Mắt cận là tật khúc xạ phổ biến ở lứa tuổi học sinh sinh viên mắt cận là mắt

Nên cho trẻ đi khám kiểm tra mắt 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt. Ảnh minh họa. Nguồn: thenewdaily.com.au

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Opthalmology của Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, ước tính vào năm 2050, khoảng 49,8% dân số thế giới tức hơn 4 tỷ người có thể mắc các tật về khúc xạ. Điều đáng lo ngại là trong số này, có thể có đến gần 1 tỷ người có tỉ lệ cận thị cao dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Và cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, tỉ lệ cận thị trong giới học sinh đang được ước tính khoảng 30%. Cá biệt ở một số trường chuyên, lớp chọn…, số học sinh bị dị tật khúc xạ chiếm đến 60%. Nếu so sánh, trẻ em ở khu vực thành thị trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi có tỉ lệ mắc tật khúc xạ từ 25% đến 40%, tại khu vực nông thôn tỉ lệ này là từ 10% đến 15%.

Tỉ lệ tật khúc xạ đang tăng cao, đặc biệt ở trẻ em trong lứa tuổi đến trường. Có 3 loại tật khúc xạ mà lứa tuổi học đường hay mắc phải là cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó cận thị là tật khúc xạ học đường phổ biến nhất chiếm tới 2/3 số ca mắc. Tật khúc xạ học đường chủ yếu tập trung ở các đô thị, nhất là khu vực nội đô của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

Các loại tật khúc xạ

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến hiện nay, đặc biệt ở trẻ em đang trong độ tuổi đến trường. Khi bị cận thị người bệnh nhìn xa thì mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt [trừ khi cận thị quá nặng]. Nếu cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, nếu để bệnh biến chứng nặng, có thể bị thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Viễn thị là khi nhìn xa rõ hơn nhìn gần, bệnh thường gặp ở tuổi bắt đầu học cấp 1. Viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm. Với biểu hiện, trẻ đọc sách hay nhìn gần bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu, cố gắng nhìn lâu có thể bị đỏ mắt. Mắt có khuynh hướng quay vào trong gây lác trong. Nếu có các triệu chứng này, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

Loạn thị là khi nhìn xa hay gần đều mờ, do bán kính cong của giác mạc [thường gọi là lòng đen] không đều gây mờ ở mọi khoảng cách tầm nhìn. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị cũng giống như tật khúc xạ nói chung: mờ mắt; mỏi mắt; nhức đầu… đặc biệt trẻ bị loạn thị thường hay đọc nhầm chữ X với chữ Y, chữ L với chữ D, chữ F, chữ E....nên ảnh hưởng nhiều đến học tập.

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây tật khúc xạ là bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh thường do yếu tố di truyền và giống người. Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: Tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem tivi, sử dụng vi tính không hợp lý…

Phòng tật khúc xạ tuổi học đường

Để phòng tránh tật khúc xạ tuổi học đường, cần phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Khi học, cứ 1 giờ phải nghỉ 10-15 phút. Xem tivi, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Nơi học tập bảo đảm đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm. Tư thế ngồi học thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 cm với cấp tiểu học, 30 cm với cấp trung học cơ sở và 35 cm với học sinh trung học phổ thông. Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen hoặc giấy quá trắng, quá bóng.

Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng một ngày; ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều... để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Cận thị học đườngtật khúc xạ phổ biến nhất và đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Việt Nam cũng nằm trong danh sách mắc cận thị học đường cao nhất trong khu vực. Vậy cận thị học đường là gì? Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu hay phòng chống tật khúc xạ này ở trẻ em? Theo dõi bài viết dưới đây của các chuyên gia Wit.



Cận thị học đường là gì?

Cận thị học đường là tình trạng các em nhỏ bị tật cận thị ở lứa tuổi đến trường. Khi trẻ em bị tình trạng này, việc nhìn các vật ở xa khó khăn, khiến mắt phải điều tiết liên tục [bộc lộ qua động tác nheo mắt] để thấy rõ các chi tiết gây ra tình trạng mỏi mắt, đau mắt và nhức đầu.

