Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024

Giải đấu được thành lập vào ngày 20 tháng 2 năm 1992 với tên gọi FA Premier League sau quyết định của các câu lạc bộ tham dự Football League First Division tách khỏi Football League, một giải đấu khởi nguồn từ năm 1888, nhằm tận dụng lợi thế về các thỏa thuận bản quyền truyền hình. Thỏa thuận trong nước trị giá 1 tỉ bảng/năm được ký cho mùa 2013–14, với việc BSkyB và BT Group giành quyền phát sóng lần lượt 116 và 38 trận đấu. Giải đấu thu về 2,2 tỉ euro/năm tiền bản quyền truyền hình trong nước và quốc tế. Tính đến mùa 2014–15, các câu lạc bộ được chia khoản lợi nhuận 1,6 tỉ bảng, và 2,4 tỉ bảng vào mùa 2016–17.

Show

Hiện tại, Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 30 tỉ lượng xem truyền hình. Trong mùa giải 2014–15, trung bình 1 trận đấu tại Premier League thu hút khoảng 36,000 khán giả tới sân, cao thứ 2 trong các giải bóng đá chuyên nghiệp sau Bundesliga với 43.500 khán giả. Phần lớn các sân bóng đều được lấp đầy khán giả. Premier League xếp thứ 1 trong Hệ số UEFA dành cho các giải đấu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ tại các giải đấu châu Âu trong 5 mùa giải, tính đến năm 2021.

Đã có tất cả 51 câu lạc bộ tham dự kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League năm 1992, nhưng mới chỉ có 7 trong số đó giành được chức vô địch: Manchester United (13), Manchester City (7), Chelsea (5), Arsenal (3), Blackburn Rovers, Leicester City và Liverpool (1).

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thành công tại châu Âu những năm 1970 và đầu 1980, đến cuối những năm 80 đánh dấu những bước lùi của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp, những cổ động viên phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, nạn côn đồ tràn lan, và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải châu Âu trong 5 năm sau thảm họa Heysel năm 1985. Football League First Division, giải đấu cao nhất của nước Anh ra đời năm 1888, xếp sau Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha về số lượng khán giả cũng như doanh thu, một vài cầu thủ Anh nổi bật chuyển ra nước ngoài thi đấu.

Đầu thập niên 1990, xu hướng dần đảo ngược: tại World Cup 1990, Anh lọt tới vòng bán kết; UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, dỡ bỏ lệnh cấm các câu lạc bộ Anh thi đấu tại các giải đấu châu Âu cũng trong năm đó, kết quả là Manchester United giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup một năm sau đó, cùng với đó Lord Justice Taylor đưa ra bản báo cáo vào tháng 1 năm đó sau thảm họa Hillsborough, đề nghị các sân vận động phải nâng cấp trở thành những sân vận động gồm tất cả các khán đài ngồi.

Vào thập niên 1980, những câu lạc bộ lớn ở Anh bắt đầu chuyển dịch thành những dự án kinh doanh khi áp dụng các cơ chế thị trường vào quản lý câu lạc bộ để tối đa hóa lợi nhuận. Martin Edwards của Manchester United, Irving Scholar của Tottenham Hotspur và David Dein của Arsenal là những người dẫn đầu trong sự chuyển dịch này. Điều này đem lại cho các câu lạc bộ lớn nhiều quyền lực hơn. Bằng cách đe dọa sẽ ly khai, các câu lạc bộ ở Division One đã cố gắng làm tăng quyền chi phối biểu quyết của họ. Họ còn chiếm 50% cổ phần từ thu nhập truyền hình và tài trợ vào năm 1986. Doanh thu về truyền hình cũng dần trở nên quan trọng hơn: Football League nhận được 6,3 triệu bảng trong một thỏa thuận hai năm năm 1986, nhưng khi gia hạn hợp đồng mới năm 1988, giá trị đã tăng lên 44 triệu bảng cho bốn năm, với các đội bóng lớn chiếm 75% số tiền. Theo Scholar, người trực tiếp tham gia những cuộc đàm phán về thỏa thuận truyền hình, các đội bóng ở giải Hạng Nhất chỉ nhận được khoảng 25.000 bảng từ tiền bản quyền truyền hình, nhưng con số đó đã tăng lên vào khoảng 50.000 bảng trong đàm phán năm 1986 và 600.000 bảng vào năm 1988. Những cuộc đàm phán năm 1988 là những dấu hiệu đầu tiên của một giải đấu ly khai: 10 câu lạc bộ dọa rời khỏi và thành lập một "siêu giải đấu", nhưng cuối cùng đã được thuyết phục để ở lại, khi các đội bóng lớn chiếm phần lớn nhất của thỏa thuận. Khi mà các sân vận động được tu bổ, lượng khán giả và doanh thu tăng lên, các câu lạc bộ hàng đầu lại một lần nữa cân nhắc việc rời khỏi Football League để tận dụng dòng tiền chảy vào các môn thể thao.

Thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1990, giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp mặt đại diện của những đội bóng "big five" ở Anh (Manchester United, Liverpool, Tottenham, Everton và Arsenal) trong một bữa tối. Mục đích của cuộc gặp là sự mở đường cho cuộc ly khai khỏi Football League. Dyke tin rằng việc này sẽ đem lại lợi ích cho LWT nếu chỉ có những đội bóng lớn hơn trong nước xuất hiện trên truyền hình quốc gia, đồng thời muốn xác minh liệu các câu lạc bộ có quan tâm đến cổ phần tiền bản quyền truyền hình lớn hơn hay không. Tuy nhiên giải đấu sẽ không có uy tín nếu như không có sự ủng hộ của Liên đoàn bóng đá Anh (FA), vì thế David Dein của Arsenal đã đàm phán với FA để tiếp nhận ý tưởng. FA vốn đang không có mối quan hệ tốt với Football League vào thời điểm đó nên coi đó như là một cách làm suy yếu đi vị thế của Football League.

Kết thúc mùa bóng 1991, một lời đề nghị đã được đưa ra về việc tạo ra giải đấu mới sẽ mang về nhiều tiền hơn. Bản hiệp định các thành viên sáng lập do các câu lạc bộ của giải đấu cấp cao nhất lúc đó ký ngày 17 tháng 7 năm 1991, nhằm lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập FA Premier League.> Giải đấu cấp cao nhất mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, giúp cho FA Premier League tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình. Lý lẽ được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu. Mặc dù Dyke đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Dyke và ITV lại thất bại trong cuộc đấu thầu bản quyền phát sóng khi BSkyB là đơn vị giành gói thầu với trị giá 304 triệu bảng trong 5 năm, còn BBC nhận gói phát sóng các chương trình tổng hợp vòng đấu trên Match of the Day.

Năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5 năm 1992, FA Premier League thành lập 1 công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate. Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với bốn giải đấu; Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn ba hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức; vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với 3 đội lên hạng và 3 đội xuống hạng.

Mùa giải đầu tiên diễn ra vào 1992–93 và có 22 câu lạc bộ tham dự. Bàn thắng đầu tiên tại Premier League được ghi bởi Brian Deane của Sheffield United trong trận thắng 2–1 trước Manchester United. 22 thành viên ban đầu của Premier League mới là Arsenal, Aston Villa, Blackburn Rovers, Chelsea, Coventry City, Crystal Palace, Everton, Ipswich Town, Leeds United, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Middlesbrough, Norwich City, Nottingham Forest, Oldham Athletic, Queens Park Rangers, Sheffield United, Sheffield Wednesday, Southampton, Tottenham Hotspur, và Wimbledon. Luton Town, Notts County và West Ham United là 3 đội bị xuống hạng ở giải hạng nhất cũ mùa 1991–92, nên không được tham dự mùa giải đầu tiên của Premier League.

