Mổ đẻ sau bao lâu thì tập đi

  • Vết mổ sưng, nóng, có màu đỏ, đau hoặc rỉ dịch
  • Bạn bị sốt cao hơn 38°C
  • Âm đạo chảy rất nhiều máu hoặc dịch âm đạo có mùi hôi…

Thường trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ ghi lịch hẹn yêu cầu bạn đến bệnh viện kiểm tra vào khoảng 4 tuần sau đó. Ở lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, cổ tử cung, vết mổ, đo huyết áp và kiểm tra cân nặng, chỉ định bạn siêu âm để kiểm tra tử cung để đánh giá mức độ phục hồi. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên thích hợp về thời điểm quan hệ sau sinh mổ an toàn, cũng như tư vấn phương pháp tránh thai sau sinh.

Thông thường, mẹ bỉm sữa chỉ nên quan hệ sau thời điểm mổ bắt con khoảng 6 tuần. Đây là thời điểm mà cơ thể bạn đã phục hồi, những cơn đau từ vết mổ đã có thể biến mất.

Nếu có băn khoăn về việc sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được hay tránh thai sau sinh mổ, bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ ở lần thăm khám này. Dựa trên tình hình sức khỏe của bạn, mức độ phục hồi của tử cung, bác sĩ sẽ giải đáp chính xác cho bạn và tư vấn về thời điểm thích hợp tiến hành đặt vòng tránh thai hay áp dụng hình thức tránh thai phù hợp.

3. Cần lưu ý gì khi cho con bú sau sinh mổ?

Thời gian cho bé bú sau sinh mổ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và bé. Bạn có thể cho bé bú ngay trong một giờ đầu sau sinh hoặc nếu sinh mổ bằng hình thức gây mê toàn thân, bạn có thể chờ khoảng 4 đến 6 giờ khi thuốc mê bớt tác dụng. Sau sinh, bạn nên cho bé bú càng sớm càng tốt, điều này không chỉ tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp mẹ nhanh hồi phục, giảm nguy cơ băng huyết.

Theo nghiên cứu, trẻ sinh mổ thường“thiệt thòi” hơn trẻ sinh thường. Bởi trẻ sinh mổ không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn tại đường sinh tự nhiên của mẹ cũng như mất đi đi cơ hội được bú sữa non trong vòng vài giờ đầu sau sinh. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột dễ bị mất cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.

Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện với 2 triệu trẻ em tại Đan Mạch từ tháng 1/1973 đến tháng 3/2016, trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh Celiac và bệnh viêm ruột cao hơn đáng kể so với trẻ sinh thường [9] Không chỉ dừng lại ở đó, kết quả nghiên cứu vào tháng 11/2020 được tổng hợp dữ liệu từ hơn 7 triệu ca sinh ở Đan Mạch, Scotland, Anh và Úc từ năm 1996 đến năm 2015 còn cho thấy trẻ sinh mổ có nhiều khả năng nhiễm các loại nhiễm trùng lâm sàng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp và nhiễm virus. Nguy cơ này vẫn cao đối với trẻ em từ 2-5 tuổi. Ngoài ra, kết quả của gần 2000 bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa trẻ sinh mổ và bệnh hen suyễn cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn.

Chính vì vậy, đối với trẻ sinh mổ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để xây dựng hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Nhờ vào các chất đạm, chất béo, lactose và các loại vitamin, sữa mẹ giúp bổ sung một lượng lớn dưỡng chất giúp trẻ sinh mổ khỏe mạnh, chống lại các bệnh viêm nhiễm.

Dưỡng chất HMOs, đặc biệt là 5 HMOs, có trong sữa mẹ còn giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch nhờ vào khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm vi khuẩn có hại. Ngoài ra, nucleotides trong sữa mẹ còn có khả năng phát triển hàng rào niêm mạc và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử. [10] Cuối cùng, sữa mẹ còn chứa men vi sinh Bifidobacterium, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

4. Sinh mổ nên ăn gì?

“Sinh mổ nên ăn gì” là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ sau sinh. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và cung cấp năng lượng là cần thiết cho cơ thể. Hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như khi bạn còn mang thai. Hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, chất sắt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, có thể bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng bổ sung vitamin và sắt sau sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất.

  • Thực phẩm có hàm lượng protein cao: thịt, cá, thịt gà, trứng, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, bưởi, dâu tây, dưa hấu và đu đủ. Đây cũng những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ.
  • Thực phẩm giàu sắt là các loại thịt đỏ [thịt bò, cá hồi], gan, đậu khô, hoa quả khô và ngũ cốc giàu chất sắt.

Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau xanh, trái cây, cà rốt và khoai lang.

Đi bộ sau sinh mổ được các chuyên gia khuyến khích là nên thực hiện để mẹ nhanh phục hồi sức khỏe cũng như mau chóng chấm dứt sản dịch hơn. Thế nhưng, thời gian hợp lý để mẹ đi bộ cũng như vận động nhẹ nhàng là bao lâu? Biết được thời gian chính xác không những giúp mẹ nhanh chóng phục hồi mà lại không nguy hại tới vết mổ sau sinh.

1. Khi nào mẹ mới được đi bộ sau sinh mổ?

Mới sinh xong, bạn có thể cảm thấy như mình không còn bước đi được nữa. Vậy nên bạn hoàn toàn chẳng có chút hào hứng nào khi y tá khuyến khích hãy ngồi dậy và đi loanh quanh trong nhà. Nhưng kể cả khi đó là điều cuối cùng bạn muốn làm đi nữa thì đó cũng là việc đáng làm, cần phải làm. Sau khi ống thông tiểu được rút ra [sau khoảng 12 giờ], bạn có thể dậy khỏi giường để nhúc nhắc đi lại.

Tuy nhiên, nếu bạn phải trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ hoặc ca mổ phức tạp thì cần phải nghỉ ngơi lâu hơn theo hướng dẫn của bác sỹ, để phục hồi năng lượng, tránh nguy hiểm có thể xảy ra do té, ngã, ngất…

Khoảng bao lâu thì mẹ có thể đi bộ sau sinh mổ? Ảnh: Internet

Trước khi xuống giường và bước đi, bạn hãy cố ngọ nguậy, ngồi dậy sớm nhất có thể sau khi sinh, và chắc chắn phải trong vòng 24 giờ. Bạn càng dậy sớm thì càng tốt cho sự lưu thông khí huyết trong cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu. Bạn sẽ được khuyến khích tập các động tác tập đơn giản khi đang nằm trên giường để cải thiện lưu thông máu xuống chân, phòng ngừa cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chân hoặc phổi. Ngoài 1 trong những hoạt động cơ thể luôn được bác sĩ khuyến khích chị em thực hiện sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ, đó là đi lại nhẹ nhàng, thì vẫn có những bài tập vận động sẽ làm cho cơ thể mẹ trở nên săn chắc, dẻo dai hơn.

Hình thức vận động này còn giúp ngăn ngừa việc ứ đọng sản dịch, ngừa đông máu và các biến chứng hậu sản khác. Với chị em sinh mổ, ngay khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn, ngoài việc ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch thì hãy thử tập thêm những bài tập sau đây.

Mẹ được khuyến khích nên đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 24 giờ. Ảnh: Internet

2. Một số bài tập thể dục sau sinh mổ tốt cho mẹ

Ngoài khuyến khích mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 24h sau sinh mổ ra, có 1 số bài tập thể dục sau sinh mổ đơn giản, dễ thực hiện và không quá nặng nhọc mà các mẹ dù sinh thường hay sinh mổ đều có thể thực hiện ngay khi bắt đầu tập luyện thân thể. Cụ thể:

2.1 Bài tập thể dục cho phần xương chậu

Ngoài bài tập Kegel với các cơ bắp vùng sàn chậu giúp ngăn ngừa chứng tiểu són, sa tử cung sau sinh, chị em có thể tập bài tập khác cho vùng xương chậu. Bằng cách nằm quì 2 tay và 2 đầu gối xuống nền nhà, 2 đầu gối dang ra cách nhau 30 cm, sau đó cố nén chặt các cơ mông, nhíu chúng vào phía trong xương chậu, cùng lúc cố tạo phần lưng cong gồ lên như cái bướu.

Giữ yên tư thế này trong vài giây rồi thư giãn, lập lại vài ba lần. Lưu ý là không để phần lưng lõm xuống thấp và phần mông được nhíu cứng chắc để đạt kết quả tốt nhất.

Bài tập thể dục cho phần xương chậu rất tốt. Ảnh: Internet

2.2 Bài tập nghiêng hông

Chỉ cần đứng thẳng, 2 chân dang ra cách nhau chừng 1 mét. Sau đó bạn đặt tay trái lên đùi rồi chầm chậm nghiêng người qua trái. Di chuyển bàn tay trái dọc đùi xuống phía dưới càng nhiều càng tốt nhưng không gắng sức. Giơ bàn tay phải lên cao ngang qua đầu và hít thở sâu. Nín thở 1 chút, sau vừa vươn thẳng người lên vừa thở ra và tập động tác tương tự với phần bên phải bạn.

Trong khi tập, nên cố gắng giữ cho phần xương chậu ngay ngắn giúp căng cơ tốt hơn và bạn phải cảm nhận được sự căng kéo dọc bên hông mình.

2.3 Bài tập thể dục tạo sự rắn chắc vùng bụng

Đây là bài tập khá hiệu quả với những chị em bị chảy xệ ở vòng eo hay eo bị ngấn mỡ sau sinh. Cách tập luyện lại khá đơn giản và bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Đầu tiên là nằm ngửa trên sàn nhà, 2 đầu gối co lại, 2 cánh tay để dọc hai bên thân. Sau đó thở sâu và thở ra trong lúc cố nâng phần đầu lên cao, 2 cánh tay và lòng bàn tay vẫn nằm sát nền nhà. Giữ nguyên vài giây rồi thư giãn, sau đó lặp lại khoảng 10 lần. Khi đã quen với tư thế này, bạn có thể từng bước nâng phần đầu cao hơn để bài tập mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bài tập mang lại sức khỏe và sự thon gọn sau sinh cho mẹ. Ảnh: Internet

2.4 Gập người về trước

Sự vận động các cơ bụng trong bài tập này cũng giúp bạn rất nhiều trong việc mang lại sức khỏe và sự thon gọn sau sinh. Để thực hiện bài tập, bạn đứng với 2 bàn chân song song và cách nhau 30 cm, đưa 2 tay ra sau lưng và nắm 2 tay lại với nhau. Sau đó giữ thẳng lưng, chầm chậm gập người lại về phía trước, giữ 2 chân vững rồi giơ 2 bàn tay lên cao, càng xa đầu càng tốt. Hít sâu vài hơi, sau đó từ từ thẳng người lên và lặp lại động tác cũ.

Tóm lại, việc đi bộ sau sinh mổ là hoàn toàn được khuyến khích. Ngoài việc đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 24h sau sinh mổ ra, mẹ cũng cần tìm hiểu thêm những bài tập khác, để cơ thể nhanh thích ứng và phục hồi nhanh hơn. Nên nhớ, việc cần làm sau sinh của mẹ không phải là nằm 1 chỗ mà cần vận động nhẹ nhàng để sớm phục hồi mà chăm sóc con yêu vừa chào đời.

Video liên quan

Chủ Đề