Mắt trẻ nhìn kém, chữ bị nhòe, đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm, sai chữ… dẫn đến tiếp thu kiến thức chậm, kết quả học tập giảm sút, trẻ trở nên mệt mỏi, rụt rè và thiếu tự tin.

Cận thị học đường ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và sinh hoạt của trẻ

Thông thường, người ta chia cận thị học đường ra 3 loại tùy vào mức độ cận:

  • Cận thị ở mức độ nhẹ: Dưới -3,00 diop
  • Cận thị ở mức độ trung bình: Từ -3,00 diop đến -6,00 diop.
  • Cận thị ở mức độ nặng: Từ -6,00 diop trở lên

Tình trạng cận thị học đường tại Việt Nam

Hiện nay, tỉ lệ các cấp học sinh bị cận càng tăng lên, trở thành vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy tỷ lệ bị cận thị học đường tăng rõ rệt từ năm 2013-2017 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm:

  • Năm 2013 cả nước có gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính. Trong đó, trẻ bị cận thị lên đến mức đáng báo động khi chiếm 2/3 và tập trung chủ yếu ở khu đô thị với tỷ lệ từ 30-35%.
  •  Đến năm 2015 cả nước có gần 5 triệu trẻ em [tăng 2 triệu trẻ so với năm 2013] trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ và hơn 40% trong đó bị cận thị, tập trung chủ yếu ở thành thị.

Nguyên nhân gây cận thị học đường

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tật cận thị học đường, nắm rõ được căn nguyên gây bệnh sẽ giúp các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh phát hiện sớm và có biện pháp phòng tránh hiệu quả:

Do di truyền

Có mối liên hệ trong gia đình đối với sự phát triển của cận thị học đường đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, có hơn 24 gen có liên quan nhiều đến cấu trúc mắt.

Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cận thị cao hơn ở những trẻ có cha mẹ cận thị, có đến 33-60% số lượng học sinh bị cận thị có cha và mẹ bị cận thị. Trong đó, chỉ có 6-15% ở những trẻ có cha mẹ không bị cận thị.

Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Đà Nẵng năm 2017 cũng cho thấy có mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tình trạng cận thị của cha mẹ.

Ngồi học sai tư thế

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Ngay từ nhỏ, trẻ đã không được cha mẹ, giáo viên hướng dẫn tư thế ngồi học đúng tư thế, ngoài ra, nơi học thiếu ánh sáng cũng là yếu tố dẫn đến cận thị học đường.

Mắt bị ánh sáng xanh tấn công vì xem các thiết bị điện tử quá nhiều

Hình ảnh trẻ cắm mắt vào điện thoại, laptop hàng giờ không còn xa lạ gì. Việc làm này vô tình hủy hoại dần đi đôi mắt của con trẻ. Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình công nghệ tác động trực tiếp phá hủy các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc là nguyên nhân thấy rõ mắt dễ bị khô và gia tăng cận thị.

Ngoài ra, lạm dụng thiết bị công nghệ sẽ khiến mắt liên tục điều tiết, theo thời gian thủy tinh thể không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu và dẫn đến cận thị.

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò nhất định tham gia vào việc đảm bảo thị lực cho mắt. Trong đó, phải kể đến các vitamin A, E và các vi chất quan trọng khác như Crom và canxi.

Thiếu các vitamin và các vi chất sẽ khiến củng mạc bị suy yếu và trục nhãn cầu bị dài ra, tăng nguy cơ cận thị và khiến cận thị tiến triển nặng hơn.

Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, nguyên nhân sâu xa gây ra tật khúc xạ học đường là thiếu sự chăm sóc đối với đôi mắt, sử dụng đôi mắt quá mức, làm thiếu hụt Thioredoxin. Đối với các bộ phận quan trọng của mắt như giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc các trục trặc xuất hiện khá là sớm như mờ, mỏi, nhức mắt có liên quan đến vai trò của Thioredoxin.

Thioredoxin là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo , đặc biệt Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác. Do đó, thiếu hụt Thioredoxin có thể dẫn tới tật khúc xạ ở trẻ em tăng lên, những người bị đục thủy tinh thể sẽ lão hóa sớm hơn, một số bệnh lý ở hoàng điểm có thể xuất hiện.

Do đó, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, mọi người còn chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho đôi mắt như tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin giúp đôi mắt tăng “sức đề kháng” cũng như cải thiện các bệnh về mắt, trong đó có tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị...

Không được khám mắt định kỳ

Tâm lý chung của đại đa số người Việt Nam chỉ quan tâm đến sức khỏe tổng quát nhưng lại làm “lơ” với sức khỏe của mắt, đặc biệt đối với con em mình, đây cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ cận thị học đường tăng lên.

Do đó, dù là người lớn hay trẻ em cần khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng để bác sĩ kiểm tra tình trạng của mắt và được tư vấn những vấn đề liên quan đến thị lực. Một đôi mắt sáng khỏe sẽ “soi đường dẫn lỗi” để trẻ chinh phục ước mơ của mình.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, còn có một số nguyên nhân gây cận thị học đường như: ở độ tuổi từ 7-14 tuổi, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc thiếu ngủ cũng có nguy cơ cận thị. Một điều đáng nói, hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể quá nhẹ, dưới 2,5kg đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị bẩm sinh. Trẻ sinh non, thiếu tháng từ 2 tuần cũng có nguy cơ bị cận thị cao.

Những dấu hiệu nhận biết cận thị học đường

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể trẻ đã bị cận thị, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám ngay:

  • Trẻ khó khăn trong việc đọc chữ và thường cúi sát bàn lúc đọc và viết
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt
  • Trẻ quá nhạy cảm với ánh sáng, thường xuyên bị chảy nước mắt

Biện pháp phòng ngừa và điều trị cận thị học đường

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị lực. Nếu trẻ bị cận thị thì tùy từng mức độ bác sĩ sẽ chỉ định các loại kính thuốc phù hợp.

Ngoài ra, trẻ được tư vấn để thực hiện các biện pháp để độ cận của trẻ không tăng, cũng như phòng chống cận thị học đường ở những trẻ chưa bị cận:

Chọn bàn học chống cận thị phù hợp

Hãy đảm bảo rằng kích thước bàn ghế học phù hợp với tuổi của trẻ.. Ghế quá cao sẽ khiến trẻ bị còng lưng. Ghế quá thấp mắt trẻ sẽ gần với mặt bàn dễ gây cận thị.

Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế [chiều cao bàn trừ cho chiều cao ghế] không vượt quá 25cm với học sinh tiểu học, 30cm với học sinh THPT cơ sở và không vượt quá 35cm đối với học sinh THPT.

Để chọn bàn học chống cận thị phù hợp cho trẻ, phụ huynh và nhà trường có thể căn cứ vào công thức sau:

  • Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27
  • Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46

Thay đổi tư thế ngồi khi học tập

Tư thế ngồi đúng, ngồi thẳng lưng, vuông góc với ghế, ngực không tỳ và bàn, giữ khoảng cách từ sách vở đến mắt ít nhất là 30 đến 40cm. Hai đùi song song, chân vuông góc với mặt đất, không co hay gác lên chân lên. Tay trái đặt vuông góc với cạnh bàn, giữ vở và tay phải một góc 45 độ với cạnh bàn.

Sử dụng đèn học chống cận thị cho trẻ

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chiếu sáng Bắc Mỹ [IESA], mức độ chiếu sáng phù hợp cho học sinh học tập vào khoảng 300-400 lux. Do đó, cha mẹ nên chọn những đèn học chống cận thị với bóng đèn LED có công suất dưới 13W và có đồ chụp để tránh ánh sáng tập trung không làm lóa mắt.

Ngoài ra, thời gian học tập kéo dài nhiều giờ sẽ khiến mắt điều tiết quá mức và dễ gây ra cận thị. Do đó, cứ mỗi 20 phút nhìn gần sách vở, học tập, nên thư giãn mắt khoảng 20 giây và nhìn xa 20 feet [tương đương 6m].

Bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt cho mắt

Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa cận thị hiệu quả. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều các dưỡng chất có lợi cho mắt như:

  • Vitamin A có nhiều trong thịt đỏ, sữa, lòng đỏ trứng, gan động vật, cà rốt…
  • Kẽm có trong các loại cá như cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu, sò biển…
  • Selen dồi dào ở trong cá, tôm, hải sản, nấm, đậu tương, cà rốt…
  • Crom như gan động vật, thịt bò, nấm, nho…
  • Vitamin B1, B2 có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, rau màu xanh đậm…

Cho trẻ uống thuốc bổ mắt

Thuốc bổ mắt giúp bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện tình trạng mỏi mắt, nhức mắt, khô mắt, đặc biệt bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm nuôi dưỡng mắt và phòng chống cận thị học đường hiệu quả, giúp bảo vệ mắt không tăng độ cận.

Thuốc bổ mắt giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng mà qua ăn uống không cung cấp đủ cho cơ thể.

Lưu ý: Khi mua thuốc bổ mắt cho trẻ em bị tật cận thị học đường các bậc phụ huynh cần chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan ban ngành các cấp kiểm định về chất lượng và độ an toàn.

Một gợi ý lý tưởng cho trẻ cận thị từ 12 tuổi là sản phẩm WIT của Mỹ, với 100% thành phần từ thiên nhiên, đặc biệt WIT được tinh chết từ một loại bông cải xanh [Broccoli] rất giàu Sulforaphane có tác dụng giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin - loại protein tự nhiên đặc biệt cho mắt, có khả năng bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, là một cách chăm sóc và phòng chống cận thị học đường bạn có thể tham khảo.

Những lầm tưởng về bệnh cận thị học đường mà nhiều phụ huynh mắc phải

1. Cho trẻ đeo kính thường xuyên

Trẻ bị cận thị khả năng nhìn kém, cần đeo kính để hỗ trợ tăng chức năng của thị giác. Nếu không đeo kính, mắt phải điều tiết liên tục khiến độ cận tăng lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ làm rối loạn phát triển thị giác cả 2 mắt.

2. Chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, nhìn gần thì có thể không cần đeo

Quan điểm này chỉ đúng với những trường hợp cận nhẹ dưới 1 độ. Còn đối với các trường hợp cận trung bình và nặng trên 2 độ nếu không đeo kính sẽ gây áp lực lên mắt khiến chúng phải điều tiết liên tục làm tăng độ nhanh hơn.

Do đó, đeo kính và giữ khoảng cách đúng khi học tập sẽ giúp mắt không rơi vào tình trạng tăng độ do thói quen nhìn gần.

3. Mắt có biểu hiện tăng độ nhưng vẫn nhìn được, nên không đi kiểm tra mắt lại

Đây là quan điểm sai lầm và bạn đang vô tình hủy hoại đôi mắt của trẻ. Việc đeo kính không đúng độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn bình thường nên độ tăng nhanh là điều dễ hiểu. Do đó, khi phát hiện tăng độ, bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở mắt uy tín để khám và có giải pháp phù hợp.

4. Chữa trị tật cận thị tại nhà

Hiện nay trên mạng có rất nhiều cách chữa cận thị tại nhà, tuy nhiên chưa được khoa học chứng minh. Tất cả các bài tập mắt chỉ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ chứ không có khả năng điều trị khỏi cận thị.

5. Cận thị sẽ “đeo bám” suốt đời

Nếu như khoảng 50 năm trước thì điều này đúng với Việt Nam. Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển, việc thực hiện các ca phẫu thuật mắt trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Do đó, khi đủ 18 tuổi, bạn có thể đến bệnh viện mắt uy tín khám và được thực hiện gói phẫu thuật mắt cận phù hợp và có thể tự tin rời nói lời “tạm biệt” với đôi kính của mình.

Cận thị học đường ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và tương lai của các em. Do đó, các bậc phụ huynh và nhà trường nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi trẻ còn quá nhỏ và thường xuyên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ.


Video liên quan

Chủ Đề