"Top Four" thống trị (thập niên 2000)[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả thi đấu của 'Top Four' trong thập niên 2000 Mùa giải ARS CHE LIV MUN 2000–01 2 6 3 1 2001–02 1 6 2 3 2002–03 2 4 5 1 2003–04 1 2 4 3 2004–05 2 1 5 3 2005–06 4 1 3 2 2006–07 4 2 3 1 2007–08 3 2 4 1 2008–09 4 3 2 1 2009–10 3 1 7 2 Tốp bốn 10 8 7 10 Trên 10 vô địch Ngoại hạng vòng bảng Champions League vòng play-off / vòng loại thứ ba của Champions League vòng loại đầu tiên của Champions League UEFA Cup / Europa League

Một dấu hiệu nổi bật của Ngoại hạng Anh vào giữa thập niên 2000 là sự thống trị của nhóm "Top Four" gồm bốn câu lạc bộ: Arsenal, Chelsea, Liverpool và Manchester United. Trong thập kỷ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị 4 vị trí đầu, nơi có suất tham dự UEFA Champions League. Họ góp mặt cả trong 4 vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua trận nào mùa 2003–04, lần duy nhất diễn ra tại Premier League.

Trong thập niên 2000 có bốn đội bóng ngoài "Big Four" đã giành được một suất trong top 4 Ngoại hạng Anh và giành vé tới đấu trường UEFA Champions League. Đó là Leeds United (1999–2000), Newcastle United (2001–02 và 2002–03), Everton (2004–05) và Tottenham Hotspur (2009–10) – mỗi đội đều đứng ở vị trí thứ 4 và giành suất cuối cùng dự Champions League, riêng Newcastle ở mùa bóng 2002–03, họ kết thúc ở vị trí thứ ba.

Tháng 5 năm 2008, Kevin Keegan phát biểu rằng việc thống trị của "Top Four" đe dọa đến giải đấu: "Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới." Giám đốc điều hành Premier League, Richard Scudamore phản biện lại rằng: "Có nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League tại các vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng. Điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu."

Trên đấu trường châu Âu, từ năm 2005 đến năm 2012, các đội bóng trong Big Four xuất hiện ở chung kết Champions League đến 7 trong tổng số 8 lần (ngoại trừ năm 2010). Liverpool (2005), Manchester United (2008) và Chelsea (2012) đã giành được chức vô địch, với Arsenal (2006), Liverpool (2007), Chelsea (2008) và Manchester United (2009 và 2011) đều để thua chung kết Champions League. Arsenal là đội bóng duy nhất trong "Big Four" chưa giành được chức vô địch Champions League nào trong lịch sử. Leeds United là đội bóng duy nhất ngoài Big Four tiến tới bán kết Champions League (2000–01).

Ở các cúp châu Âu khác (UEFA Cup và Europa League sau này), bốn đội bóng Anh đã tiến đến các trận chung kết của UEFA Cup (hay Europa League sau này), trong đó chỉ Liverpool đoạt cúp vào năm 2001. Arsenal (2000), Middlesbrough (2006) và Fulham (2010) đều thua trận chung kết.

Từ Top 4 tới "Top 6"[sửa | sửa mã nguồn]

Từ sau năm 2009, đánh dấu sự thay đổi cấu trúc của "Top 4" với việc Tottenham Hotspur và Manchester City cùng lọt vào top 4. Trong mùa giải 2009–10, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005. Tuy nhiên, những chỉ trích về khoảng cách giữa nhóm các "siêu câu lạc bộ" và phần còn lại của Premier League thì vẫn tiếp diễn, do họ chi tiêu nhiều hơn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League. Kể từ khi liên tục có sự hiện diện của Manchester City và Tottenham Hotspur ở các vị trí đầu bảng xếp hạng, không có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch Ngoại hạng Anh. Ngoài ra, Premier League là giải vô địch quốc gia duy nhất tại các quốc gia thuộc UEFA mà không có câu lạc bộ nào bảo vệ thành công chức vô địch. Manchester City vô địch mùa 2011–12, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài "Top Four" vô địch kể từ mùa 1994–95. Đó cũng là mùa đầu tiên 2 trong 4 đội Top Four (Chelsea và Liverpool) kết thúc ngoài top 4 kể từ 1994–95.

Kết quả và thứ hạng của 'Big Six' trong thập niên 2010 Mùa bóng ARS CHE LIV MCI MUN TOT 2010–11 4 2 6 3 1 5 2011–12 3 6 8 1 2 4 2012–13 4 3 7 2 1 5 2013–14 4 3 2 1 7 6 2014–15 3 1 6 2 4 5 2015–16 2 10 8 4 5 3 2016–17 5 1 4 3 6 2 2017–18 6 5 4 1 2 3 2018-19 5 3 2 1 6 4 2019-20 8 4 1 2 3 6 Top 4 6 7 5 10 6 5 Top 6 9 9 7 10 9 10 Tính đến hết mùa 2019/2020 Vô địch Vòng bảng Champions League Vòng play-off champions League Europa League

Chỉ với 4 vị trí đầu tiên của giải đấu có được suất dự UEFA Champions League mà hiện nay có sự cạnh tranh lớn hơn 4 suất đó, mặc dù chỉ mới mở ra đến 6 đội bóng. Nếu các đội bằng điểm và hiệu số bàn thắng, một trận đấu phân định suất dự cúp Châu Âu sẽ được chơi ở sân trung lập. Trong năm mùa giải tiếp theo sau mùa bóng 2011–12, Manchester United và Liverpool đều đứng ngoài top bốn 3 lần trong khi Chelsea kết thúc ở vị trí 10 trong mùa giải 2015–16. Arsenal khép lại giải đấu ở vị trí thứ 5 vào mùa bóng 2016–17, kết thúc kỷ lục của họ với 20 lần liên tiếp kết thúc trong top bốn.

Mùa bóng 2015–16, top bốn đã bị phá vỡ bởi một đội bóng nằm ngoài nhóm Big Six lần đầu tiên kể từ sau Everton năm 2005. Leicester City viết thành công câu chuyện cổ tích khi giành được chức vô địch Premier League và được tham dự vòng bảng Champions League.

Ngoài sân cỏ, "Top 6" nắm giữ sức mạnh và tầm ảnh hưởng về tài chính, các đội bóng này cho rằng họ nên được hưởng phần doanh thu lớn hơn do tầm vóc của câu lạc bộ của họ trên toàn cầu và thứ bóng đá hấp dẫn mà họ nhắm đến. Những người phản đối điều đó cho rằng cơ cấu doanh thu bình đẳng ở Premier League giúp duy trì tính cạnh tranh của giải đấu, điều đó rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai.

Quá trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Do yêu cầu của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá quốc tế, rằng các giải đấu trong nước phải giảm số trận đấu, số câu lạc bộ giảm xuống còn 20 năm 1995, với việc 4 đội xuống hạng và chỉ có 2 lên hạng. Và cao nhất chỉ có 22 đội vào năm đầu tiên của mùa giải.

Ngày 8 tháng 6 năm 2006, FIFA yêu cầu tất cả các giải đấu lớn của châu Âu, gồm cả Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha giảm xuống còn 18 đội bắt đầu từ mùa 2007–08. Premier League phản ứng bằng cách đưa ra các ý định của họ để phản đối việc cắt giảm. Cuối cùng, mùa 2007–08 vẫn khởi tranh với 20 đội.

Giải đấu được đổi tên FA Premier League đơn giản hơn thành Premier League năm 2007.

2020 - nay[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả của 'Big Six' trong những năm 2020 Mùa ARS CHE LIV MCI MUN TOT 2020–21 8 4 3 1 2 7 2021–22 5 3 2 1 6 4 2022–23 2 12 5 1 3 8 Top 4 1 2 2 3 2 1 Top 6 2 2 3 3 3 1 out of 3 League champions

Vòng bảng Champions League Europa League Giải UEFA Europa Conference

Từ mùa giải 2019–20, các Trợ lý trọng tài video (VAR) đã được sử dụng trong giải đấu. Vào tháng 10 năm 2020, Dự án Big Picture được công bố, mô tả kế hoạch tái hợp các câu lạc bộ hàng đầu Premier League với Giải bóng đá Anh. Dự án này do các câu lạc bộ Manchester United và Liverpool đề xuất, với mục tiêu cải thiện tình hình tài chính của các câu lạc bộ nhỏ và tăng cường sức cạnh tranh của giải đấu.

