Luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất gọi là

Mục lục bài viết

  • 1. Sự ra đời và khái niệm Hiến pháp
  • 2. Vai trò của Hiến pháp
  • 3. Giá trị pháp lý của Hiến pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • 4. Lý luận về cơ chế bảo hiến
  • 4.1 Khái niệm bảo hiến
  • 4.2 Mục đích của bảo hiến

1. Sự ra đời và khái niệm Hiến pháp

Kể từ khi xuất hiện xã hội loài người, mọi nhà nước đều phải tổ chức theo một thể thức nhất định. Những thể thức này chứa đựng trong các nguyên tắc buộc giai cấp thống trị khi tổ chức bộ máy của mình phải tuân theo. Thủa sơ khai, những thể thức đó tồn tại dưới dạng bất thành văn, là cơ sở cho việc lạm dụng nhà nước mà vi phạm đến quyền lợi nhiều người dân của giai cấp thống trị. Phù hợp với thời này, người ta giải thích quyền lực nhà nước là thần quyền, do đấng siêu nhiên tạo ra.

Với sự phát triển xã hội, loài người nhận ra không phải việc tổ chức nhà nước là thần bí mà xuất phát từ nhân dân, những người sống trong cộng đồng xã hội tạo nên. Do nhu cầu phải tồn tại phải phát triển, các cá nhân không sóng biệt lập mà phải liên kết nhauu thành cộng đồng dân tộc dưới sự quản lý của một tổ chức nhất định đó là nhà nước. Và để tránh khỏi sự lạm quyền của nhà nước, phải có một khế ước giữa những người dân sống trong cộng đồng với người đại diện thay mặt cho nhân dân, đứng trên nhân dân để quản lý xã hội. Bản khế ước này gọi là hiến pháp.

Thuật ngữ “Hiến pháp” có gốc La tinh là “Constitutio” xuất hiện từ rất xa xưa với nghĩa: xác định, quy định. Nhà nước La Mã cổ đại đã dùng thuật ngữ này để chỉ các văn bản quy định của Nhà nước. Nhưng với nghĩa hiện nay, nó được hiểu là một đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất so với các đạo luật khác được dùng trong Cách mạng tư sản – cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản đang lên và nắm vị trí thống trị cả lĩnh vực chính trị, kinh tế với giai cấp phong kiến đang suy tàn nhưng vẫn cố duy trì sự thống trị của mình trong xã hội từ thế kỷ thứ XII,XIV đến thế kỷ XVIII,XIX.

Có nhiều quan điểm và định nghĩa về Hiến pháp. Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định chế độ chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và nguyên tắc phải do nhân dân thông qua[qua hội nghị lập hiến, Quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý dân]. Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do Quốc hội[Nghị viện] gồm những người đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng.

2. Vai trò của Hiến pháp

Lịch sử tồn tại và phát triển của Hiến pháp gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển, con người cần có nhà nước. Các nhà nước cần được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tổ chức để đảm bảo rằng bộ máy cơ quan của nó có thể quản lý được mọi hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả.

Ngay từ thời kỳ cổ đại, ở phương Đông và cũng như ở phương Tây đã có những văn bản đề cập đến những quy tắc tổ chức hoạt động của Nhà nước mà đôi khi được coi như là Hiến pháp, ví dụ như ở Hy Lạp. Tuy nhiên phải đến thời kỳ Cách mạng Tư sản, do nhu cầu hoàn thiện các quy định về cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước và ghi nhận các quyền tự do của người dân để hạn chế việc lạm dụng của chính quyền mới dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp theo cách hiểu hiện đại.

Trong thời đại ngày nay, sự hiện diện của Hiến pháp, thành văn hoặc không thành văn, là một tiêu chí không thể thiếu của chế độ dân chủ. Hiến pháp có tác dụng khẳng định tính chính đáng của Nhà nước, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, xác định phương thức nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước và ngăn chặn sựxâm phạm của chính quyền lực Nhà nước đến các quyền và tự do của người dân. Hiến pháp do đó, rất cần thiết cho sự phát triển của một đất nước cũng như một người dân.

