Mắt người bình thường bao nhiêu độ năm 2024

Tình trạng loạn thị nặng nhất là trên 3 diop. Đây được gọi là loạn thị cực độ, khiến thị lực của mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sớm thì bạn có nguy cơ đối diện với việc mất thị lực nhanh chóng.

Mức độ loạn thị được đo bằng diop giống như cận thị. Mỗi người sẽ có các độ loạn thị khác nhau nên cần dựa vào tình trạng mắt của mình để có những giải pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

  • Mắt bình thường: Độ loạn thị 0 diop
  • Mắt loạn thị nhẹ: Độ loạn thị nhỏ hơn 1 diop
  • Mắt loạn thị vừa phải: Độ loạn thị từ 1 đến 2 diop
  • Mắt loạn thị nặng [loạn thị cực độ/cực đoan]: Độ loạn thị lớn hơn 3 diop.

\>> Loạn thị có tăng độ không?

II. Loạn thị ảnh hưởng như thế nào tới thị lực?

Loạn thị là tật khúc xạ của mắt. Khi đó hình ảnh của vật thể và ánh sáng không thể tập trung tại võng mạc dẫn tới hiện tượng nhìn mờ. Đây được xem là kết quả của giác mạc bị biến dạng, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi với nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh. Một số trường hợp còn lại là do có thói quen sinh hoạt và chăm sóc mắt không tốt.

- Với các trường hợp loạn thị nhẹ: thị lực sẽ không bị ảnh hưởng. Bạn sẽ không có những dấu hiệu bất thường hay khó chịu nào đối với trường hợp này nên không cần thiết phải can thiệp điều trị.

- Với các trường hợp loạn thị vừa phải: thị lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi bạn có cảm giác nhìn mờ, đau đầu, khó chịu,...

- Loạn thị nặng: sẽ gây ra nguy cơ nhược thị rất cao. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ bị suy giảm thị lực, thậm chí là mất thị lực, không thể phục hồi.

Một số dấu hiệu cho thấy loạn thị đang dần ảnh hưởng đến thị lực mà bạn cần chú ý như sau: chóng mặt, nhìn mờ, đau đầu, mỏi mắt, không nhìn rõ vật ở gần hoặc xa, khó nhìn rõ vật vào ban đêm,…

III. Loạn thị có những mức độ nào?

Các mức độ của loạn thị được biểu hiện thông qua 4 dạng chính như sau:

1. Loạn thị đều

Kinh tuyến trong mắt người bị loạn thị sẽ có sự thay đổi từ chiết quang cao nhất đến chiết quang thấp nhất. Triệu chứng của loại loạn thị này được chia thành 2 dạng:

  • Quáng mắt: Mắt đau rát, khó chịu [đặc biệt là khi ánh sáng mặt trời chiếu vào]
  • Song thị 1 mắt: Hiện tượng nhìn 1 vật thành 2 [nhìn đôi]

2. Loạn thị cận

Đây là tình trạng mắt vừa bị cận vừa bị loạn thị, khi 1 hoặc cả 2 kinh tuyến chính của mắt bị cận thị.

3. Loạn thị viễn

Loạn thị viễn là tình trạng mắt vừa bị loạn vừa bị viễn thị, khi mà 1 hoặc cả 2 kinh tuyến chính của mắt bị viễn thị.

4. Loạn thị hỗn hợp

Tình trạng này xảy ra khi 1 kinh tuyến mắt bị cận, kinh tuyến còn lại bị viễn thị.

IV. Loạn thị có tự khỏi được không?

Loạn thị không thể tự khỏi được và có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Thực tế cho thấy, mắt của bạn sẽ không phát triển khi bạn bước sang tuổi 25 và điều này đồng nghĩa với việc trong khoảng thời gian sau đó các tật khúc xạ sẽ không thay đổi nữa.

Do vậy mà nếu bạn mắc loạn thị nhẹ [dưới 1 diop] thì tình trạng này sẽ luôn tồn tại, tuy nhiên nó sẽ không ảnh hưởng đến thị lực và không cần thiết phải can thiệp điều trị.

Với các trường hợp loạn thị vừa và nặng, việc điều trị là cần thiết vì loạn thị không thể tự khỏi và tự cải thiện. Nếu không có những giải pháp điều trị phù hợp, mắt của bạn sẽ nhìn không rõ, gây ảnh hưởng đáng kể đến tầm nhìn và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

V. Khi nào phải đeo kính nếu bị loạn thị?

Đeo kính là một giải pháp được nhiều người sử dụng để điều trị loạn thị, giúp cải thiện tầm nhìn, ngăn chặn nguy cơ thị lực suy giảm. Đối với những người có độ loạn thị nhẹ, việc can thiệp điều trị là không cần thiết nên sẽ không bắt buộc phải đeo kính.