Mùa giải 2022–23 của Premier League ghi dấu ấn với một lịch thi đấu đặc biệt. Giải đã phải tạm nghỉ tới 6 tuần, từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2022, để nhường chỗ cho kỳ FIFA World Cup lần đầu tiên được tổ chức vào mùa đông. Ngay sau khi giải vô địch thế giới khép lại, các trận đấu của Premier League đã trở lại vào dịp Boxing Day truyền thống, mang đến không khí bóng đá tưng bừng cho khán giả hâm mộ. Cầu thủ quyết định quỳ gối trước trận đấu để thể hiện sự đoàn kết và cam kết xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Mùa giải đó cũng đáng chú ý khi có nhiều bất ngờ. Newcastle United và Brighton & Hove Albion đã lọt vào top 6, trong khi Tottenham và Chelsea đã tụt hạng. Leicester City, nhà vô địch mùa giải 2015-2016, đã xuống hạng, trở thành câu lạc bộ vô địch thứ hai phải xuống hạng kể từ năm 1992.

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Football Association Premier League Ltd (FAPL) được tổ chức như 1 công ty và được sở hữu bởi 20 thành viên câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ là 1 cổ đông, với 1 phiếu mỗi khi biểu quyết về các vấn đề như thay đổi quy tắc và hợp đồng. Các câu lạc bộ lựa chọn ra 1 chủ tịch, giám đốc điều hành, và các thành viên ban giám đốc để giám sát các hoạt động của giải đấu.

Chủ tịch hiện tại là Sir Dave Richards, được bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1999, và giám đốc điều hành là Richard Scudamore, được bổ nhiệm tháng 11 năm 1999. Cựu chủ tịch và giám đốc điều hành, John Quinton và Peter Leaver, bị buộc từ chức vào tháng 3 năm 1999 sau khi trao hợp đồng tư vấn cho cựu giám đốc Sky Sam Chisholm và David Chance. Liên đoàn bóng đá Anh không trực tiếp tham gia vào việc điều hành Premier League, nhưng có quyền phủ quyết với tư cách cổ đông đặc biệt trong việc lựa chọn chủ tịch và giám đốc điều hành và khi các luật mới được đưa ra áp dụng cho giải đấu.

Premier League có đại diện tại Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu của UEFA, số câu lạc bộ và những câu lạc bộ được lựa chọn theo hệ số UEFA. Mùa giải 2012–13, Premier League có 10 đại diện trong Hiệp hội: Arsenal, Aston Villa, Chelsea, Everton, Fulham, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Newcastle United và Tottenham Hotspur. Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu có trách nhiệm lựa chọn ra 3 thành viên tham gia Ủy ban các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, nơi tham gia điều hành các giải đấu của UEFA như Champions League và UEFA Europa League.

Thể thức giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Có 20 câu lạc bộ tại Premier League. Trong một mùa giải (từ tháng 8 tới tháng 5), mỗi câu lạc bộ sẽ thi đấu với các đối thủ khác 2 lần (vòng tròn 2 lượt) bao gồm 1 trận sân nhà và 1 trận sân khách, tính ra có 38 trận đấu. Các đội sẽ giành được 3 điểm/trận thắng, 1 điểm/trận hòa và không có điểm khi thua trận. Các đội sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm giành được, rồi sau đó mới xét tới hiệu số bàn thắng và thành tích đối đầu. Nếu vẫn bằng điểm nhau, các đội sẽ được tính là xếp cùng vị trí. Nếu việc bằng nhau đó quyết định tới chức vô địch, xuống hạng hay giành quyền tham dự 1 giải đấu khác, 1 trận play-off sẽ được diễn ra trên sân trung lập để xác định thứ hạng. 3 vị trí thấp nhất sẽ xuống chơi tại Football League Championship, còn 2 đội đứng đầu Championship, cùng với đội thắng vòng play-off dành cho các đội xếp từ thứ 3 tới thứ 6 Championship, sẽ giành quyền lên hạng.

Năm 2008 đã từng có đề xuất thêm vòng đấu 39 nhưng ý tưởng này đã bị hủy bỏ.

Tư cách tham dự các giải đấu châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Arsenal gặp Borussia Dortmund tại UEFA Champions League năm 2011

Mùa giải 2009–10, suất tham dự UEFA Champions League thay đổi, 4 đội đứng đầu Premier League giành quyền tham dự UEFA Champions League, với việc 3 đội dẫn đầu lọt trực tiếp vào vòng bảng. Trước đó chỉ có 2 đội dẫn đầu lọt trực tiếp. Đội xếp thứ 4 tham dự Champions League ở vòng play-off dành cho các đội không vô địch và phải thắng sau 2 lượt trận mới được vào vòng bảng.

Đội xếp thứ 5 Premier League sẽ trực tiếp tham dự UEFA Europa League, đội thứ 6 và thứ 7 được tham dự hay không, phụ thuộc vào đội vô địch 2 cúp quốc nội là FA Cup và League Cup. Hai suất Europa League sẽ được dành cho đội vô địch của giải đấu đó; nếu đội vô địch FA Cup hoặc League Cup đã giành quyền tham dự Champions League, thì suất đó sẽ dành cho đội có vị trí kết thúc ở vị trí cao hơn tại Premier League. Một suất tham dự UEFA Europa League khác cũng có thể giành được nhờ giải Fair Play. Nếu Premier League là một trong ba giải đứng bảng xếp hạng Fair Play của châu Âu, đội xếp cao nhất trong bảng xếp hạng Fair Play Premier League nếu chưa giành quyền tham dự cúp châu Âu sẽ được tham dự từ vòng loại thứ nhất UEFA Europa League.

Một ngoại lệ xảy ra năm 2005, khi Liverpool vô địch Champions League năm trước đó, nhưng họ không giành được quyền tham dự Champions League tại Premier League mùa giải đó. UEFA dành cho Liverpool quyền đặc biệt tham dự Champions League, giúp Anh có 5 đội tham dự. UEFA sau đó đưa ra quy định đội đương kim vô địch mặc nhiên được tham dự vào mùa sau bất chấp kết quả của họ tại giải quốc nội. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có 4 suất tham dự Champions League, nếu nhà vô địch Champions League kết thúc ở vị trí ngoài đội đứng đầu ở giải quốc nội, đội đó sẽ lấy suất tham dự của đội xếp thứ 4. Tại thời điểm đó, không có một liên đoàn nào có hơn 4 đại diện tham dự Champions League. Điều này diễn ra vào năm 2012, khi Chelsea – đội vô địch Champions League năm trước đó nhưng xếp thứ 6 tại giải trong nước – giành suất tham dự Champions League của Tottenham Hotspur, đội phải tham dự Europa League.

Bắt đầu từ mùa 2015–16, đội vô địch Europa League sẽ được tham dự Champions League mùa giải tiếp theo, suất tối đa tham dự Champions League cho mỗi quốc gia được nâng lên 5. Một quốc gia có 4 suất Champions League, như Anh, sẽ chỉ kiếm được suất thứ 5 nếu một câu lạc bộ không giành được quyền tham dự Champions League thông qua giải quốc nội mà vô địch Champions League hoặc Europa League.

Năm 2007, Premier League trở thành giải đấu đứng đầu bảng xếp hạng Các giải đấu châu Âu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ Anh tại cúp châu Âu trong giai đoạn 5 năm. Điều này đã phá vỡ sự thống trị 8 năm của giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha, La Liga.

Các câu lạc bộ Premier League tại các giải quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Từ mùa 1992–93 tới 2021–22, các câu lạc bộ Premier League đã 6 lần giành chức vô địch UEFA Champions League (và 8 lần giành á quân), xếp sau La Liga của Tây Ban Nha với 12 lần và Serie A của Italia với 5 lần, và Bundesliga của Đức với 4 lần vô địch. FIFA Club World Cup (hay FIFA Club World Championship, theo tên gọi ban đầu) từng 3 lần được các câu lạc bộ Premier League giành được (Manchester United năm 2008, Liverpool năm 2019, Chelsea năm 2021), họ cũng 2 lần giành chức á quân (Liverpool vào 2005, Chelsea vào 2012), xếp sau và La Liga của Tây Ban Nha với 12 lần, và Brasileirão của Brazil với 4lần.