3. Giá trị pháp lý của Hiến pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khi quy định [từ những quy định mang tính hiến định đến những quy định mang tính pháp định] về giá trị pháp lý của Hiến pháp đều khẳng định một điều là Hiến pháp có giá trị pháp lý tối cao trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta Khoản 1 điều 119 Hiến pháp 2013 quy định: Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16/12/2002 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành. Đến Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và 2010 thì nội dung đó không còn. Khoản 1 điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và khoản 1 điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đều quy định: “Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”, điều này cho thấy nguyên tắc tôn trọng thức bậc pháp lý pháp lý trong hệ thống pháp luật, trong đó Hiến pháp chính là danh giới chuẩn. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của Hiến pháp còn được thể hiện thông qua các quy định về thủ tục ban hành và sửa đổi Hiến pháp nghiêm ngặt hơn so với các văn bản luật khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Hiến pháp 2013:” Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”. Trong khi đó, đối với các văn bản pháp luật khác do Quốc hội ban hành thì chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành[ Khoản 1 Điều 85 Hiến pháp 2013].

Xét về mặt lý luận, với quy định về thủ tục thông qua nghiêm ngặt hơn so với các văn bản khác, Hiến pháp nước ta xếp vào loại Hiến pháp cương tính. Và Hiến pháp cương tính là Hiến pháp được suy tôn có những ưu thế đặc biệt so với các luật thường.

Mặc khác, cũng xét về mặt lý luận, thì Hiến pháp là văn bản luật chủ đạo trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Tính chủ đạo được thể hiện như sau: Nội dung của Hiến pháp là cơ sở để ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật khác; Một khi các quy định trong Hiến pháp thay đổi thì tất yếu các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng phải thay đổi theo.

Nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nên các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Việc tuân thủ Hiến pháp của các cơ quan nhà nước trước tiên được thể hiện ở công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình phải phù hợp với Hiến pháp.

Như vậy, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta thì Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản quy phạm pháp luật khác khi được ban hành đều phải tuyệt đối phù hợp với các quy định của Hiến pháp, bất kỳ văn bản nào có những quy định trái với Hiến pháp[ vi hiến] đều phải bị bãi bỏ, bị đình chỉ thi hành

4. Lý luận về cơ chế bảo hiến

4.1 Khái niệm bảo hiến

Có rất nhiều các quan điểm đưa ra về cơ chế bảo hiến, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng "bảo hiến" là bảo vệ hiến pháp có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp gìn giữ, chống lại sự vi phạm các nguyên tắc và các quy phạm của Hiến pháp. Quan điểm này được hiểu là bảo vệ hiến pháp theo nghĩa rộng và đã đồng nhất bảo vệ hiến pháp với bảo đảm hiến pháp.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng coi bảo hiến là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền ra phán quyết về tính hợp hiến hoặc bất hợp hiến của văn bản pháp luật, qua đó làm phát sinh hệ quả pháp lý cô hiệu hóa văn bản pháp luật vi hiến. Quan điển này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm bảo vệ hiến pháp, coi bảo vệ hiếp pháp chỉ bao gồm hoạt động xem xét và bảo đảm tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật.

Từ những quan điểm nêu trên thì có thể tổng kết lại: "Bảo hiến [hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp hoặc tài phán hiến pháp-constitutional review/judicial review], theo định nghĩa của một số từ điển pháp luật phổ biến, có thể hiểu là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp".

4.2 Mục đích của bảo hiến

Bảo hiến là tư duy của pháp quyền. Phương thức tư duy của bảo hiến là hướng tới kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền và tự do của con người. Chế độ bảo hiến là một chế độ xử lý những hành vi vi phạm hiến pháp của công quyền.

Cơ chế bảo vệ hiến pháp bao gồm các yếu tố: thể chế, thiết chế và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp.

Ta thấy rằng trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp được đặt ở vị trí cao nhất, được xem như biểu tượng hay vương miện của nhà nước pháp quyền. Lý luận về nhà nước pháp quyền khẳng định Nhà nước pháp quyền sinh ra để bảo vệ các quyền tự do của công dân được quy định trong nội dung Hiến pháp. Cụ thể hơn, bảo vệ hiến pháp cũng chính là bảo vệ các quyền công dân đã được Hiến pháp thừa nhận. Bảo hiến tạo cơ sở xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước pháp quyền. Bảo hiến tạo tính thống nhất của hệ thống pháp luật cơ sở để xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Luật Minh Khuê

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề