Mẹo chữa bong da tai nghe

Lưu ý rằng hướng dẫn này chỉ thực hiện dành cho những vết bỏng nhẹ bên ngoài da. Nên nếu gặp phải bỏng nặng thì hãy đến bệnh viện gần nhất để xử lý điều trị tốt hơn.

Sử dụng nước sạch

Khi bị bỏng, việc đầu tiên nên làm là bạn hãy dùng nước sạch rửa qua vết bỏng, ngâm trong nước lạnh 15 phút. Nếu khó ngâm thì bạn có thể dùng gạc thấm nước lạnh và đắp lên, như thế sẽ giảm được đau rát, cho da nhanh hồi phục hơn. Hãy lưu ý là sử dụng nước lạnh không dùng nước đá vì sẽ có thể gây những tổn thướng nhất định tới vết bỏng.

Lưu ý khi xử lý vết bỏng: Chỉ nên dùng nước mát bình thường chứ không nên chườm bằng nước đá trong tủ lạnh lên vết thương. Việc lấy đá lạnh chườm lên vị trí bị bỏng có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn. Vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến cho biểu bì da bị co rút lại, khiến vết bỏng càng lâu khỏi và dễ bị viêm loét.

Sử dụng mật ong

Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích giúp khử trùng vết thương và chữa bỏng. Nếu gặp phải bỏng tay, hãy thấm mật ông vào  băng gạc rồi đắp lên vùng da bị bỏng, bạn sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng.

Sử dụng lòng trắng trứng

Sau khi bạn rửa sạch vết bỏng, hãy tách riêng trắng trứng vịt, đánh đều lên và bôi lên vết bỏng thường xuyên trong ngày sẽ giúp giảm đau, giảm phồng rộp da.

Nha đam làm dịu đi vết bỏng

Nha đam chữa đau và trị bỏng vô cùng hiệu quả, nếu bị bỏng ít thì sử dụng nha đam đắp lên cũng sẽ mang đến sự mát hơn, thoải mái hơn ở vùng da bị bỏng, hỗ trợ mau lành vết bỏng mà không cần dùng thuốc đặc trị.

Sử dụng hành tây

Hành tây thực sự có rất nhiều công dụng khác nhau và một trong những công dụng tuyệt vời của nó làm giúp giảm đau, ngăn phồng rộp khi bị bỏng tay. Hãy cắt và vắt nước hành tây lên vết bỏng ở tay, bạn sẽ cảm thấy tác dụng nhanh chóng. Nếu duy trì đều đặn vài lần trong ngày thì vùng da bỏng sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nghệ

Nghệ đã là một thần dược với các vết thương, vết sẹo ngoài da. Và tất nhiên, khi bị bỏng thì nghệ cũng là một “bài thuốc” quý để giảm đau, hạn chế hình thành sẹo.

Hãy giã nát nghệ và nấu chung với dầu mè hay dầu đậu phộng để nguội và bảo quản ở một nơi trong nhà. Khi không may bị bỏng thì dung dịch này khi thoa lên vết thương sẽ giúp giảm đau rát, và tất nhiên là ngăn ngừa hình thành sẹo.

Bên trên là những nguyên liệu hết sức cơ bản mà bạn có thể tìm thấy ngay trong gian bếp của nhà mình. Hãy ứng dụng và xử lý ngay nếu bị bỏng để tránh khó chịu vì đau rát, khó hoạt động vì phồng rộp hay hạn chế việc hình thành sẹo sau khi đã phục hồi.

ĐIỆN MÁY THIÊN HÒA

Khi bị bỏng, bạn hãy dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút. Nếu vết bỏng ở vùng khó ngâm, bạn có thể dùng miếng băng gạc thấm nước rồi đắp lên vết bỏng và lặp lại sau vài giờ để giảm cảm giác đau rát.

Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho da.

Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích, một trong những số đó là khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả. Hãy thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết thương khoảng 3 - 4 lần/ngày.

Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu nhưng dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ một thời gian ngắn, vết bỏng sẽ nhanh lên da non.

Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà hoặc vịt, cho vào chén rồi khuấy đều, sau đó ngâm vết bỏng vào. Hoặc bạn có thể dùng băng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên vết bỏng, một ngày làm khoảng 4 lần, da sẽ nhanh chóng giảm phồng rộp.

