Luyện tập bức tranh của em gái tôi

Tài liệu tác giả tác phẩm Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6.

Bức tranh của em gái tôi - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả Tạ Duy Anh

Luyện tập bức tranh của em gái tôi

1. Tiểu sử

- Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Việt Đãng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959, quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bêtông ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó theo học trường viết văn Nguyễn Du, đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên

- Ông trở thành thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993. Hiện nay ông là Biên tập viên của Hội nhà văn Việt Nam

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới

- Tác phẩm: Bến thời gian, Bố cục hoàn hảo, Ngày hội cuối cùng, Đi tìm nhân vật (tiểu thuyết), Dưới bàn tay vô hình,... 

- Giải thưởng

+ Giải Nhất truyện ngắn nông thôn Báo Văn nghệ, Báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức

+ Giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng

+ Giải nhì cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong cho truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi.

+ Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.

+ Giải thưởng văn học Thủ đô 2012 cho tập truyện ngắn Lãng du

II. Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Truyện ngắn in trong Bức tranh của em gái tôi, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.

b. Bố cục

Bức tranh của em gái tôi có thể chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: (Từ đầu … đến "phát huy tài năng"): Tâm trạng người anh trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "cùng đi nhận giải"): Tâm trạng người anh khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện.

- Đoạn 3 (Còn lại): Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái mình

c. Tóm tắt

Truyện Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật là bé Phương – thường được gọi là Mèo và người anh trai. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Cậu thất vọng vì mình không có tài năng gì và cảm thấy cả nhà đang lãng quên, hắt hủi mình. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, lúc này người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

d. Thể loại

Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại truyện ngắn.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Giá trị nội dung của Bức tranh của em gái tôi:

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Hướng dẫn soạn bài Bức tranh của em gái tôi bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bức tranh của em gái tôi để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 5383 lượt xem

Tải về


Trang trước

Chia sẻ

Trang sau  


Soạn bài Bức tranh của em gái tôi Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1 Bức tranh của em gái tôi

A. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy? 

Trả lời: 

- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất.

Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao? 

Trả lời:

- Điều em thích nhất ở nhân vật Kiều Phương là sự tốt bụng, nhân hậu của cô bé.

- Vì cô bé rất yêu quý gia đình, yêu quý người anh trai ruột thịt. Mặc cho người anh trai có ghen tị thì cô bé vẫn yêu quý và dành tình cảm trong sáng cho anh trai của mình.

Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ? 

Trả lời:

- Cảm xúc: khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc. 

- Thái độ: không còn xem thường mà thấy có lỗi với em.

- Hành động:

+ Giật sững người.

+ Bám chặt lấy tay mẹ.

+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.

+ Không trả lời mẹ.

=> Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.

Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy? 

Trả lời:

- Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.

- Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. 

- Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.

Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Trả lời:

- Điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ.

- Sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.

- Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

- Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

Luyện tập bức tranh của em gái tôi

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn).

- Dưới bàn tay vô hình (tự truyện).

- Vó ngựa trở về.

b. Giải thưởng

- Giải nhất truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

- Giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng.

- Giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi".

- Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.

- Giải thưởng văn học Thủ đô 2012 cho tập truyện ngắn Lãng Du.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:

“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong.

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện.

- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

- Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.

4. Tóm tắt

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

Luyện tập bức tranh của em gái tôi

5. Giá trị nội dung:

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.