Lỗi nồng độ cồn xe ô tô

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; Trong đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Đặc biệt, điểm mới nhất của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là ở chỗ, Nghị định bổ sung quy định xử phạt đối với các vi phạm của người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Cụ thể: 

- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện:

Đây là lần đầu tiên, Chính phủ quy định mức xử phạt đối với người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm về nồng độ cồn, cụ thể:

+ Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Đối với xe máy: 

+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)

+ Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)

 + Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Đối với ô tô: 

+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).

+ Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra, tương ứng với từng mức độ vi phạm như nêu trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, 16 đến 18 tháng và 22 đến 24 tháng (trừ trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện).

Phan Minh Thuận

TIN TỨC | 23 Tháng 8, 2022

Trong Nghị định mới được Quốc hội ban hành, chỉ cần khi điều khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị coi là vi phạm luật giao thông. Dưới đây là thông tin chi tiết về các mức phạt đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe năm 2022.

Lỗi nồng độ cồn xe ô tô

1.Nguy hiểm khi uống rượu và lái xe

Bất kỳ lượng cồn nào trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Tác hại của việc lạm dụng rượu rất khác nhau, khiến bạn có nguy cơ gây ra tai nạn hoặc thương tích khi tham gia giao thông. Lái xe an toàn đòi hỏi khả năng tập trung, phán đoán tốt và phản ứng nhanh trước các tình huống. Tuy nhiên, bia, rượu ảnh hưởng đến những kỹ năng này, khiến bạn và những người khác gặp nguy hiểm.

Dưới đây là một số cách rượu, bia..đồ uống có cồn làm suy giảm kỹ năng lái xe của bạn:

Thời gian phản ứng chậm

Khi rượu vào trong cơ thể, nó ảnh hưởng đến việc bạn có thể phản ứng như thế nào với các tình huống khác nhau. Uống rượu làm chậm thời gian phản ứng của bạn, có thể làm tăng khả năng xảy ra tai nạn. Do đó, nếu xe phía trước bạn phanh gấp hoặc người đi bộ băng qua đường, não của bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý tình huống và ngăn ngừa tai nạn.

Thiếu sự phối hợp

Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến các khả năng vận động của bạn như phối hợp mắt, tay và chân. Nếu không có các kỹ năng phối hợp quan trọng, bạn có thể không tránh khỏi một tình huống có hại sắp xảy ra. Một số dấu hiệu cho thấy khả năng phối hợp giảm bao gồm đi lại khó khăn và không thể đứng thẳng. Quá nhiều rượu thậm chí có thể khiến bạn khó lên xe và khởi động chính xác.

Giảm sự tập trung

Rượu, bia…bất kể nhiều hay ít, đều có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Với việc lái xe, có rất nhiều thứ đòi hỏi sự tập trung của bạn như giữ nguyên làn đường, tốc độ của bạn, các xe khác trên đường và tín hiệu giao thông. Khả năng chú ý của bạn giảm đáng kể khi uống rượu, điều này làm tăng đáng kể khả năng xảy ra tai nạn.

Lỗi nồng độ cồn xe ô tô

Giảm thị lực

Uống quá nhiều rượu có thể tác động tiêu cực đến thị lực của bạn. Sau khi uống rượu, bạn có thể nhận thấy tầm nhìn của mình bị mờ đi hoặc không thể kiểm soát chuyển động của mắt. Suy giảm thị lực có thể ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá khoảng cách giữa xe của bạn và các phương tiện khác trên đường. Ngoài ra, có thể nhìn thấy ít vật thể hơn trong tầm nhìn ngoại vi của bạn hoặc những gì bạn có thể nhìn thấy ở hai bên khi nhìn thẳng về phía trước.

Ngăn cản sự phán đoán

Bộ não của bạn kiểm soát cách bạn phán đoán các tình huống nhất định. Khi điều khiển phương tiện cơ giới, kỹ năng phán đoán của bạn đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn đưa ra quyết định. Ví dụ, bạn cần có khả năng thấy trước các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra quyết định rõ ràng nếu một chiếc xe khác cắt ngang bạn. Khả năng phán đoán của bạn giúp bạn tỉnh táo và nhận biết được các điều kiện xung quanh khi lái xe.

Thống kê những vụ tai nạn do tài xế say rượu

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết có liên quan rượu bia, con số này đang có xu hướng gia tăng. Qua một khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới đối với các nạn nhân nhập viện vì TNGT, có tới hơn 36% số người lái xe máy và gần 67% người lái ôtô có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép.

Lỗi nồng độ cồn xe ô tô

2.Các mức độ cồn trong máu ảnh hưởng đến việc lái xe

Từ 0,03-012 % BAC 

Tài xế khi lái xe khi đạt đến nồng độ cồn này thường có xu hướng tự tin hơn, khả năng tập trung giảm,  khả năng đánh giá tình huống chuệch choạc. Hoạt động tay chân không thực sự khéo léo, chuẩn xác. Những tài xế trong tình trạng này có xu hướng muốn tự mình lái xe về nhà nhiều nhất. 

Từ 0,09-0,25 % BAC

Lúc này tài xế có cảm giác tầm nhìn bị hạn chế, âm thanh xung quanh nghe lùng bùng, không thể tập trung phán đoán tình huống sai lệch. Tay chân trở nên vụng về, dễ phóng nhanh, vượt ẩu, tự tin luồn lách, đánh võng…

Từ 0,18-0,30 % BAC 

Khi đạt đến ngưỡng này gần như tài xế không thể tự điều khiển phương tiện hoặc nếu điều khiển phương tiện rất nguy hiểm. Tài xế sẽ lái xe hoàn toàn theo cảm xúc bình thường khi say và có xu hướng buồn ngủ, có thể gục bất cứ lúc nào ngay cả khi xe đang chạy trên đường. Tăng giảm tốc độ đột ngột bới tay chân không thể điều khiển theo suy nghĩ. 

Từ 0,25-0,4% BAC 

Tài xế trong trạng thái này thường lúc tỉnh, lúc mê không thể tự di chuyển, tất nhiên tuyệt đối không nên lái xe. Nếu vượt qua ngưỡng nồng độ cồn này thì tài xế cần phải được chăm sóc y tế kịp thời nếu không muốn nguy hiểm sức khỏe đến tính mạng. 

Lỗi nồng độ cồn xe ô tô

3.Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:

Đơn vị cồn (BAC) là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:

330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

- 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330ml (5%);

- Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);

- Một cốc bia hơi 330ml (4%);

- Một ly rượu vang 100ml (13,5%);

- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40ml (30%).

Uống bao nhiêu thì sẽ bị phạt hoặc tạm giữ xe? 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022 như sau:


Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Mức phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Từ 06 - 08 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6)

Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. (Điểm e Khoản 11)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 16 - 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8)

Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. (Điểm g Khoản 11)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 30 - 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10)

Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. (Điểm h Khoản 11)


Hướng dẫn lái xe ô tô an toàn 

Nếu bạn là tài xế, chủ điều khiển phương tiện có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không nên sử dụng rượu bia. Trong một số trường hợp bắt buộc phải uống rượu bia, thì hãy theo dõi số lượng rượu bia đã uống dựa trên lượng đồ uống tiêu chuẩn bạn tiêu thụ mỗi giờ. Để lái xe an toàn, bạn cần giữ lượng uống đảm bảo nồng độ cồn trong máu (BAC) dưới 0,05. Nếu bạn quyết định uống rượu, hãy giảm nguy cơ bằng cách:

1.Sắp xếp một tài xế khác không sử dụng rượu bia hoặc gọi điện cho người nhà đến chở. 

2.Sử dụng phương tiện giao thông thay thế như taxi hoặc phương tiện công cộng, 

3.Theo dõi đồ uống của bạn và bạn đã uống trong bao lâu, 

4.Uống chậm, xen kẽ giữa đồ uống có cồn và không cồn, 

5.Ăn một chút trước khi uống 

6.Không nên đổ đầy ly.

7.Tránh uống rượu trong khi hưng phấn hoặc la hét vì vậy trong tình huống như vậy, bạn sẽ không kiểm soát được lượng uống.

Các tài xế cần lưu ý nồng độ cồn trong máu có thể tiếp tục tăng lên đến 3 giờ sau khi bạn đã uống cốc bia rượu cuối cùng. Do đó, cách duy nhất để loại bỏ rượu khỏi cơ thể là dành thời gian để cơ thể có thời gian xử lý. Tắm, uống cà phê hoặc không khí trong lành sẽ không làm giảm nồng độ BAC. Trước khi lái xe, bạn nên đợi ít nhất một giờ cho mỗi lượng đồ uống tiêu chuẩn mà bạn đã uống.

Xem thêm: >> Các lỗi thường gặp khi lái xe ô tô 

Tổng hợp