Khoai tây có tác dụng kháng đau rát và làm dịu vết thương rất hiệu quả. Bạn hãy cắt một lát khoai tây và đắp lên vùng da bị bỏng, có thể chà nhẹ để nước trong khoai tây ngấm vào vết thương. Một điều bạn cần lưu ý là phải đắp khoai tây lên vết bỏng càng sớm càng tốt để da không bị phồng rộp lên nhé!

Nha đam chữa đau và trị bỏng rất hiệu quả. Sau khi rửa qua vết bỏng với nước, bạn cắt 1 miếng nha đam đắp lên, cũng chà nhẹ như với khoai tây để dịch nhờn nha đam thấm vào vết bỏng. Chẳng bao lâu vết thương sẽ mau lành mà bạn cũng không cần dùng đến thuốc đặc trị.

Bạn cho túi lọc trà vào nước lạnh trong vài phút rồi chà nhẹ lên vết bỏng, hoặc cũng có thể để túi trà trên vết bỏng rồi dùng băng gạc quấn lại cố định. Chất tanin trong trà đen có tác dụng làm dịu sức nóng do vết bỏng gây ra.

Hòa giấm và nước với lượng bằng nhau rồi rửa sạch vết bỏng, sau đó bạn dùng băng gạc thấm dung dịch này rồi băng lại, cứ 2 - 3 giờ thay băng gạc mới một lần. Giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bạn cắt một miếng hành tây rồi vắt nước lên chỗ bỏng, nhớ là cắt ra phải dùng ngay vì hành tây để lâu sẽ mất đi chất làm giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp. Kiên nhẫn làm vài lần trong ngày, vùng da bị bỏng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Nghệ giã nát rồi nấu chung với dầu mè hoặc dầu phộng, đợi nguội rồi đổ vào lọ bảo quản khi cần dùng. Nếu bị bỏng, bạn lấy bông chấm dung dịch này rồi thoa lên vết thương. Chỗ bỏng sẽ giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo xấu xí cho da.

Để chữa vết bỏng vì nước sôi, bạn trộn một ít dầu dừa cùng vài giọt nước chanh rồi thoa lên chỗ bỏng. Dầu dừa giàu vitamin E sẽ kháng viêm và kháng khuẩn, nước chanh sẽ làm mờ vết bỏng. Dung dịch này thực sự không thua gì một loại thuốc trị bỏng nào mà lại luôn có sẵn trong bếp hoặc tủ lạnh.

Những nguyên liệu chữa vết bỏng nhẹ trên đây rất đơn giản và dễ tìm, luôn có sẵn trong bếp mà hiệu quả cũng không thua bất kỳ loại thuốc đặc trị nào. Nếu biết thêm mẹo hay trị bỏng nào khác thì bạn hãy chia sẻ với Điện máy XANH nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • Đăng 11/08/2014

Da tay bị khô bong tróc do một số nguyên nhân sau:

  • Điều kiện thời tiết quá khô hoặc quá lạnh có thể làm khô da, khiến da tay bị bong tróc hoặc nứt nẻ. Nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu và tăng nguy cơ bùng phát các bệnh da liễu mãn tính.

  • Rửa tay thường xuyên: dù rửa tay thường xuyên có thể giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn có hại nhưng lại vô tình loại bỏ lớp dầu bảo vệ khiến da không còn giữ được độ ẩm, gây khô da hoặc viêm da.

  • Tác hại của tia UV có thể khiến da của bạn bị cháy nắng làm sưng đỏ, đau rát và mềm trước khi bong tróc thành từng mảng lớn.

  • Tình trạng da tay, chân bị khô và bong tróc có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu như bệnh á sừng, bệnh chàm khô tróc vảy, bệnh vảy nến, viêm da...

  • Các hóa chất độc hại như trong ngành công nghiệp, xây dựng và sản xuất hoặc những hóa chất tẩy rửa thông dụng hằng ngày để lau sàn, rửa chén... đều có thể khiến da tay bị khô, kích ứng và dễ bong tróc.

Corticoid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormon steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hormone đó. Thuốc mỡ corticoid là sản phẩm chuyên dùng điều trị da tay bị bong tróc có tác dụng giữ ẩm cho da, hạn chế tình trạng dày sừng và nứt nẻ. Ngoài ra, hoạt chất corticoid gây ức chế hoạt động miễn dịch, từ đó giúp giảm viêm, kháng dị ứng và ngăn ngừa tổn thương lan tỏa rộng.