Lên, xuống hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Các câu lạc bộ của Giải Ngoại hạng và Giải bóng đá hạng nhất Anh có sự chuyển đổi hạng thi đấu sau mỗi mùa giải. Cụ thể, ba đội bóng đứng cuối bảng xếp hạng của giải Ngoại hạng Anh sẽ trực tiếp xuống chơi tại Giải bóng đá hạng nhất Anh. Còn 2 đội đứng đầu bảng của giải hạng nhất Anh sẽ trực tiếp thăng hạng lên Ngoại hạng Anh, một câu lạc bộ còn lại sẽ lên hạng sau chiến thắng trong trận play-off giữa các đội đứng thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 6 giải hạng nhất Anh. Số lượng các câu lạc bộ có sự chuyển đổi hạng thi đấu được thể hiện như sau:

  • 1992–1995: 22 câu lạc bộ
  • 1995–nay: 20 câu lạc bộ

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Có tổng cộng 50 câu lạc bộ từng tham dự Premier League từ khi thành lập năm 1992, tính đến mùa 2021–22.

Các đội vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

STT Mùa giải Đội vô địch 1 1992–93 Manchester United 2 1993–94 3 1994–95 Blackburn Rovers 4 1995–96 Manchester United 5 1996–97 6 1997–98 Arsenal 7 1998–99 Manchester United 8 1999–2000 9 2000–01 10 2001–02 Arsenal STT Mùa giải Đội vô địch 11 2002–03 Manchester United 12 2003–04 Arsenal 13 2004–05 Chelsea 14 2005–06 15 2006–07 Manchester United 16 2007–08 17 2008–09 18 2009–10 Chelsea 19 2010–11 Manchester United 20 2011–12 Manchester City STT Mùa giải Đội vô địch 21 2012–13 Manchester United 22 2013–14 Manchester City 23 2014–15 Chelsea 24 2015–16 Leicester City 25 2016–17 Chelsea 26 2017–18 Manchester City 27 2018–19 28 2019–20 Liverpool 29 2020–21 Manchester City 30 2021–22 31 2022–23

Số lần vô địch theo câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Số lần vô địchNăm vô địchManchester United13 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1996–97, 1998–99, 1999–2000, 2000–01, 2002–03, 2006–07, 2007–08, 2008–09, 2010–11, 2012–13 Manchester City 7 2011–12, 2013–14, 2017–18, 2018–19, 2020–21, 2021–22, 2022–23 Chelsea 5 2004–05, 2005–06, 2009–10, 2014–15, 2016–17 Arsenal 3 1997–98, 2001–02, 2003–04 Blackburn Rovers 1 1994–95 Leicester City 1 2015–16 Liverpool 1 2019–20

Các câu lạc bộ theo giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Do việc lên xuống hạng, chỉ có 6 thành viên sáng lập Premier League chưa từng xuống hạng, trong khi đó 6 đội sáng lập khác chưa thể trở lại sau khi xuống hạng. Có 25 câu lạc bộ giành được quyền thăng hạng, chỉ có 3 đội không xuống hạng trong mùa tiếp theo, trong khi đó có 7 đội xuống hạng ngay sau 1 giai đoạn. Số còn lại 15 câu lạc bộ lên xuống nhiều lần, như trường hợp của thành viên sáng lập Crystal Palace là 5 giai đoạn khác nhau.

Thành viên sáng lập Các câu lạc bộ lên hạng Đang thi đấu tại giải Không thi đấu tại giải Đang thi đấu tại giải Không thi đấu tại giải Chưa xuống hạng Arsenal, Chelsea, Everton, Liverpool, Manchester United, Tottenham Hotspur Brighton & Hove Albion, Brentford,Luton Town Xuống hạng 1 lần Aston Villa Coventry City, Oldham Athletic, Sheffield Wednesday, Wimbledon A.F.C Bournemouth Barnsley, Blackpool, Bradford City, Portsmouth, Swindon Town, Wigan Athletic, Stoke City, Swansea City, Huddersfield Town Xuống hạng 2 lần Manchester City Blackburn Rovers, Ipswich Town,Southampton,Leeds United West Ham United, Newcastle United, Wolverhampton Wanderers Charlton Athletic, Derby County, Reading, Cardiff City Xuống hạng 3 lần Nottingham Forest,Sheffield United Queens Park Rangers Fulham,Burnley Birmingham City, Bolton Wanderers, Hull City, Xuống hạng 4 lần Crystal Palace Middlesbrough Sunderland, West Bromwich Albion, Watford,Leicester City Xuống hạng 5 lần Norwich City

Mùa 2023–24[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là 20 câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2023–24:

Câu lạc bộ Vị trí mùa 2022–23 Mùa đầu tiên tại giải VĐQG Số mùa tại giải VĐQG Số mùa tại Premier League Mùa đầu tiên trong giai đoạn hiện tại ở giải VĐQG Số danh hiệu VĐQG Chức VĐQG gần nhất Arsenala, b 2 1904–05 107 32 1919–20 13 2003–04 Aston Villaa 7 1888–89 110 29 2019–20 7 1980–81 Brentford 9 1935–36 8 3 2021–22 0 – Brighton & Hove Albion F.C. 6 1979–80 11 7 2017–18 0 – Bournemouth 15 2015–16 7 7 2022–23 1 – Chelseaa, b 12 1907–08 89 32 1989–90 6 2016–17 Crystal Palacea 11 1969–70 24 15 2013–14 0 - Evertona, b, c 17 1888–89 121 32 1954–55 9 1986–87 Burnley 1 (CS) 1888-89 60 8 2023-24 2 1959-60 Sheffiled United 2 (CS) 1893-94 63 6 2023-24 1 1897-98 Liverpoola, b 5 1894–95 109 32 1962–63 19 2019–20 Manchester Citya 1 1899–1900 95 27 2002–03 9 2022–23 Manchester Uniteda, b 3 1892–93 99 32 1975–76 20 2012–13 Newcastle United F.C. 12 1898–99 90 27 2017–18 4 1926–27 Nottingham Forestc 16 1892–93 58 7 2022–23 1 1977–78 Luton Town 3 (CS) 1955-56 17 1 2023-23 0 - Tottenham Hotspura, b 8 1909–10 89 32 1978–79 2 1960–61 Fulham 10 1949–50 29 17 2022–23 0 - West Ham United 14 1923–24 66 28 2012–13 0 - Wolverhampton Wanderersc 13 1888–89 69 10 2018–19 3 1958–59

  • Burnley, Watford và Norwich City xuống chơi tại Championship mùa giải 2023–24, trong khi đó Burnley, Sheffield United và Luton Town, lần lượt là đội vô địch, á quân và đội thắng trong trận chung kết playoff, lên thi đấu từ Championship mùa giải 2022–23.
  • Brighton & Hove Albion, Brentford và Luton Town là 3 câu lạc bộ vẫn tiếp tục tại Premier League sau lần lên hạng đầu tiên với mùa giải thứ 7, 3 và 1 (trong tổng cộng 32 mùa).

a: Thành viên sáng lập Premier League

b: Chưa từng xuống hạng từ Premier League

c: Một trong 12 đội Football League ban đầu

Vị trí của các câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2023-24

Các câu lạc bộ bóng đá ở khu vực Luân Đôn

Các câu lạc bộ ngoài Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Wales

Năm 2011, câu lạc bộ của Wales tham dự Premier League lần đầu tiên, khi Swansea City giành suất lên hạng. Trận đấu đầu tiên của Premier League diễn ra bên ngoài nước Anh là trận đấu sân nhà của Swansea City ở Sân vận động Liberty gặp Wigan Athletic ngày 20 tháng 8 năm 2011. Mùa 2012–13, Swansea giành quyền tham dự Europa League khi vô địch League Cup. Số câu lạc bộ của Wales tại Premier League được tăng lên 2 lần đầu tiên mùa 2013–14, khi Cardiff City giành quyền thăng hạng, nhưng Cardiff City đã xuống hạng ngay mùa đó. Cardiff được quay lại vào 2017-18 nhưng số lượng đội của Xứ Wales vẫn tương tự.

Vì họ là thành viên của Hiệp hội bóng đá Wales (FAW), vấn đề là những câu lạc bộ như Swansea nên đại diện cho Anh hay Wales ở các giải đấu châu Âu đã đặt ra những cuộc thảo luận kéo dài tại UEFA. Swansea giành một trong ba suất của Anh tham dự Europa League mùa 2013–14 sau khi vô địch League Cup 2012–13. Quyền của các câu lạc bộ Wales thi đấu dưới danh nghĩa đại diện của Anh được tranh cãi cho tới khi Welsh UEFA làm rõ vấn đề tháng 3 năm 2012.

Scotland và Ireland

Việc tham dự Premier League của một vài câu lạc bộ Scotland hay Ireland được đưa ra thảo luận vài lần nhưng không có kết quả. Ý tưởng khả thi nhất là vào năm 1998, khi Wimbledon được Premier League chấp thuận di chuyển tới Dublin, Ireland, nhưng cuối cùng bị chặn lại bởi Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Ireland. Thêm vào đó, giới truyền thông thi thoảng lại đưa ra ý tưởng về việc hai đội bóng lớn nhất Scotland, Celtic và Rangers, nên hoặc sẽ gia nhập Premier League, nhưng không có gì ngoài các cuộc thảo luận.

Các nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1993 tới 2016, Premier League đã bán quyền tài trợ giải đấu cho hai công ty; Barclays là nhà tài trợ gần nhất, họ tài trợ cho Premier League từ năm 2001 tới 2016 (trước 2004, tài trợ thông qua thương hiệu Barclaycard trước khi trở lại với nhãn hiệu ngân hàng chính năm 2004).

Giai đoạn Nhà tài trợ Tên 1992–1993 Không nhà tài trợ FA Premier League 1993–2001 Carling FA Carling Premiership 2001–2004 Barclaycard FA Barclaycard Premiership 2004–2007 Barclays FA Barclays Premiership 2007–2016 Barclays Premier League 2016– Không nhà tài trợ Premier League

Hợp đồng của Barclays với Premier League kết thúc vào cuối mùa giải 2015–16. FA thông báo vào ngày 4 tháng 6 năm 2016, rằng sẽ không còn bất cứ nhà tài trợ nào gắn tên với Premier League nữa, họ muốn xây dựng một thương hiệu "sạch" cho giải đấu giống như các giải đấu thể thao nhà nghề Mỹ.

Ngoài nhà tài trợ chính của giải đấu, Premier League còn có một số đối tác chính thức và các nhà cung cấp. Bóng chính thức được cung cấp bởi Nike có hợp đồng từ mùa 2000–01 khi họ giành được quyền từ tay Mitre.

Tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Premier League là giải đấu bóng đá có doanh thu cao nhất thế giới, với tổng doanh thu các câu lạc bộ là 2.48 tỉ Euro mùa 2009–10. Mùa 2013–14, do doanh thu truyền hình được cải thiện và kiểm soát chi phí, Premier League đã có lợi nhuận ròng vượt trên 78 triệu bảng Anh, vượt qua tất cả các giải bóng đá khác. Năm 2010 Premier League giành Giải thưởng Nữ hoàng dành cho doanh nghiệp trong hạng mục Thương mại quốc tế tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ đối với thương mại quốc tế và giá trị mà nó mang lại cho bóng đá Anh và ngành công nghiệp truyền hình của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Premier League có một vài câu lạc bộ giàu nhất thế giới. Bảng xếp hạng "Football Money League" của Deloitte có bảy câu lạc bộ Premier League nằm trong top 20 trong mùa giải 2009–10, và cả 20 câu lạc bộ nằm trong top 40 toàn cầu tới cuối mùa 2013–14, phần lớn là kết quả của việc tăng doanh thu bản quyền truyền hình. Từ năm 2013, giải đấu thu về 2.2 tỉ Euro một năm tiền bản quyền truyền hình nội địa và quốc tế.

Các câu lạc bộ tại Premier League đã đồng ý về nguyên tắc trong tháng 12 năm 2012, để kiểm soát chi phí mới một cách triệt để. Hai đề xuất bao gồm quy tắc hòa vốn và một mức trần mà các câu lạc bộ có thể tăng quỹ lương của họ theo từng mùa.

Bản quyền truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Anh và Ireland[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1992, sau khi 20 CLB hàng đầu nước Anh rời hệ thống Football League, Ngoại hạng Anh ra đời và hoạt động như một tập đoàn. Nó được điều hành bởi chính các đội bóng tham dự, độc lập với Liên đoàn bóng đá Anh. Sky là kênh phát sóng chủ yếu giải đấu này tại Vương quốc Anh và Ireland, sau này có thêm các kênh khác cùng phát như ESPN, Setanta Sports, hiện nay là BT Sport, BT Sport bắt đầu nhảy vào tranh chấp miếng bánh ngon này với Sky, kênh truyền hình từ trước đến nay vốn độc quyền giải đấu trên lãnh thổ Anh từ năm 2013. Khi ấy, nhờ luật "đấu thầu mù" của Ngoại hạng Anh, hãng này bất ngờ lần đầu tiên giành quyền phát sóng 38 trận mỗi mùa. Từ khi BT Sport nhảy vào, giá bản quyền truyền hình trong lãnh thổ Anh tăng đột biến, từ 1,5 tỷ đôla mỗi mùa trong khoảng thời gian 2013–2016 lên 2,6 tỷ đôla trong giai đoạn 2016–2019. Tính ra, mỗi trận đấu từ năm 2016 sẽ có giá 15 triệu đôla chỉ riêng trên đất Anh.

Số trận phát tại Vương quốc Anh và Ireland Mùa Sky Đài khác Tổng 1992–1993 60 – 60 1993–1997 66 66 1997–2001 66 66 2001–2004 110* 110 2004–2007 138* 138 2007–2009 96 Setanta 42 – 138 2009–2010 96 ESPN 42 138 2010–2013 115 23 138 2013–2016 116 BT Sport/TNT Sports 38 154 2016–2019 126 42 168 2019–2020 153 64 Amazon Prime Video 24 BBC 4 245 2020–2021 162 85 28 8 281 2021–2022 128 52 20 – 200 2022–2025

Toàn thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình. Tại Việt Nam, từ hơn 20 năm trước, người hâm mộ vẫn được thưởng thức miễn phí EPL trên truyền hình khi giải phát trên sóng VTV3. Nhưng sau đó, một số đài truyền hình trả tiền tại Việt Nam muốn tăng thị phần nên đã sẵn sàng bỏ ra hàng núi tiền để mua độc quyền bản quyền phát sóng EPL. Cuộc đua giữa các nhà đài luôn diễn ra rất căng thẳng khiến giá bản quyền EPL tăng với tốc độ phi mã. Kể từ năm 2010 đến nay, công ty truyền hình số vệ tinh VSTV (K+ - liên doanh giữa VTV và Canal Plus) đã đánh bật các đối thủ khác trong nước và trở thành đơn vị duy nhất sở hữu tất cả các trận đấu của mỗi mùa giải.

Khoảng cách với các giải đấu thấp hơn[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng cách giữa Premier League và Football League ngày càng tăng. Kể từ khi tách khỏi Football League, nhiều câu lạc bộ sáng lập Premier League vẫn đang vật lộn ở các giải thi đấu thấp hơn. Do một phần lớn là sự chênh lệch về doanh thu bản quyền truyền hình giữa các giải đấu, nhiều câu lạc bộ mới lên hạng rất khó khăn để trụ lại sau mùa giải đầu tiên của họ tại Premier League. Ở mọi mùa bóng trừ 2001–02, 2011–12 và 2017–18 có ít nhất một đội bóng mới lên Premier League phải quay trở lại với Football League. Mùa 1997–98, cả ba đội mới lên hạng đều phải xuống hạng vào cuối mùa bóng.

Premier League vẫn phân chia một phần doanh thu bản quyền truyền hình cho các câu lạc bộ phải xuống hạng. Bắt đầu từ mùa 2013–14, khoản này đã vượt quá 60 triệu bảng cho bốn mùa bóng. Mặc dù đã có kế hoạch để giúp các đội bóng điều chỉnh sự không cân đối về doanh thu truyền hình (trung bình các đội Premier League nhận 55 triệu bảng trong khi đó các câu lạc bộ Football League Championship chỉ là 2 triệu), người ta cho rằng chính các khoản được chia này đã làm sâu thêm khoảng cách giữa các đội từng được tham dự Premier League với các câu lạc bộ khác, dẫn đến việc các câu lạc bộ thường trở lại sau khi xuống hạng. Một vài câu lạc bộ không thể quay trở lại ngay với Premier League, các vấn đề về tài chính, bao gồm một vài trường hợp bị chính quyền tiếp quản hoặc thậm chí là phá sản.

Các sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới mùa 2017–18, Premier League đã được diễn ra trên 58 sân vận động kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League. Sau thảm họa Hillsborough năm 1989 và kết quả của Báo cáo Taylor đề nghị loại bỏ khán đài đứng; kết quả là các sân vận động tại Premier League đều là khán đài ngồi. Từ khi thành lập Premier League, các sân bóng ở Anh đã được nâng cấp sức chứa và cơ sở vật chất, một số câu lạc bộ còn chuyển tới những sân vận động xây mới. 9 sân vận động từng diễn ra Premier League đã bị phá hủy. Các sân đấu của mùa 2010–11 sân có sức chứa lớn nhất là: Old Trafford, sân nhà của Manchester United với sức chứa 75,957 còn nhỏ nhất là Vitality stadium, sân nhà của Bournemouth A.F.C., với sức chứa 11464. Tổng sức chứa của các sân vận động Premier League mùa 2017–18 là 806,033 trung bình là 40,302 một sân.

Khán giả tới sân là một nguồn thu đáng kể của các câu lạc bộ Premier League. Mùa 2016–17, trung bình có 35,838 khán giả tới xem một trận đấu tại Premier League trong tổng số 13,618,596. Con số này tăng 13,089 so với số 21,126 khán giả ghi nhận trong mùa giải đầu tiên (1992–93). Tuy nhiên, sau mùa bóng 1992–93, sức chứa của các sân giảm xuống do phải loại bỏ khán đài đứng và đến hạn chót là mùa 1994–95 các sân phải bao gồm toàn bộ khán đài ngồi. Kỉ lục trung bình khán giả tới sân tại Premier League là 36,144 được thiết lập vào mùa giải 2007–08. Kỉ lục đó sau đó bị phá mùa 2013–14 với 36,695 khán giả, cao nhất kể từ năm 1950.

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên tại Premier League phụ trách đội bóng ngày qua ngày bao gồm tập luyện, lựa chọn đội hình và mua bán cầu thủ. Tầm ảnh hưởng của họ thay đổi từ cầu lạc bộ này đến câu lạc bộ khác và có liên quan tới chủ sở hữu đội bóng và mối quan hệ với các cổ động viên. Các huấn luyện viên phải đạt chứng chỉ UEFA Pro Licence bằng cấp cao nhất, sau khi hoàn thành cả UEFA 'B' và 'A' Licences. UEFA Pro Licence là yêu cầu cần thiết đối với những người muốn huấn luyện lâu dài tại Premier League (nghĩa là dưới 12 tuần là thời gian huấn luyện viên tạm quyền được cho phép huấn luyện đội bóng). Vị trí tạm quyền sẽ được bổ nhiệm trong khoảng thời gian trống chờ đợi huấn luyện viên chính thức mới. Một vài huấn luyện viên đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên chính thức sau thời gian tạm quyền; ví dụ như trường hợp của Paul Hart ở Portsmouth hay David Pleat ở Tottenham Hotspur.

Huấn luyện viên có thời gian làm việc dài nhất là Alex Ferguson, người nắm quyền Manchester United từ tháng 11 năm 1986 tới khi nghỉ hưu mùa 2012–13, nghĩa là ông huấn luyện cả 21 mùa đầu tiên của Premier League. Arsène Wenger hiện là huấn luyện viên có thời gian làm việc dài nhất, khi dẫn dắt Arsenal tại Premier League từ 1996.. Hiện tại ông đã không còn dẫn dắt Arsenal F.C

Các huấn luyện viên giành chức vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Cựu huấn luyện viên Manchester United Sir Alex Ferguson người huấn luyện lâu nhất và thành công nhất Premier League. Huấn luyện viên Câu lạc bộ Vô địch Năm vô địch
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Alex Ferguson Manchester United 13 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1996–97, 1998–99, 1999–00, 2000–01, 2002–03, 2006–07, 2007–08, 2008–09, 2010–11, 2012–13
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Pep Guardiola Manchester City 5 2017–18, 2018–19, 2020–21, 2021–22, 2022–23
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Arsene Wenger Arsenal 3 1997–98, 2001–02, 2003–04
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
José Mourinho Chelsea 2004–05, 2005–06, 2014–15
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Kenny Dalglish Blackburn Rovers 1 1994–95
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Carlo Ancelotti Chelsea 2009–10
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Roberto Mancini Manchester City 2011–12
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manuel Pellegrini 2013–14
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Claudio Ranieri Leicester City 2015–16
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Antonio Conte Chelsea 2016–17
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Jürgen Klopp Liverpool 2019–20

Các HLV hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Q.tịch Tên Câu lạc bộ Bổ nhiệm Thời gian nắm quyền

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Arteta, MikelMikel ArtetaArsenal20 tháng 12 năm 2019 4 năm, 66 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Emery, UnaiUnai EmeryAston Villa1 tháng 11 năm 2022 1 năm, 115 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Iraola, AndoniAndoni IraolaBournemouth19 tháng 6 năm 2023 250 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Frank, ThomasThomas FrankBrentford16 tháng 10 năm 2018 5 năm, 131 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Roberto De ZerbiRoberto De ZerbiBrighton & Hove Albion18 tháng 9 năm 2022 1 năm, 159 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Kompany, VincentVincent KompanyBurnley14 tháng 6 năm 2022 1 năm, 255 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Pochettino, MauricioMauricio PochettinoChelsea28 tháng 5 năm 2023 272 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Glasner, OliverOliver GlasnerCrystal Palace19 tháng 2 năm 2024 5 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Dyche, SeanSean DycheEverton30 tháng 1 năm 2023 1 năm, 25 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Silva, MarcoMarco SilvaFulham1 tháng 7 năm 2021 2 năm, 238 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Klopp, JurgenJürgen KloppLiverpool8 tháng 10 năm 2015 8 năm, 139 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Edwards, RobRob EdwardsLuton Town17 tháng 11 năm 2022 1 năm, 99 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Guardiola, PepPep GuardiolaManchester City1 tháng 7 năm 2016 7 năm, 238 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Erik ten Hag Manchester United23 tháng 5 năm 2022 1 năm, 277 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Howe, EddieEddie HoweNewcastle United8 tháng 11 năm 2021 2 năm, 108 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Espírito Santo, NunoNuno Espírito SantoNottingham Forest20 tháng 12 năm 2023 66 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Wilder, ChrisChris WilderSheffield United5 tháng 12 năm 2023 81 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Postecoglou, AngeAnge PostecoglouTottenham Hotspur6 tháng 6 năm 2023 263 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Moyes, DavidDavid MoyesWest Ham United29 tháng 12 năm 2019 4 năm, 57 ngày
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
O'Neil, GaryGary O'NeilWolverhampton Wanderers9 tháng 8 năm 2023 199 ngày

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Số lần ra sân[sửa | sửa mã nguồn]

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Gareth Barry đang giữ kỉ lục số lần ra sân tại Premier League, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào

.

Thứ hạng Cầu thủ Trận 1

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Gareth Barry 653 2
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Ryan Giggs 632 3
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
James Milner 622 4
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Frank Lampard 609 5
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
David James 572 6
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Gary Speed 535 7
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Emile Heskey 516 8
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Mark Schwarzer 514 9
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Jamie Carragher 508 10
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Phil Neville 505 Tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2023 In nghiêng: Cầu thủ đang thi đấu chuyên nghiệp In đậm: Cầu thủ đang thi đấu tại Premier League.

Cầu thủ nước ngoài và quy định chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, ở vòng đấu mở màn chỉ có 11 cầu thủ ra sân trong đội hình xuất phát đến từ bên ngoài của Vương quốc Anh hoặc Ireland. Tới mùa 2000–01, số cầu thủ nước ngoài tham dự Premier League là 36%. Mùa 2004–05 con số tăng lên 45%. Ngày 26 tháng 12 năm 1999, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên tại Premier League ra sân với toàn cầu thủ nước ngoài, còn ngày 14 tháng 2 năm 2005, Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên đăng ký cả 16 cầu thủ cho 1 trận đấu là người nước ngoài. Tới năm 2009, chỉ còn dưới 40% cầu thủ tham dự Premier League là người Anh.

Để đối phó với những lo ngại rằng các câu lạc bộ ngày càng bỏ qua các cầu thủ trẻ Anh để sử dụng các cầu thủ nước ngoài, năm 1999, Cục Xuất nhập cảnh Vương quốc Anh thắt chặt quy định của cấp giấy phép lao động cho cầu thủ đến từ ngoài Liên minh châu Âu. Một cầu thủ ngoài EU chỉ được cấp giấy phép lao động khi thi đấu 75% số trận đấu hạng 'A' mà cầu thủ đó được lựa chọn trong vòng 2 năm, và quốc gia của cầu thủ đó trung bình phải xếp ít nhất là thứ 70 trong bảng xếp hạng FIFA trong vòng 2 năm. Nếu 1 cầu thủ không đạt được những tiêu chí đó, câu lạc bộ muốn ký hợp đồng với cầu thủ đó có thể đưa ra lời yêu cầu.

Các cầu thủ sẽ chỉ được chuyển nhượng khi thị trường chuyển nhượng mở cửa bởi Hiệp hội bóng đá. Sẽ có 2 kỳ chuyển nhượng bắt đầu từ ngày cuối cùng của mùa giải tới 31 tháng 8 và từ 31 tháng 12 tới 31 tháng Giêng. Cầu thủ đã được đăng ký sẽ không được thay đổi trong kì chuyển nhượng đó trừ khi có giấy phép đặc biệt từ FA, thường là trong trường hợp khẩn. Tới mùa 2010–11, Premier League đưa ra luật mới về việc các câu lạc bộ chỉ được phép đăng ký tối đa 25 cầu thủ trên 21 tuổi, cùng với đó là danh sách đội hình chỉ được phép thay đổi trong kì chuyển nhượng hoặc trong trường hợp đặc biệt. Cùng với đó là khái niệm 'home grown' cũng được áp dụng, theo đó cũng từ năm 2010 ít nhất là 8 trong số 25 cầu thủ đăng ký phải là 'cầu thủ home-grown'.

Lương cầu thủ và phí chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Không có mức lương trần dành cho một cá nhân hay một đội bóng nào tại Premier League. Đây là kết quả của những bản hợp đồng bản quyền truyền hình ngày càng hấp dẫn, lương các cầu thủ tăng mạnh kể từ khi Premier League ra đời khi mà mức lương trung bình của cầu thủ chỉ là 75.000 bảng Anh một năm. Mức lương trung bình vào mùa 2008–09 là 1,1 triệu bảng. Tới năm 2015, trung bình lương của Premier League cao nhất trong các giải bóng đá trên thế giới.

Kỷ lục chuyển nhượng dành cho một cầu thủ Premier League tăng đều đặn qua từng năm. Trước khi bắt đầu mùa giải Premier League đầu tiên Alan Shearer mới trở thành cầu Anh có mức chuyển nhượng trên 3 triệu bảng. Các kỷ lục tăng đều đặn trong vài mùa giải đầu tiên ở Premier League, cho đến khi Alan Shearer đã phá vỡ kỷ lục 15 triệu bảng khi chuyển tới Newcastle United vào năm 1996. Ba kỉ lục chuyển nhượng cao nhất lịch sử thể thao thì đều là các câu lạc bộ Premier League bán đi, khi Tottenham Hotspur bán Gareth Bale cho Real Madrid với giá 85 triệu bảng năm 2013, Manchester United bán Cristiano Ronaldo cho Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng năm 2009, và Liverpool bán Luis Suárez cho Barcelona thu về 75 triệu năm 2014.

Giá trị chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Phí chuyển nhượng cao nhất ở ngoại hạng Anh STT Cầu Thủ Giá Trị Năm Chuyển từ Chú thích 1

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Enzo Fernández £106.8m 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Benfica
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Chelsea 2
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Moisés Caicedo £100m 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Brighton & Hove Albion
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Chelsea
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Declan Rice 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
West Ham United
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Arsenal
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Jack Grealish 2021
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Aston Villa
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester City 5
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Romelu Lukaku £97.5m 2021
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Inter Milan
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Chelsea 6
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Paul Pogba £89m 2016
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Juventus
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester United 7
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Mykhailo Mudryk £88.5m 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Shakhtar Donetsk
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Chelsea 8
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Antony £81.3m 2022
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Ajax
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester United 9
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Harry Maguire £80m 2019
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Leicester City
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester United 10
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Joško Gvardiol £77m 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
RB Leipzig
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester City

  1. cộng thêm 5 triệu euro tiền thưởng bổ sung

Phí chuyển nhượng các cầu thủ ở ngoại hạng Anh STT Cầu Thủ Giá trị Năm Chuyển từ Chú thích(s) 1

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Philippe Coutinho £105m 2018
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Liverpool
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Barcelona 2
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Moisés Caicedo £100m 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Brighton & Hove Albion
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Chelsea
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Declan Rice 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
West Ham United
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Arsenal
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Jack Grealish 2021
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Aston Villa
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester City 5
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Eden Hazard £89m 2019
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Chelsea
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Real Madrid 6
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Harry Kane £86.4m 2023
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Tottenham Hotspur
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Bayern Munich 7
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Gareth Bale £86m 2013
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Real Madrid 8
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Cristiano Ronaldo £80m 2009
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester United
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Harry Maguire £80m 2019
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Leicester City
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester United10
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Romelu Lukaku £75m 2019
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Manchester United
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Inter Milan
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Virgil van Dijk £75m 2018
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Southampton
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Liverpool

  1. plus reported €40 million bonuses

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Alan Shearer là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Premier League. Tính đến 28 tháng 5 năm 2023. Thứ hạng Tên Năm Bàn thắng Trận Tỉ lệ 1
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Alan Shearer 1992–2006 260 441 0.59 2
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Harry Kane 2009–2023 213 320 0.67 3
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Wayne Rooney 2002–2018 208 491 0.42 4
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Andrew Cole 1992–2008 187 414 0.45 5
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Sergio Agüero 2011–2021 184 275 0.69 6
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Frank Lampard 1995–2015 177 609 0.29 7
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Thierry Henry 1999–2007, 2012 175 258 0.68 8
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Robbie Fowler 1993–2009 163 379 0.43 9
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Jermain Defoe 2001–2003, 2004–2014, 2015–2020 162 492 0.33 10
Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Michael Owen 1996–2004, 2005–13 150 326 0.46

Nghiêng cầu thủ vẫn đang thi đấu chuyên nghiệp. Đậm hiện đang thi đấu tại Premier League.

Chiếc giày vàng được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại Premier League vào cuối mỗi mùa bóng. Cựu tiền đạo Blackburn Rovers và Newcastle United Alan Shearer đang giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League với 260. Ba mươi tư cầu thủ đã đạt cột mốc 100 bàn thắng. Kể từ mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, hơn 26 cầu thủ đến từ 12 câu lạc bộ khác nhau đã giành hoặc chia sẻ danh hiệu vua phá lưới giải đấu. Thierry Henry giành danh hiệu vua phá lưới thứ tư với 27 bàn vào mùa 2005–06. Erling Haaland giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải (36) – cho Manchester City. Ryan Giggs của Manchester United giữ kỉ lục ghi bàn trong nhiều mùa liên tiếp nhất, với việc ghi bàn trong cả 21 mùa giải đầu tiên.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp[sửa | sửa mã nguồn]

Luật top 4 ngoại hạng anh tham dự c1 năm 2024
Cúp Premier League

Premier League có 2 chiếc cúp – một chiếc cúp thật (được giữ bởi nhà đương kim vô địch) và một bản sao dự trữ. Hai chiếc cúp sẽ được sử dụng trong trường hợp hai câu lạc bộ có thể có cơ hội vô địch ở ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải. Trong trường hợp có nhiều hơn hai đội cùng cạnh tranh nhau chức vô địch trong ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải – thì một bản sao từng được giành bởi một câu lạc bộ trước đó sẽ được sử dụng.

Chiếc cúp Premier League hiện tại được tạo ra bởi Royal Jewellers Asprey of London. Chiếc cúp bao gồm thân cúp với chiếc vương miện bằng vàng và chiếc đế bằng malachit. Chiếc đế nặng 33 pound (15 kg) còn thân cúp nặng 22 pound (10,0 kg). Cả thân và đế cao 76 cm (30 in), rộng 43 cm (17 in) và sâu 25 cm (9,8 in).

Thân chính được làm từ bạc đặc thật và bạc mạ vàng, trong khi đó đế được làm từ malachit, một loại đá quý. Đế có một dải bạc xung quanh chu vi của nó, nơi ghi tên các nhà vô địch giải đấu. Malachit màu xanh cũng là tượng trưng cho màu xanh của cỏ trên sân. Chiếc cúp được thiết kế dựa trên huy hiệu của Tam Sư kết hợp với bóng đá Anh. Hai con sư tử được đặt ở hai bên chiếc cúp phía trên tay nắm– con thứ ba được biểu tượng chính là người đội trưởng của đội vô địch người nâng cao chiếc cúp, và khi ấy chiếc vương miện vàng sẽ ở trên đầu của anh ta. Các ruy băng treo lên tay nắm được thể hiện bằng màu của đội vô địch giải đấu năm đó.

Năm 2004, một phiên bản vàng đặc biệt được trao cho Arsenal khi họ giành chức vô địch mà không để thua một trận đấu nào.

Các giải thưởng cho cầu thủ và huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc cúp dành cho đội vô địch và huy chương dành cho các cá nhân cầu thủ, Premier League cũng trao các giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng và Cầu thủ xuất sắc nhất hàng tháng. Có cả các giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải, Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải.

Hàng năm có giải Chiếc giày vàng và Găng tay vàng hàng năm.

Giải thưởng 20 năm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, Premier League kỉ niệm thập niên thứ hai bằng lễ trao Giải thưởng 20 năm:

  • * Chuyên gia bình chọn: Peter Schmeichel, Gary Neville, Tony Adams, Rio Ferdinand, Ashley Cole, Cristiano Ronaldo, Roy Keane, Paul Scholes, Ryan Giggs, Thierry Henry, Alan Shearer
    • Khán giả bình chọn: Peter Schmeichel, Gary Neville, Tony Adams, Nemanja Vidić, Ashley Cole, Cristiano Ronaldo, Steven Gerrard, Paul Scholes, Ryan Giggs, Thierry Henry, Alan Shearer
  • : Sir Alex Ferguson
  • : Ryan Giggs
  • : Ryan Giggs (598)
  • : Alan Shearer (260)
  • : David James (173)
  • : Ryan Giggs, David James, Gary Speed, Frank Lampard, Emile Heskey, và Sol Campbell.
  • : Wayne Rooney, 12 tháng 2 năm 2011, Man. United vs Man. City
  • : Craig Gordon, 18 tháng 12 năm 2010, Sunderland vs Bolton
  • : Arsenal 2003-04

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trong giai đoạn 2011–2019, trong những khoảng thời gian khác nhau, giải đấu có sự góp mặt của hai câu lạc bộ từ Wales, Cardiff City và Swansea City; cả hai câu lạc bộ này đều thi đấu trong hệ thống giải bóng đá Anh.
  2. Giải bóng đá ngoại hạng Anh bao gồm 22 đội trong giai đoạn 1992–1995.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • When will goal-line technology be introduced? Lưu trữ 2013-07-09 tại Wayback Machine Tổng số trận đấu có thể được tính sử dụng công thức n*(n-1) trong đó n là tổng số đội.
  • “United (versus Liverpool) Nations”. The Observer. 6 tháng 1 năm 2002. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  • Gibson, Owen (13 tháng 6 năm 2012). “Premier League lands £bn deal”. The Guardian. Truy cập 14 tháng 6 năm 2012.
  • ^ 11 tháng 11 năm 2013/top-soccer-leagues-get-25-rise-in-tv-rights-sales-report-says.html “Top Soccer Leagues Get 25% Rise in TV Rights Sales, Report Says”. Bloomberg. Truy cập 4 tháng 8 năm 2014.
  • “Premier League Payments to Clubs”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016.
  • “Premier League value of central payments to Clubs”. Premier League. 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập 6 tháng 6 năm 2017.
  • “History and time are key to power of football, says Premier League chief”. The Times. 3 tháng 7 năm 2013. Truy cập 3 tháng 7 năm 2013.
  • “Bản sao đã lưu trữ”. British Council. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập 9 tháng 10 năm 2018.
  • “Premier League 2014/2015 » Attendance » Home matches”. worldfootball.net. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016.
  • “German Bundesliga Scoring Stats - 2018-19”. Espnfc.com. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2018.
  • Henry Chard. “Your ground's too big for you! Which stadiums were closest to capacity in England last season?”. Sky Sports. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016.
  • uefa.com (ngày 6 tháng 5 năm 2021). .
  • “Liverpool win Premier League: Reds' 30-year wait for top-flight title ends”. BBC Sport. ngày 25 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  • “1985: English teams banned after Heysel”. BBC Archive. BBC. 31 tháng 5 năm 1985. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  • ^ “A History of The Premier League”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2007.
  • “The Taylor Report”. Football Network. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2006. Truy cập 22 tháng 11 năm 2017.
  • Taylor, Matthew (18 tháng 10 năm 2013). . Routledge. tr. 342. ISBN 9781317870081.
  • ^ Taylor, Matthew (18 tháng 10 năm 2013). . Routledge. tr. 343. ISBN 9781317870081.
  • Crawford, Gerry. “Fact Sheet 8: British Football on Television”. Centre for the Sociology of Sport, University of Leicester. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.
  • Lipton, Martin (5 tháng 10 năm 2017). “Chapter 15: Mr Chairman”. White Hart Lane: The Spurs Glory Years 1899–2017. Weidenfeld & Nicolson. ISBN 9781409169284.
  • “Super Ten Losing Ground”. New Straits Times. 14 tháng 7 năm 1988. Truy cập 9 tháng 9 năm 2013.
  • ^ “The History of the Football League”. Football League. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập 12 tháng 9 năm 2014.
  • ^ Conn, David (4 tháng 9 năm 2013). “Greg Dyke seems to forget his role in the Premier League's formation”. The Guardian. Truy cập 18 tháng 1 năm 2018.
  • “The Men who Changed Football”. BBC. 20 tháng 2 năm 2001. Truy cập 20 tháng 9 năm 2018.
  • ^ Rodrigues, Jason (ngày 2 tháng 2 năm 2012). “Premier League football at 20: 1992, the start of a whole new ball game”. The Guardian. Truy cập 18 tháng 1 năm 2018.
  • MacInnes, Paul (23 tháng 7 năm 2017). “Deceit, determination and Murdoch's millions: how Premier League was born”. The Guardian. Truy cập 18 tháng 1 năm 2018.
  • “In the matter of an agreement between the Football Association Premier League Limited and the Football Association Limited and the Football League Limited and their respective member clubs”. HM Courts Service. HM Government. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  • Shaw, Phil (ngày 17 tháng 8 năm 1992). “The Premier Kick-Off: Ferguson's false start”. The Independent. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  • “Final 1992/1993 English Premier Table”. Soccerbase. Racing Post. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  • Lovejoy, Joe (2011). “3. The Big Kick-Off”. Glory, Goals and Greed: Twenty Years of the Premier League. Random House. ISBN 978-1-78057-144-7.
  • Northcroft, Jonathan (ngày 11 tháng 5 năm 2008). “Breaking up the Premier League's Big Four”. The Sunday Times. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  • “The best of the rest”. Soccernet. ESPN. ngày 29 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  • “Arsenal make history”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 15 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  • “Power of top four concerns Keegan”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
  • “Scudamore defends 'boring' League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  • “UEFA Champions League – History: Finals by season”. UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  • Góc nhìn: Vì sao Arsenal không thể vô địch Champions League? | TTVH Online
  • “UEFA Europa League – History: Finals by season”. UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  • ^ Jolly, Richard (ngày 11 tháng 8 năm 2011). “Changing dynamics of the 'Big Six' in Premier League title race”. The National. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  • "Champions League defeat could ruin Tottenham's season says Vedran Corluka". The Telegraph. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2014
  • “Alex McLeish says Aston Villa struggle to compete with top clubs”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 8 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2011. "Premier League: Why has it become so hard to defend the title?". BBC. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2018