẳng. 3 Sai vì ở đầu 5’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu khôngđượcdịchmã nằm gần codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. 4 Sai vì loại ARN trong cơ thể bền nhất là rARN. Do rARN có số liên kết hidro rất lớn, mạch xoắn phức tạp nên bền vững hơn so với mARN và tuổi thọ lâu hơn, lượng rARN trong tế bào cũng cao hơn. 5 Đúng. Tất cả sinh vật đều có quá trình phiên mã. 6 Đúng. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn. 7 Sai vì rARN mới có chức năng kết hợp với protein tạo nên riboxom nơitổnghợpprotein. Riboxom gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng lẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp protein, chúng mới liên kết với nhau thành riboxom hoạt động chức năng. 8 Sai vì phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn.

Đáp án D. Những phát biểu đúng: (1), (2), (5), (6). (1) Đúng. ARN thông tin (mARN) được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom. (2) Đúng vì dùng làm khuôn để tổng hợp protein nên mARN có cấu tạo mạch thẳng. (3) Sai vì ở đầu 5’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. (4) Sai vì loại ARN trong cơ thể bền nhất là rARN. Do rARN có số liên kết hidro rất lớn, mạch xoắn phức tạp nên bền vững hơn so với mARN và tuổi thọ lâu hơn, lượng rARN trong tế bào cũng cao hơn. (5) Đúng. Tất cả sinh vật đều có quá trình phiên mã. (6) Đúng. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn. (7) Sai vì rARN mới có chức năng kết hợp với protein tạo nên riboxom (nơi tổng hợp protein). Riboxom gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng lẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp protein, chúng mới liên kết với nhau thành riboxom hoạt động chức năng. (8) Sai vì phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì: A. Tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động. B. Tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạt hoạt động có khi đồng loạt dừng. C. Phần lớn các gen trong tế bào hoạt động. D. Chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động.
  • Rong biển phát triển mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây A. Có cả ốc nón và cầu gai B. Tăng thêm số lượng ốc nón C. Không có cầu gai D. Không có cả ốc nón và cầu gai
  • Gen A có 6102 liên kết hiđro và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên gen a, gen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđro. Số nuclêôtit loại G của gen a là A. 1581 B. 678 C. 904 D. 1582
  • Cho các nhận xét sau: (1) Plasmit được xem như một phần hệ gen của tế bào vi khuẩn. (2) Tính trạng có hệ số di truyền cao thường chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ canh tác. (3) Giống lúa DT6 được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến. (4) Trong công nghệ gen tế bào vi sinh vật, có thể sử dụng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào. (5) Để tách dòng tế bào ADN tái tổ hợp, không thể sử dụng các gen đánh dấu là các gen kháng kháng sinh. (6) Để tạo nên giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt, người ta có thể dùng tác nhân đột biến làm khóa gen hoặc mất đoạn gen mã hóa etilen. (7) Do tế bào thực vật có thành tế bào xenlulozo rất dày, nên muốn dung hợp tế bào trần phải phá bỏ hoàn toàn thành này. (8) Trong phương pháp nhân bản vô tính, tế bào nhận nhân bắt buộc phải là tế bào trứng. Có bao nhiêu nhận xét ĐÚNG: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  • Cho các đặc điểm sau: - Diễn ra trên một môi trường không có sinh vật. - Là một quá trình định hướng, có thể biết trước kết quả. - Nghiên cứu quá trình này giúp ta biết được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. - Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tiên phong, giai đoạn giữa và giai đoạn đỉnh cực. Trong suốt quá trình, song song với sự biến đổi trong quần xã là quá trình biến đổi về điều kiện tự nhiên của môi trường. Các đặc điểm sau đang nói về quá trình nào? A. Diễn thế sinh thái. B. Diễn thế thứ sinh C. Diễn thế nguyên sinh. D. Không thể xác định được.
  • Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai AaBbDd × aabbDD cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình. A. 16. B. 2. C. 8. D. 4.
  • Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật không phụ thuộc vào mật độ của quần thể. B. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh C. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì sẽ không chịu tác động của nhân tố sinh thái vô sinh. D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
  • Một loài thực vật, cho cây thân cao, lá nguyên giao phấn với cây thân thấp, lá xẻ (P), thu được F1 gồm toàn cây thân cao, lá nguyên. Lai phân tích cây F1, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, lá nguyên : 1 cây thân cao, lá xẻ : 1 cây thân thấp, lá nguyên : 1 cây thân thấp, lá xẻ. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cây thân thấp, lá nguyên ở Fa giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử. B. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 1/3 số cây thân cao, lá xẻ. C. Cây thân cao, lá xẻ ở Fa đồng hợp tử về 2 cặp gen. D. Cây thân cao, lá nguyên ở Fa và cây thân cao, lá nguyên ở F1 có kiểu gen giống nhau.
  • Sử dụng tia tử ngoại gây đột biến gen thì cần tác động vào pha nào của chu kỳ nào của tế bào? A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha M.
  • ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm