Mổ chửa ngoài dạ con được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thu Hà - Bác sĩ Sản Phụ Khoa, Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung, thông thường là vòi tử cung [chiếm 95%], buồng trứng, ổ bụng hay ở cổ tử cung. Vị trí thai làm tổ không có chức năng chứa thai nên nguy cơ có thể vỡ gây mất máu nhiều và nhanh ảnh hưởng đến tính mạng đến sản phụ nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

1. Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Khi chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng thai đã vỡ hay chưa để đưa ra phương án điều trị thích hợp: dùng thuốc điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật có hai loại tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp với lâm sàng

  1. Phẫu thuật nội soi: Thời gian lưu viện 01-02 ngày
  2. Phẫu thuật mở: Thời gian lưu viện 02-03 ngày

Cách thức phẫu thuật có hai loại:

  • Phẫu thuật bảo tồn vòi tử cung
  • Phẫu thuật cắt khối chửa [không bảo tồn vòi]

Tùy từng loại phẫu thuật và cách thức phẫu thuật có thời gian thăm khám và theo dõi khác nhau.

Phẫu thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung

2. Các vấn đề theo dõi sau phẫu thuật

  • Những thay đổi sau phẫu thuật;

+ Giảm triệu chứng nghén:

+ Ra máu âm đạo sau phẫu thuật 2-3 ngày giống như hành kinh nhưng lượng ít hơn [do sụt giảm nội tiết hoặc ra máu đúng kỳ kinh], hình thành một chu kỳ kinh mới.

  • Sau phẫu thuật nữ giới được hẹn tái khám sau khoảng 01- 02 tuần.
  • Nếu sau phẫu thuật : Khi thấy thấy sốt, đau bụng, ra máu âm đạo nhiều, sưng nề chảy máu vết mổ .... thì bắt buộc phải đến bệnh viện khám lại ngay

Tùy từng phương pháp phẫu thuật để hướng dẫn theo dõi khác nhau, nhìn chung ca phẫu thuật nội soi và mổ mở:

  • Nếu bảo tồn vòi tử cung thì thời gian hẹn tái khám lại sau 1 tuần:

+ Kiểm tra lại vết mổ, toàn trạng.

+ Định lượng và theo dõi beta HCG.

+ Siêu âm nếu cần.

Siêu âm kiểm tra sau phẫu thuật

Nếu không bảo tồn vòi tử cung: tái khám sau 2-3 tuần.

  • Tư vấn thai sản và kế hoạch hóa gia đình:

Nếu nguyện vọng mong muốn có con thì phụ nữ khám lại cần kiểm tra phụ khoa, tư vấn kế hoạch có thai lại sau 2-3 tháng [ tùy tình trạng sức khỏe của phụ nữ], nên lựa chọn biện pháp tránh thai trong giai đoạn này.

Nếu không có nguyện vọng có con thì sẽ tư vấn các biện pháp tránh thai: bao cao su, thuốc tránh thai, cấy que [chống chỉ định đặt vòng]

Trường hợp mổ chửa ngoài tử cung kết hợp với triệt sản thì khám lại sau mổ 2 tuần và khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần

  • Tư vấn sinh hoạt và dinh dưỡng:

Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và sắt.

Nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe tối thiểu 2 tuần.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa sản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bảo tồn vòi tử cung ở người bị thai ngoài tử cung
  • Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung kích thước 18x16mm thế nào?
  • Điều trị thai ngoài tử cung thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khi người vợ phá thai bệnh lý thì người chồng có được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không? Lao động nữ được hưởng thời gian hưởng Chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý bao lâu? Vợ tôi do mang thai ngoài tử cung nên vợ tôi phải phá thai và phải nghỉ vài hôm để phẫu thuật. Vì vợ tôi yếu, hai vợ chồng ở xa nội ngoại và chỉ có hai vợ chồng ở với nhau. Do đó, khi vợ tôi ở tôi phải ở nhà chăm sóc vợ vài hôm. Cho tôi hỏi trường hợp của tôi, tôi có được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? Và vợ tôi có thể nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm không bao lâu? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn!

Vợ phá thai bệnh lý thì chồng có được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không?

Căn cứ Công văn 1967/BYT-BH năm 2013 ' title="vbclick['3951B', '364647'];" target='_blank'>Công văn 1967/BYT-BH năm 2013 xác định bệnh làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội quy định:

1. Các trường hợp mang thai trứng hoặc có thai ngoài tử cung là các trường hợp bệnh lý

Theo đó, phá thai ngoài tử cung là phá thai bệnh lý.

Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' title="vbclick['3F674', '364647'];" target='_blank'>Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Lao động nữ mang thai;
  1. Lao động nữ sinh con;
  1. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  1. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  1. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Và căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật này quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

...

Theo đó, người lao động nam được hưởng chế độ thai sản là khi có vợ sinh con và thời gian hưởng chế độ phá thai bệnh lý quy định lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy, bạn không được hưởng chế độ thai sản khi vợ bạn phá thai bệnh lý.

Lao động nữ được hưởng thời gian hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý bao lâu?

Theo phân tích trên thì vợ bạn được hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý và có thời gian hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý.

Căn cứ Điều 33 Luật trên quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  1. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  1. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  1. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mổ nội soi thai ngoài tử cung được nghỉ chế độ bao nhiêu?

Như vậy, vợ bạn mổ thai ngoài tử cung sẽ không thuộc trường hợp hưởng chế độ thai sản mà sẽ được thực hiện theo chế độ ốm đau.

Sau phẫu thuật cắt tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày?

Sau khi thực hiện việc cắt tử cung toàn phần, thời gian phục hồi rất nhanh chỉ khoảng 2 tuần đối với phương pháp mổ nội soi. Còn nếu bạn thực hiện theo phương pháp mổ hở thì thời gian để hồi phục sẽ là 6 đến 8 tuần.

Mổ lấy thai ngoài tử cung bao lâu thì lành?

Vết mổ này sẽ cần tới 6 tuần để lành hẳn. Với những trường hợp không phẫu thuật, dùng thuốc để thai tự hủy thì mẹ hồi phục rất nhanh. Nhưng mẹ cần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai đã tự hủy hết. Các mẹ cần kiêng cữ để sức khỏe nhanh chóng hồi phục sau mổ thai ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử cung sau bao lâu thì quan hệ được?

Thông thường mổ chửa ngoài tử cung bác sĩ sẽ chỉ làm sạch vùng thai làm tổ không đúng chỗ, ít gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục ngoài hay buồng trứng của em. Vì thế việc kiêng quan hệ tình dục của chị em không phải kéo dài trong thời gian quá lâu. Thông thường chỉ phải kiêng trong khoảng 6 tuần là có thể quan hệ được.

Chủ Đề