Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên gần tới con người

Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao?


Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"

Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người".

Đoạn văn tham khảo

Nhà văn vĩ đại nước Nga Macxim Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói đó đã từng khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của sách đối với cuộc sống của con người. Bàn về điều đó, cũng có một câu nói như thế: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người". Sách chính là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại, nơi đây gửi gắm cả nguồn tri thức khổng lồ mà con người có cơ hội tiếp cận và chiếm lĩnh. Đọc sách mang lại những ý nghĩa to lớn với con người. Việc so sánh mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ để tiến đến thế giới con người vô cùng đặc biệt. Nếu nhân loại có cả một hành trình để tiến hóa về thể xác thì suốt cả triệu năm qua việc con người “tiến hóa về ý thức” là một phần công lớn của sách. Sách không chỉ giúp chúng ta hiểu về tự nhiên, xã hội mà quan trọng nhất là hiểu hơn về con người – một sản phẩm kỳ diệu nhất của tạo hóa. Nhờ có sách con người thoát khỏi sự lạc hậu, tối cổ, mở mang đầu óc và phát triển tư duy. Và quan trọng nhất sách giúp chúng ta nhận thức đươc giá trị thực sự của mình, bồi dưỡng tâm hồn và có những cách hành xử sử văn minh và tiến bộ. Những người đọc nhiều sách chưa chắc đã thành công, nhưng những người thành công chắc chắn phải đọc nhiều sách. Vậy sách giúp con người thoát khỏi lớp thú chỉ biết ăn, biết ngủ, … Câu nói thực sự đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của sách đối với sự tiến bộ của loài người. Một lần nữa có thể khẳng định, không có sách con người mãi mãi và vĩnh viễn chìm đắm trong sự hoang dại, mông muội và thiếu nhân văn.

Bài trước: Nghị luận về câu nói: Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn - Hay nhất Bài tiếp: Suy nghĩ về câu nói: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - Hay nhất

Đề  bài: Trình bày suy nghĩ về  câu nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người"Bài làmĐã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi, bị xé, bị vò, đém  đốt, bị  coi thường? Đã bao giờ  bạn cảm thấy như  bị  xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên hủy hoại thứ  tài sản đáng giá nhất của nhân loại – những cuốn  sách?Nếu bạn trả lời là có thì hoàn toàn hợp lý, bởi những hành động trên của một số  người  thật đáng lên án.. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá  sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình của họ  trong cuộc sống. Từ  chối đọc một cuốn sách hoặc đọc sách một cách vội vàng, cẩu thả cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để nâng cao hiểu biết , tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm của bao người đi trước để  lại, để  trở  thành con ­ người ­ đúng nghĩa ,  tức là con người có khả năng tư duy vượt trội¬.Hành động “ngược đãi”, coi thường sách là tự phủ nhận, tự từ bỏ cái quyền được hiểu biết, được trau dồi tri thức của chính mình.Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách  khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con người cũng là một phần của tự nhiên, cũng  đã từng sống man rợ không hơn những loài động vật khác. Nhưng tại sao, hàng triệu năm  sau, con người có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu thống trị thế giới? Lý do của sự khác biệt đó là: Con vật chỉ biết sinh tồn, biết sống theo bản năng, còn con người biết tìm tòi, khám phá, không bao giờ thỏa mãn với tầm hiểu biết của mình.Cái gì giúp cho con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của con người ngày càng vô tận hơn? Trợ  thủ đắc lực của con người trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin, không gì khác, chính là sách. Ta không thể  phủ  nhận, con người có bộ  óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở  thành thứ sinh vật thông minh bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có được gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám  phá những điều mới lạ. Những cái mới lạ ấy lại được ghi lại và tạo nên sách. Chính sách  là người bạn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi  việc sẽ  trở  nên thật đơn giản. Nhờ  sách, ta biết cách để  nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách phòng chống bệnh tật, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại.. Không chỉ đưa ra những kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học,  khoa học… Những hình vẽ  được chạm khắc trên các hang động hay các chữ  viết trên những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babylon tồn  tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời sau, là hình thức sơ khai nhất của sách. Trải qua bao thăng trầm, do điều kiện bảo quản  hay chiến tranh, sách có thể không được lưu giữ thật đầy đủ và có thể thất lạc, mất mát  nhiều. Nhưng, không thể  phủ  nhận công lao của sách trong việc phát triển tri thức của  nhân loại. Rõ ràng, những công trình về số  học, hình học, đại số, giải tích… của người xưa để lại qua sách vở  đã trở thành nền tảng và là tiền đề  cho sự phát triển tri thức của loài người.Bài làm 2Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại ­ một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn học lịch sử của tất cả các dân  tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm, trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất đế  con người tiếp  cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như  Truyền hình, phim  ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về  chất... Các phương tiện nghe nhìn tỏ  ra có nhiều  ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn  át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người  thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên  cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để  có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần  chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là  phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ  sở  hữu ích cho việc  nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những tầng sâu sắc trong toàn bộ  hệ  thống kiến  thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói  quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin,  người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo  của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể  lấy lăng kính “hàn lâm” để  nhìn việc đọc sách của công chúng,  mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta...”. Rõ ràng, khi  nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật,  tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn  thuần.Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học  ở  ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn  kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn bè sẽ  có cảm giác như  mình như  đang  được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn, biết thêm nhiều điều hay. M. Gorki từng nói rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách  khỏi con thú và đến tới gần con người, tới  gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống”. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Video liên quan

Chủ Đề