Mất bao lâu để đầu lọc thuốc lá phân hủy

Vì có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nên hiện tại, có khá nhiều “tiểu xảo” khi hút thuốc dành cho những ai nghiện loại sản phẩm độc hại này. Trong đó, đầu lọc thuốc lá bằng nhựa có lẽ là phương pháp phổ biến nhất được những người hút thuốc lá ưa chuộng bởi họ nghĩ, đầu lọc có tác dụng lọc bớt chất độc hại của thuốc lá vào cơ thể. Vậy suy nghĩ này có phải là chính xác?

Nhiều người tin rằng đầu lọc thuốc lá bằng nhựa giúp lọc bớt chất độc

Tỷ lệ hút thuốc lá đáng báo động

Tại Việt Nam, 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá [theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế giới], đứng ở vị trí cao nhất châu Á. Trong khi đó, 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24, trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam [nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam] sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới, tới năm 2020, số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại…

Thuốc lá tàn phá lá phổi của người Việt

Lý do người ta nghiện hút thuốc lá

Thực tế, chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Do vậy, khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hơn hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn.

Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian [neurotransmitters] và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine [epinephrine, norepinephrine và dopamine], beta endorphine và các loại cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tĩnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng.

Lịch sử phát triển của thuốc lá và đầu lọc thuốc lá

Quá trình phát triển đầu lọc thuốc lá

Trước những năm 1950, trên thế giới chưa có loại thuốc lá đầu lọc hoặc nếu có, cũng không ai hút nó. Nguyên nhân là vì thời điểm đó, mặc dù con người đã có nhận thức rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, thế nhưng vẫn chưa có một bằng chứng nào thuyết phục.

Các công ty thuốc lá thời kỳ này đã bỏ ra rất nhiều tiền quảng cáo nhằm cố gắng thuyết phục mọi người rằng nhờ có đầu lọc, thuốc lá đã hoàn toàn được loại bỏ những chất gây hại. Thế nhưng, điều này đã thay đổi vào thập niên 1950 vì thế giới đã công bố các kết quả nghiên cứu y tế đầu tiên, kết luận rằng hút thuốc có liên quan chặt chẽ tới bệnh ung thư phổi.

Như một phản ứng đối với các nghiên cứu y tế, hàng loạt các đợt tiếp thị của các công ty thuốc lá đã quảng bá cho một loại thuốc mới có đầu lọc ở một đầu điếu thuốc. Theo họ, chiếc đầu lọc này là để lọc ra các loại nhựa trong khói thuốc lá và chất nicotine để làm cho việc hút thuốc lá được “an toàn hơn”.

Đầu lọc thuốc lá thực sự có tác dụng gì

Chiếc đầu lọc thuốc lá chủ yếu là bằng nhựa cellulo – acetat, được cấu tạo bởi công nghệ đục thủng những lỗ tí hon, gần như vô hình trong bộ lọc. Khi khói thuốc đi qua bộ lọc, có một chút không khí đi qua những lỗ đục nhỏ này và trộn với khói thuốc. Cho đến ngày nay, các công ty thuốc lá danh tiếng vẫn quảng cáo thuốc lá có đầu lọc sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nhựa khói thuốc và chất nicotine. Với mỗi đầu lọc, người hút thuốc hút vào nhiều không khí hơn và ít khói thuốc hơn, do đó cũng đưa vào cơ thể ít nhựa khói và chất nicotine hơn.

Nhiều loại đầu lọc thuốc lá nhựa mới ra đời được quảng cáo có thể bảo vệ bạn khỏi chất độc do hút thuốc lá gây ra

Tuy nhiên, xét cho cùng, đầu lọc của một điếu thuốc không thực sự làm giảm tác hại của việc hút thuốc vì khi hút bằng đầu lọc, người ta sẽ hút sâu hơn với lượng hơi lớn hơn. Đồng thời, những người nghiện thuốc sẽ hít vào phổi đủ số lượng nicotine mà cơ thể họ cần. Bên cạnh đó, những bằng chứng khoa học mới đây cũng cho thấy rằng, hơn 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá mà con người thải ra trong môi trường phải mất hơn 10 năm mới phân hủy được, do đó, gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho các động vật nhỏ.

Từ những thực tế trên, các nhà khoa học khẳng định việc sử dụng đầu lọc trong thuốc lá với sự bùng phát bệnh ung thư phổi có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Theo đó, đầu lọc làm cho người hút thuốc hít những hơi sâu hơn và lớn hơn, do đó lượng độc tố đi vào phổi nhiều hơn.

[Baonghean.vn] - Y học đã có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, việc sử dụng thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, xã hội và môi trường sống.

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường  học, nơi công cộng và ngoài trời do khói thuốc thải ra ngoài không khí hàng ngàn chất hóa học độc hại. Ngoài tác hại đối với sức khỏe thì thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường.

Đầu lọc thuốc lá gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải lớn. Ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường. Không chỉ là rác thải bẩn, đầu lọc thuốc lá còn gây hại cho các sinh vật dưới nước nếu bị bỏ lại trên bãi biển, sông, hồ hoặc trôi xuống cống thoát nước vì phải mất từ 5 - 7 năm mới phân hủy hết.

Mỗi năm, ước tính có 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, ngoài ra, gỗ còn được sử dụng để xây lò sấy, làm giấy cuốn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá. Trong quá trình sản xuất thuốc lá nhiều chất thải được thải ra môi trường, bao gồm: dung môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất thải hóa học độc hại khác.

Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không có loại cây nào hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong đất [kali, phốt pho và ni tơ] nhiều như cây thuốc lá, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh do đất bị bạc màu.

Trồng cây thuốc lá phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất độc hại có trong thuốc thẩm thấu, tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước, đất… Ngoài ra, tàn thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng và hỏa hoạn lớn vì thường cháy lâu, âm ỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có mức độ an toàn trong việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, nên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động thì không khí trong nhà phải hoàn toàn không có khói thuốc.

Thuốc lá là một trong những tác nhân gây nên thảm họa môi trường. Nguồn: Internet
Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2012 nêu rõ: “Mọi công dân được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá, cũng như yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá” như: Cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc, địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực có nguy cơ cháy nổ cao...

Thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật và tử vong nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mọi người thực hiện nghiêm theo những quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thiết lập môi trường không có khói thuốc lá đã được chứng minh là cách tiếp cận đơn giản, hiệu quả để dự phòng phơi nhiễm và tác hại liên quan đến thuốc lá. Do vậy, chung tay xây dựng môi trường không khói thuốc lá là biện pháp hiệu quả để bảo vệ mọi người./.

Your browser does not support the audio element. Miền Bắc

Ngoài tác hại đối với sức khỏe, thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường. Các hóa chất độc hại có trong đầu mẩu thuốc lá sẽ ngấm vào hệ sinh thái thủy sinh, đe dọa đến chất lượng nước và sinh vật.

4.500 tỉ đầu lọc thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm

Các đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải lớn. Ước tính mỗi năm trên toàn thế giới, có tới 4.500 tỉ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường.

Không chỉ là rác thải bẩn, đầu lọc thuốc lá còn gây hại cho các sinh vật dưới nước nếu bị bỏ lại trên bãi biển, sông, hồ hoặc trôi xuống cống thoát nước vì phải mất từ 5 - 7 năm mới phân hủy hết.

Theo Trung tâm Bảo tồn biển - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo tồn sinh vật biển của Mỹ cho biết, trong các chiến dịch làm sạch và thu gom rác, đầu mẩu thuốc thuốc lá chiếm tới 1/5 trong tổng lượng rác thu gom và trở thành dạng rác thải phổ biến nhất trên Trái Đất.

Mỗi năm trên toàn thế giới có tới 4.500 tỉ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường.

Tại Việt Nam, tuy tỉ lệ hút thuốc giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, có tới 56% người hút thuốc ở Việt Nam bắt đầu hút thuốc trước 20 tuổi và tỉ lệ nữ hút thuốc chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành. Trong số những người đang hút thuốc lá có 75,9% người hút thuốc lá từ 10 điếu và 37,6% hút từ 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày.

Trong khi đó, vào năm 2012, Ocean Conservancy đã tổng hợp số lượng đầu mẩu thuốc lá thu gom được trên khắp thế giới là 52,9 triệu. Con số này đã vượt xa số lượng túi nhựa, giấy gói thực phẩm, chai nước và ống hút thu nhặt được từ đại dương. Điều này đưa vỏ bao thuốc lá và đầu lọc thuốc lá vào đứng top đầu của danh mục 10 loại rác biển có số lượng lớn nhất trong tổng số rác biển thu gom được. Cho đến nay, số lượng đầu mẩu thuốc lá thu gom qua các năm vẫn không ngừng tăng theo thời gian và vị trí nhất bảng của nó không hề thay đổi.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đầu mẩu thuốc lá được cấu tạo một phần bởi chất Cellulose acetate là một chất nhựa khó phân hủy một cách tự nhiên, có chứa các hóa chất độc như: Cadmium, Asen và chì. Trong quá trình hút thuốc, các chất này được giữ lại ở đầu lọc thuốc lá. Khi đầu mẩu thuốc lá bị bỏ đi, gió và mưa đưa chúng đến với các hệ thống nước. Các hóa chất độc hại có trong đầu mẩu thuốc lá sẽ ngấm vào hệ sinh thái thủy sinh, hòa cùng nguồn nước của sông hồ, đại dương, đe dọa đến chất lượng nước và sinh vật.

Hơn nữa, các đầu mẩu thuốc lá được làm bằng chất dẻo xenlulo axetat, khi hoạt động thì chất này giống như một ống dẫn có tác dụng dẫn kim loại vào cơ thể các động vật biển. Các đầu mẩu thuốc lá có thể hoạt động như một phương tiện truyền dẫn kim loại và khi những đầu mẩu thuốc lá này phân hủy có thể ảnh hưởng đến các sinh vật biển.

Thế giới đang nhân rộng chiến lược loại bỏ thuốc lá

Ngày nay, xu hướng bài trừ thuốc lá, cấm hút thuốc lá trở lên mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia, không gian dành cho người hút thuốc lá ngày càng thu hẹp. Việc hút thuốc bị nghiêm cấm ở khắp nơi và những người nghiện thuốc phải tìm một không gian khác để hút thuốc. Bờ sông, hồ hay bãi biển là những lựa chọn và địa điểm lý tưởng cho việc hút thuốc và xả đầu mẩu thuốc lá.

Xu hướng bài trừ thuốc lá, cấm hút thuốc lá trở lên mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trước đó, các nhà khoa học Hàn Quốc đã tìm ra cách biến những mẩu đầu lọc thuốc lá thành một loạt vật liệu có khả năng lưu trữ năng lượng được sử dụng cho tất cả các thiết bị từ điện thoại di động đến xe điện.

Theo đó những sợi cellulose acetate có trong đầu lọc thuốc lá đã vứt bỏ, vốn được coi là độc hại và nguy hiểm trong môi trường, sẽ được chuyển đổi thành vật liệu carbon có thể dùng trong chế tạo siêu tụ điện. Đây là một loại thiết bị cho phép lưu trữ điện năng tốt hơn, sạc nhanh hơn và tuổi thọ lâu hơn so với những thiết bị tích điện hiện có. Không những vậy, nhóm nghiên cứu còn cho biết vật liệu carbon từ đầu lọc thuốc lá sẽ có chi phí thấp, độ xốp cao, dẫn điện tốt lại ổn định.

Tại Việt Nam, mỗi năm, ước tính có 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, thêm vào đó, gỗ còn được sử dụng để xây lò sấy, làm giấy cuốn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá. Quá trình sản xuất thuốc lá tạo ra lượng chất thải rất lớn, trong đó ngoài những chất hữu cơ thông thường như bụi than, giấy vụn còn có dung môi, dầu nhựa và nhiều chất độc khác có trong bụi thuốc lá và môi trường không khí tại nơi sản xuất và khu vực lân cận.

Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không có loại cây nào hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong đất [kali, phốt pho và ni tơ] nhiều như cây thuốc lá, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh do đất bị bạc màu. Diện tích đất ở những nơi trồng thuốc lá thường có tình trạng bạc màu, cằn cỗi, đặc biệt ở vùng đồi dốc. 

Thế giới đang kêu gọi không khói thuốc. Ngành công nghiệp thuốc lá vẫn đang kiếm tìm giải pháp loại bỏ các chất độc hại trong quá trình sản xuất đầu lọc. Tuy vậy, mỗi con người chúng ta cũng có thể góp phần tự cải thiện môi trường sống của mình. Đơn giản như nâng cao nhận thức bản thân về tác hại của đầu lọc thuốc lá và vứt bỏ chúng một cách văn minh, khoa học.

Bên cạnh những nỗ lực khuyến khích cai bỏ thuốc lá đã và đang được thực thi, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] dự kiến, sẽ vẫn còn hơn một tỉ người hút thuốc lá điếu trong tương lai. Đến nay dù đã có một số tín hiệu tích cực về tỉ lệ cai thuốc thành công cũng như ngăn ngừa tình trạng hút mới, nhưng để đẩy nhanh hiệu quả giảm gánh nặng từ nạn hút thuốc lá, Chính phủ các nước đã đưa hướng giảm tác hại vào trong chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia.

Đây cũng đồng thời là hướng tiếp cận thứ 3 mà WHO đã đưa ra, bên cạnh chiến lược giảm nguồn cung thuốc lá điếu và giảm nhu cầu bằng các biện pháp cai thuốc.

Đóng góp vào hướng tiếp cận giảm tác hại thuốc lá của WHO, các tập đoàn thuốc lá trên toàn cầu đã ứng dụng khoa học để đưa ra những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới [hay còn gọi là thuốc lá không khói] có hàm lượng các tác nhân gây hại ít hơn, nhằm thay thế thuốc lá điếu cho những người hiện đang hút thuốc lá.

Lan Anh [T/h]

Video liên quan

Chủ Đề