Ngược lại, với những người có độ loạn thị từ 1 diop trở lên với các triệu chứng như mắt nhìn mờ, chóng mặt, đau mắt,… thì nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi những biến chứng nguy hiểm do loạn thị gây ra. Tùy vào độ loạn mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thời gian và tần suất đeo kính phù hợp.

\>> Xem thêm: Loạn thị có tăng độ không? Hướng dẫn cách điều trị loạn thị

VI. Chăm sóc mắt khi bị loạn thị thế nào cho hiệu quả?

1. Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Biến chứng của loạn thị có thể diễn biến nặng hơn nếu người bệnh không có thói quen sinh hoạt điều độ và lành mạnh. Do vậy bạn nên:

  • Để mắt có thời gian nghỉ ngơi phù hợp [khoảng 20 đến 30 phút] sau khoảng thời gian học tập và làm việc căng thẳng, đặc biệt là với những người sử dụng máy tính/điện thoại trong thời gian dài.
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và không nên thức khuya
  • Hạn chế sử dụng thiết bị di động, điện tử trong thời gian quá dài
  • Đọc sách và làm việc tại nơi có đầy đủ ánh sáng
  • Đeo kính râm [kính mát] khi ra đường, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn và ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt trực tiếp.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Những thực phẩm giàu vitamin C, A, omega 3 sẽ giúp đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý của mắt, bảo vệ đôi mắt khỏi tình trạng suy giảm thị lực hiệu quả.

3. Luyện tập các bài luyện mắt

Với những người mắc bệnh loạn thị, việc thực hiện các bài tập luyện mắt là điều cần thiết để cải thiện thị lực. Các bài tập có thể kể đến như: nhìn vật thể xa gần, chớp mắt,… sẽ giúp mắt giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, hỗ trợ điều trị loạn thị hiệu quả và an toàn.

4. Sử dụng nước nhỏ mắt

Nước nhỏ mắt sẽ giúp đôi mắt của bạn không bị khô, đồng thời vệ sinh mắt, bảo vệ mắt tốt nhất. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt giữ ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt, ngăn ngừa tình trạng khô mắt, cộm mắt.

5. Thăm khám mắt định kỳ

Người mắc loạn thị cần thăm khám mắt định kỳ từ 3 đến 6 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ được tình trạng bệnh lý của mình và có những giải pháp phù hợp, kịp thời khi bệnh có diễn biến phức tạp.

Độ cận của mắt 7 10 là bao nhiêu?

Vấn đề “thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ?” được rất nhiều người bệnh quan tâm đến. Khi bạn nhận được kết quả là thị lực 7/10, thì đây là mức đánh giá tương đương với -0,5 Diop, hoặc nói theo cách dễ hiểu hơn là bị cận 0,5 độ. Thị lực mắt 7/10 được đo bằng cách ghi kết quả kiểm tra thị lực trong khi đọc bảng chữ.

Do mắt cân 9 10 tương đương với bao nhiêu độ?

Thị lực 9/10 là cận bao nhiêu độ? Như đã nói ở trên, con số này cho thấy thấy vẫn nhìn tốt, chỉ thấp hơn người thị lực tốt khoảng 1 feet – 2 feet. Nếu quy đổi sang độ cận thì ước chừng cận -0.25 độ đến -0.50 độ.

Cận 7 độ là bao nhiêu diop?

Thị lực 6 - 7/10: Độ cận tương ứng -0.5 Diop. Thị lực 4 - 5/10: Độ cận tương ứng -1 Diop. Thị lực 1/10: Độ cận tương ứng từ -1.5 đến -2 Diop. Thị lực dưới 1/10: Cận trên -2.25 Diop.

Làm sao để biết mắt mình cần bao nhiêu độ?

Cách tính độ cận thị:.

Lấy thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây đến điểm đánh dấu của 2 mắt tính bằng centimet. Lấy 100 chia cho khoảng cách vừa đo được sẽ cho ra kết quả độ cận thị của mắt..

Độ cận = 100/ khoảng cách [cm]. Ví dụ: Khoảng cách nhìn rõ là 40 cm thì độ cận = 100/40 = 2.5 độ..

Chủ Đề