Lỗi rẽ nhưng không chuyển làn đường sớm

Tùy theo mức độ và hành vi cụ thể, mức phạt hành chính cho lỗi rẽ [chuyển hướng] không xi-nhan sẽ khác nhau, thường dao động từ 300.000 đến 1.200.000 VNĐ.

Phạt tiền ô tô bao nhiêu với lỗi rẽ không xi nhan?

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì khi mắc lỗi rẽ không xi nhan, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền ô tô theo các mức sau đây: Phạt từ 300 000 đồng đến 400 000 đồng đối với người điều khiển xe khi thực hiện một trong các hành vi rẽ không đúng nơi quy định hoặc rẽ không xi nhan. Phạt từ 600 000 đồng đến 800 000 đồng đối với người điều khiển xe khi thực hiện một trong các hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc thực hiện rẽ không xi nhan [trừ trường hợp điều khiển xe ở đoạn đường cong không có đường giao nhau].

Phạt tiền từ 800 000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc rẽ không xi nhan khi di chuyển trên đường cao tốc.

Quy định bật xi nhan khi tham gia giao thông theo luật đường bộ Việt Nam

Với những người đang hiện thực hóa mong muốn mua xe ô tô mới thì việc tìm hiểu về quy định bật xi nhan khi di chuyển trên đường là việc làm cần thiết. Theo đó, điều 15 luật giao thông đường bộ có quy định như sau. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện giảm tốc độ và phát ra tín hiệu thông báo hướng rẽ ở bên nào. Luật giao thông cũng quy định các trường hợp sau đều phải thực hiện bật đèn xi nhan. Đó là chuyển làn đường, rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, thực hiện chuyển bánh khi đang đậu hoặc chạy sát vào vỉa hè để đậu xe. Nếu vi phạm lỗi rẽ không xi nhan, bạn sẽ bị xử phạt theo quy định.

Cần thực hiện rẽ khi xi nhan đúng theo quy định để tránh bị phạt tiền ô tô

Kể cả bạn sử dụng xe lắp ráp trong nước hay ô tô nhập khẩu thì khi tham gia giao thông ở Việt Nam, bạn đều cần phải tuân thủ đúng theo quy định. Cụ thể,Khi đi qua vòng xoay, thực hiện bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái ra phải”, nghĩa là khi vào vòng xoay, bạn sẽ bật xi nhan trái, còn khi ra hết khỏi vòng xoay sẽ bật xi nhan phải.Khi di chuyển ở đường cong, bạn nên bật xi nhan theo hướng vòng cong, dù cho đó là đoạn đường cong chứ không phải ngã rẽKhi đi qua ngã ba hình chữ Y, nếu có biển bảo ngã rẽ thì bạn thực hiện bật xi nhan như bình thường. Còn nếu là đường thẳng theo hướng từ chân chữ Y thì không cần xi nhan khi rẽ.Khi đi vào ngõ hẻm, cần bật xi nhan để thông báo cho các phương tiện giao thông khác.

Khi lái xe ô tô, tài xế cần nắm rõ các quy định để không bị phạt tiền ô tô

Điều 15 luật giao thông cũng quy định, khi thực hiện chuyển hướng di chuyển, người điều khiển xe cần phải giảm tốc độ và thông báo bằng tín hiệu cho các phương tiện khác biết để việc di chuyển được thuận lợi. Nếu rẽ không xi nhan, bạn sẽ bị phạt tiền ô tô theo quy định.Mặc dù luật giao thông chưa quy định khoảng cách phải bật xi nhan trước khi thực hiện chuyển hướng nhưng bạn không nên bật xi nhan qua sớm hoặc quá muộn, hay quên tắt xi nhan vì dễ gây hiểu lầm cho các phương tiện giao thông khác. Thông thường, để đảm bảo an toàn, nên giảm tốc độ và bật xi nhan trước khi rẽ khoảng 25-30 m. Và sau khi rẽ xong cũng nên duy trì xi nhan thêm 5-10 m trước khi tắt.

Chuyện tưởng chừng như bình thường nhưng vấn đề này xảy ra thường xuyên mà nhiều người cho rằng hành vi này là không vi phạm pháp luật. Việc dừng xe trên làn rẽ phải khiến những người muốn chuyển làn đường phải khổ sở đợi đèn đỏ chung với những người đi thẳng, tình trạng này làm con đường trở nên đông phương tiện hơn dẫn tới ùn tắc giao thông.

Hiện nay, vấn đề này được lực lượng chức năng ra sức giải quyết giúp giải quyết tình trạng đỗ, dừng trên làn rẽ phải bằng việc xử phạt hành chính, theo đó, một số người tỏ vẻ rất ngạc nhiên không biết đã vi phạm gì mà bị phạt.

Ngã tư đèn tín hiệu nào cũng có làn rẽ phải?

Tùy vào những tuyến đường có ngã tư quan trọng và nhiều người lưu thông hay không thì sẽ có làn rẽ phải cũng như lắp đặt biển rẽ. Ở những tuyến không có quy định ưu tiên này thì người tham gia phương tiện giao thông có thể đỗ, dừng ở làn rẽ phải.

Tuy nhiên, thông thường tại các thành phố lớn, số lượng các tuyến ngã tư đều có làn rẽ dành cho đường lưu lượng phương tiện giao thông lớn đặc biệt là các giờ cao điểm. Việc xử phạt và quản lý việc đỗ làn rẽ phải là rất cần thiết cho những người muốn rẽ phải.

Trường hợp được phép dừng ở làn đường rẽ phải khi đèn đỏ

Như đã nói ở trên, không phải ở ngã tư nào cũng cho phép phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ. Vậy làm thế nào để biết được khi nào dừng đèn đỏ ở làn đường cho phép rẽ phải thì không bị phạt?

Theo đó, khi người dân dừng xe đèn đỏ ở những đường không có làn rẽ phải và biển báo rẽ phải thì lực lượng chức năng không có quyền xử phạt về lỗi này.

Dù vậy, lỗi này khá nhiều người không chú ý đến biển báo và mắc phải khi tham gia phương tiện giao thông và cho rằng đây không phải là hành vi vi phạm.

Như vậy, người dân khi tham gia phương tiện giao thông đường bộ lưu ý khi đến các nút giao ngã ba, ngã tư,... cần chú ý có biển báo hiệu hay vạch vôi rẽ phải hay không, tránh việc dừng xe chờ đèn đỏ nhưng vẫn bị phạt. Ngoài ra, tại các tuyến đường không có biển báo và làn rẽ phải thì người dân được quyền dừng xe chờ đèn đỏ ở phía bên phải.

Chủ Đề