Cách sử dụng: Cần làm sạch da tay trước khi bôi thuốc, sau đó thoa 1 lớp thuốc mỏng nhẹ lên da và để khô tự nhiên. Lưu ý về độ mạnh của sản phẩm và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng nếu tình trạng khô da của bạn nghiêm trọng và có dấu hiệu chuyển sang các bệnh lý về da.

Giá thành: 100.000/tuýp 15g

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ có 2 hoạt chất là Tacrolimus và hoạt chất Pimecrolimus[ dẫn xuất của ascomycin].

Thuốc dùng bôi tại chỗ, vùng da không bị nhiễm trùng, có tác dụng giảm tụ cầu vàng trên da giúp tạo hàng rào bảo vệ da, chống viêm. Loại thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng không gây mỏng da, teo da và giãn mao mạch. Ngoài ra, đối với những trường hợp sử dụng corticoid hơn 14 ngày nhưng triệu chứng chưa thuyên giảm hẳn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế calcineurin. 

Kẽm có tác dụng làm dịu, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.Các sản phẩm thuốc mỡ, kem bôi ngoài da thường phối hợp Kẽm Oxyd với các hoạt chất khác trong các chế phẩm như: titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, Peru, ... Những người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc thì không nên sử dụng. Kem bôi chứa kẽm được sử dụng nhằm giữ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô ráp, bong tróc và giảm ngứa nhẹ. Ngoài ra còn giúp điều trị da khô, vùng da bị kích ứng và chống oxy hóa, hữu ích trong việc ngăn ngừa tổn thương do UV gây ra.

Giá thành: 30.000-40.000/ hũ nhựa 100g

Histamin là chất trung gian có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Đích tác động của histamin trong cơ thể bao gồm thụ thể histamin H1. Khi các tác nhân dị ứng xâm nhập cơ thể, histamin được phóng thích tác động lên thụ thể H1 gây ra phản ứng dị ứng [phù nề, viêm, ngứa, phát ban, co thắt khí quản ...]. Các thuốc kháng histamin là chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng khiến histamin không tác dụng lên tế bào..

Ngoài tác dụng giảm ngứa, giúp kiểm soát và hạn chế hình thành tổn thương mới.Thuốc kháng histamin còn được dùng điều trị dị ứng: nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng; các trường hợp bị côn trùng cắn…

  • Tùy theo từng bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bạn có thể tăng thêm số lần bôi trong ngày.

  • Thời gian sử dụng thuốc trị bong tróc da tay không quá 2-3 tuần. Khi sử dụng thời gian lâu sẽ dẫn đến các biến chứng teo da, mỏng da, xuất huyết da, giãn mạch máu, rậm lông.

  • Tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được chỉ định tần suất sử dụng thuốc trị bong tróc da tay trong thời gian tốt nhất

  • Bạn có thể kết hợp uống thêm các loại vitamin A, C, E, vitamin nhóm B để giúp cải thiện da tay bong tróc hiệu quả.

Để phòng ngừa tình trạng da tay bị bong tróc nghiêm trọng dẫn đến dùng thuốc, hãy lưu ý những điều sau: 

  • Khi lau tay hoặc rửa tay, bạn không nên chà xát da sẽ làm cho tình trạng bong tróc trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy vỗ nhẹ vào khăn cho da khô hoặc xoa tay nhẹ nhàng.

  • Uống đủ nước: Bạn uống ít nhất 8 ly nước một ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng bong tróc da tay.

  • Sử dụng kem dưỡng da tay hoặc body.

  • Nếu da bị khô ở mức nhẹ, hãy ngâm da tay bị bong tróc với hỗn hợp mật ong, cốt chanh hoặc yến mạch trong 10 phút mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng dưa chuột, thái thành lát mỏng và massage lên da tay. 

Trên đây là những cách phòng ngừa tình trạng bong tróc da tay và các loại thuốc trị bong tróc da tay hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm đều có những tác dụng phụ và yêu cầu khi sử dụng phù hợp. Vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn hoặc nhờ tư vấn của bác sĩ để đạt hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất từ đó bảo vệ đôi tay mình luôn được mềm mại nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 4 tháng 2 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề